Top 10 # Xem Nhiều Nhất Chim Bồ Câu Sốt Me Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chim Câu Sốt Nấm Bổ Dưỡng Và Ngon Miệng

Cha ông ta có câu 1 các thắng 9 kê có nghĩa là … một con chim bồ câu còn tốt hơn 9 con gà. Hàm lượng dinh dưỡng cao thịt chim bồ câu có thể kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp người lớn và trẻ nhỏ có tinh thần, bổ sung năng lượng, da mịn, hơn nữa phòng chống lão hóa sớm bạc tóc sớm và thể lực sung mãn … Hiện món chim câu sốt nấm này đang được nhiều lứa tuổi yêu thích và quan tâm tại Nấu Cỗ 29.

Món chim câu khi sốt cùng với nấm theo tỷ lệ nhất định là sự hòa quyện giữa mùi thơm của nấm, thơm của thịt chim câu mà không hề béo. Được nấu cùng hạt sen và các nguyên liệu khác mang lại những trải nghiệm đậm đà từ món ăn, hương thơm lưu luyến từ gia vị. Phải nói đây là món ăn đáng giá và đáng chất nhất trong các loại món ăn được chế biến từ động vật có cánh.

Đặc tính món ăn : Thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình, mặn

Ý nghĩa món chim câu sốt nấm: Thịt chim bồ câu có lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp, đồng thời trong thịt chim bồ câu còn có vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu, do vậy giá trị dinh dưỡng trong thịt chim bồ câu cao hơn thịt gà, cá, thịt bò…

Trong một cuốn sách nổi tiếng Trung Quốc có tên là Bản Thảo Cương Mục có viết: “động vật có cánh thì vô cùng nhiều, nhưng chỉ có chim bồ câu là có thể làm thuốc”. Qua đó có thể thấy thịt chim bồ đã được làm thuốc từ thời xa xưa.

Cách chế biến chi tiết món chim câu sốt nấm

Nguyên liệu

– Chim bồ câu non: 1 con

– Hạt sen khô: 20 g

– Nấm hương: 5 g

– Hành củ tươi: 20 g

– Hành khô: 1 củ

– Gừng: 1 miếng nhỏ

– Rau mùi: 1 mớ nhỏ

– Gia vị: Muối, mì chính, tiêu xay.

Chim bồ câu cắt tiết, trụng vào nước sôi tầm 1 phút và nhổ sạch lông. Mổ bụng lấy phần nội tạng, tốt nhất là bỏ gan để đảm bảo độ thơm của thịt chim câu. Tẩm ướp gia vị: muối, tiêu, mì chính vào bụng chim, xếp hai chân chim vào bụng. Nấm hương ngâm nở bằng nước ấm 20 phút, cắt bỏ chân, cánh nhỏ để nguyên, cánh to cắt đôi.

Hạt sen khô ngâm ( tươi thì không cần ngâm) luộc chín bở, hành củ tươi cắt khúc ngắn 15cm và chần qua. Đặt chim vào liễn, xếp nấm hương, hạt sen, hành của phi thơm lên trên. Cho khoảng một bát nước có gia vị vào 3 thìa nước tương, nửa thìa bột nêm, ½ thìa bột canh và nửa bát con nước nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bắc nồi chim lên bếp và đun nhỏ lửa để thịt chim bồ câu mềm là nhấc xuống bày rau mùi, hành chần và ăn nóng.

Món chim câu sốt nấm cho những bạn là fan của nấm hương thích mùi vị của hạt sen. Món này phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe lý tưởng cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người thể chất yếu, người trong thời gian chữa bệnh cần phục hồi thể lực

Giá Chim Bồ Câu Giống. Các Giống Chim Bồ Câu Thịt &Amp; Bồ Câu Kiểng

Chim bồ câu là món ăn bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng trong đông y được nhiều người yêu thích. Ngày nay, chim bồ câu đang dần trở thành vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bà con các giống chim bồ câu đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam, và chi tiết giá chim bồ câu giống, bồ câu thương phẩm từng loại.

Thịt chim bồ câu là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất, không chỉ thơm ngon mà còn có nhiều công dụng trong đông y. Các giống chim bồ câu lấy thịt được nuôi phổ biến nhất hiện nay gồm có bồ câu Pháp, bồ câu Gà, bồ câu ta.

Giống bồ câu Pháp có xuất xứ từ miền Đông Nam nước Pháp . Đây là giống chím rất dễ nuôi và dễ thích nghi với môi trường. Bồ câu Pháp chuyên nuôi lấy thịt với trọng lượng của mỗi con chim trưởng thành khoảng 0,8 – 1,2kg. Mỗi năm chúng có thể đẻ từ 8 – 9 lứa với tỉ lệ nuôi sống trên 95%, trọng lượng mỗi con ra ràng trung bình đạt từ 500 – 600gr. Ở nước ta, giống chim bồ câu Pháp được nuôi nhiều trong các trang trại ở miền Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương…

Giá chim bồ câu Pháp trên thị trường hiện nay ở mức khá cao. Cụ thể như sau:

Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 60,000 – 75,000/con

Chim giống 2- 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000/cặp

Chim giống trên 6 tháng tuổi: 400,000 – 500,000/cặp

Như tên gọi, đây là giống chim bồ câu thương phẩm được đánh giá khá cao vì kích thước lớn và có giá trị kinh tế cao. Mỗi con bồ câu gà khi xuất bán có thể nặng từ 6 – 9 lạng. Mô hình nuôi chim bồ câu gà hiệu quả nhất là nhốt chuồng. Người ta hiếm khi thả giống chim này ngoài tự nhiên do kích thước to lớn, chậm chạp nên dễ bị săn trộm.

Do giá trị thương phẩm cao nên giá chim bồ câu gà giống cũng khá cao, cụ thể như sau:

Chim giống (đã sinh sản): 1,5 – 2 triệu / cặp tùy trọng lượng.

Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 200 – 300 ngàn/con

Chim bồ câu ta là loài bồ câu thuần Việt. Bồ câu ta có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn các loại chim bồ câu thịt khác. Tuy nhiên, giống như thịt gà ta thì thịt bồ câu ta có vị ngọt và săn chắc đặc trưng nên được nhiều người tiêu dùng yêu thích.

Do thịt săn chắc, thơm ngon nên giá chim bồ câu ta cũng đắt hơn các giống khác (nếu xét theo giá / kg). Cụ thể:

Chim giống 2 – 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000 / cặp.

Chim giống 6 tháng tuổi: 300,000 – 350,000/ cặp.

Chim thịt ra ràng: 80,000 – 100,000/con

Có thể nói chim bồ câu là loài chim mang nhiều ý nghĩa biểu tượng cao quý nhất. Trong tôn giáo bồ câu tượng trưng cho thần thánh, mang đến sự ấm no, hạnh phúc. Trong thời loạn, những chú chim bồ câu tung bay trên bầu trời là biểu tượng cho niềm tin, niềm hi vọng hòa bình.

1. Bồ câu Ai Cập

Bồ câu Ai Cập hay còn gọi là bồ câu “thần tốc” vì ngoại hình gần giống như chim Ó và tốc độ bay rất nhanh. Lông của chim bồ câu Ai Cập không đồng màu thường pha trộn giữa đen và trắng và nâu và trắng. Chim bồ câu Ai Cập được xem là một trong những loài chim bồ câu thông minh nhất, được sử dụng để làm “người đưa thư” trong thời kỳ cổ đại.

Ngày nay, bồ câu Ai Cập ít được nuôi vì giống hiếm và đắt. Loài này chủ yếu được nuôi để tham gia các cuộc đua

Chim giống: Giá không ổn định, khoảng 2 triệu – 3 triệu/cặp

Chim cảnh: 600 – 900 ngàn/con

2. Bồ câu vảy cá

Đây là giống chim bồ câu được nhiều dân chơi bồ câu kiểng đặc biệt yêu thích vì màu lông đặc biệt của chúng. Bồ câu vảy cá có lông đầu màu trắng, lông ở cánh có nhiều màu như vàng, xám, hồng xếp tầng như vảy cá lấp lánh nhìn rất đẹp mắt.

Chim giống: 1 triệu /cặp

Chim cảnh: 200,000 – 400,000/con. Đặc biệt có những cặp chim đẹp thì mức giá lên đến hàng triệu đồng.

3. Bồ câu Nicoba

Đây là loại chim kiểng quí được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Bồ câu Nicoba được đặc biệt yêu thích với bộ lông gần giống như lông công, dài và mượt. Chim bồ câu Nicoba mặc dù là giống thuần chủng Việt Nam nhưng lại khó nuôi hơn các giống chim bồ câu kiểng khác. Vì vậy, việc sở hữu nó cũng trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn nhiều.

Việc ấp nở bồ câu Nicoba trong môi trường nhân tạo rất khó khăn và có rất ít đơn vị thử nghiệm. Do đó, chủ yếu trên thị trường chỉ bán chim cảnh với mức giá rất cao, có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Ngoài ra, bồ câu sư tử, bồ câu xòe, bồ câu thiên nga cũng là những loài chim bồ câu kiểng được nhiều người yêu thích, lựa chọn. Đặc biệt là bồ câu sư tử với mức giá cho chim nuôi cảnh thường khoảng 2 triệu đồng/cặp.

Tiềm năng kinh tế từ nuôi chim bồ câu

Chim bồ câu vừa dễ nuôi, dễ chăm sóc vừa ít bệnh tật, tốn ít vốn lại có giá thành cao, nhu cầu thị trường lớn hứa hẹn sẽ là mô hình kinh tế mới mang lại thu nhập lớn cho bà con. Với những giới thiệu sơ lược về các giống chim bồ câu, mong rằng các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về loài chim quí này. Qua đó, tích lũy thêm cho mình những hiểu biết về những giống chim bồ câu.

Chim Bồ Câu Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chim Bồ Câu. Giá Thức Ăn Chim Bồ Câu

Bồ câu thích ăn ngũ cốc (các loại hạt như lúa, ngô, các loại đậu, gạo, cao lương, bo bo, kê…) nên các loại thức ăn thường được dùng trong mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm gồm

Thức ăn chính: Hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn cơ sở. Khi chọn lúa, ngô cho bồ câu, bà con cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc, mối mọt để bồ câu không bị bệnh.

Thức ăn phụ là các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành). Sẽ rất tốt nếu bà con rang hạt trước khi cho chim ăn và kiểm soát lượng thức ăn là các loại đậu do các hạt này chứa hàm lượng chất béo cao.

Sạn sỏi nhỏ: Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho bồ câu nhưng các sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của bồ câu. Sạn sỏi thường được trộn chung với muối và khoáng Premix để cho chim ăn.

Bên cạnh đó, một số loại thức ăn chuyên biệt có thể được kết hợp bổ sung vào khẩu phần ăn cho chim như cám con cò, bột ngũ cốc, hạt kê hoặc hạt cao lương và gạo lức nhằm cung cấp năng lượng cho chim vào các giai đoạn nền tảng như ra ràng hoặc nuôi con.

Tùy theo khí hậu, mùa và giai đoạn phát triển mà người nuôi nên đúc kết kinh nghiệm phối trộn thức ăn cho chim bồ câu mà mình nuôi để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ví dụ:

Về thức ăn chính: có thể cho ăn thức ăn dùng nguyên liệu thô theo công thức 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo/thóc (chim sinh sản); 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo/thóc (chim ra ràng) hoặc cho ăn thức ăn dùng nguyên liệu tinh theo công thức 50% cám viên, 50% ngô (chim sinh sản); 35% cám và 65% ngô (chim ra ràng)

Về thức ăn bổ sung: bổ sung 80 – 85% khoáng Premix, NaCl 5%, sạn sỏi nhỏ 10-15%.

Khi chim ấp trứng: 105g thức ăn/cặp/ngày

Khi chim nuôi con: 125g thức ăn/cặp/ngày

Chim non ra ràng: 40g thức ăn/con/ngày

Chim bồ câu sinh sản: 42-43kg /cặp/năm

Chim bồ câu thịt: 45-50kg /cặp/năm

Thức ăn cần được cung cấp đều đặn 2 lần/ngày cho chim (vào khoảng 7h sáng và 2h chiều). Cùng với đó, bà con lưu ý bổ sung 70ml nước sạch/ chim bồ câu/ngày.

Các trang trại lớn hiện nay tính toán chi phí thức ăn cho chim ở từng giai đoạn dựa trên giá trung bình của các loại thức ăn cho chim là khoảng 7000 – 8000 đồng /kg. Cụ thể như sau:

Chim ra ràng: 2.5kg x 7000 đồng = 17.500 đồng/ chim/ tháng

Chim sinh sản: 43kg x 7000 đồng = 301.000 đồng/ cặp/ năm

Chim thịt: 45kg x 7000 đồng = 315.000 đồng/ cặp/ năm

Cơn Sốt Săn Chim Cảnh: Lợi Nhuận Bất Thường

Mỗi ngày ở địa bàn Nghệ An có hàng chục ngàn con chim bị bắt. Cũng từ đây nhiều lái chim tạo lập đường dây buôn bán chim cảnh xuyên tỉnh.

Lợi nhuận bất thường

Tại phiên chợ Dinh, xã Hoa Thành (Yên Thành) Nghệ An, cảnh mua bán chim hoang dã khá sôi động. Chim được nhốt trong lồng, xếp thành hàng dài dằng dặc, tiếng người mua, kẻ bán ồn ào cộng với tiếng hót, tiếng kêu của hàng chục loài chim tạo nên mớ âm thanh hỗn độn, huyên náo cả một vùng. Người nào bán ít cũng có 5 – 7 lồng chim. Chủng loại thì đủ cả, từ chích choè lửa, sáo, chào mào, khướu bạc má, sơn ca, hoạ mi, vành khuyên, trà mi, cho tới chim cắt, cú mèo, diều hâu…

Anh Hiên – một người bán chim quê xã Đồng Thành vừa bán cho khách đôi hoạ mi với giá 7,5 triệu đồng cho hay: Chim ở đây chủ yếu là được săn bắt từ vùng núi ở các huyện miền tây Nghệ An. Giá cả thì vô cùng: Vành khuyên 100.000 đồng/con, chào mào từ 500.000 – 5 triệu đồng/con; hoạ mi, sơn ca lông óng mượt có giá từ 200.000- 500.000 đồng/con… ” Mỗi phiên chợ trung bình có khoảng vài ngàn con chim các loại được mua, bán” – anh Hiên cho biết.

Tiếp tục xuôi các chợ ở vùng bắc Nghệ An như Diễn Châu, Đô Lương, Quỳnh Lưu, chúng tôi thấy việc buôn bán chim cũng sôi động không kém. Thậm chí hàng trăm lồng chim hoang dã được công khai bày bán trên Quốc lộ 1A. Ngay tại trung tâm TP.Vinh, nhiều chợ chim, quầy hàng bán chim hoang dã tự phát mọc lên như nấm sau mưa.

Cũng từ đây, nhiều lái chim đã xuất hiện với những khoản lợi nhuận trị giá bạc tỷ… Thành – một đại gia mới phất từ nghề buôn bán chim cảnh ở thị trấn Nghĩa Đàn khoe, chỉ hơn một tháng trở lại nay anh ta đã có lãi hơn 500 triệu đồng từ buôn bán chim.

Thành tâm sự: “Đối với những người đam mê thì chim cảnh không có giá nên nhiều lúc lại vô tình thu lợi cả trăm triệu đồng. Một con chim bán trao tay có thể chênh lệch 1 triệu đến hàng chục triệu đồng là chuyện thường. Mới cách đây mấy ngày, tôi mua con chào mào bạch tạng 10 triệu đồng, nhưng chỉ sau đó có tay chơi chim ở Hạ Nội mua với giá 200 triệu đồng”.

Hiện nay, không riêng gì Thành mà mỗi huyện ở Nghệ An cũng có từ 20 -30 lái chim, họ đều giàu nhanh một cách trông thấy. Ngoài hàng trăm lái chim, thì ở Nghệ An cũng nổi lên nhiều đại gia chơi chim cảnh sở hữu hàng trăm con chim quý trong nhà, có giá trị hàng chục tỷ đồng.

Những đại gia này mua những chú chim quý về chăm sóc và huấn luyện nhưng ai mua được giá vẫn bán. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Gia, một đại gia chơi chim cảnh ở chúng tôi thì công việc nuôi chim cảnh cũng lắm công phu và tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức.

Chẳng hạn như việc tắm chim cảnh, phải tập cho chim tự tắm trong lồng nước để tránh lông chim bị hư hỏng, làm chim sợ hãi, mất giọng hót. Còn việc ăn uống cũng phải cực kỳ công phu. Ngoài việc bắt dế, cào cào, châu chấu, thì đồ ăn khô phải được chế biến từ trứng gà, bột nhộng tằm kèm theo nhân sâm xay bột sấy khô. “Chim ốm là chúng tôi lo hơn người ốm, nếu sơ sẩy nó chết thì mất đứt số tiền lớn” – ông Gia nói.

Ăn theo thú chơi chim, việc sản xuất lồng chim ở địa bàn Nghệ An cũng rất nhộn nhịp. Anh Ba – chủ một cửa hàng bán lồng chim ở gần chợ Vinh hồ hởi cho biết: ” Mỗi ngày tôi cũng bán khoảng 50 – 100 lồng chim các loại”.

Hiểm hoạ khôn lường

Với kiểu săn bắt chim như hiện nay, thì chẳng mấy chốc các làng quê sẽ vắng bóng chim. Khi loài chim bị cạn kiệt, nạn sâu bọ, cào cào châu chấu sẽ bành trướng phá hoại cây trồng. Huỷ diệt môi sinh đồng nghĩa với việc huỷ diệt môi trường sống, làm mất cân bằng sinh thái… Một hiểm hoạ nữa là hiện nay thực trạng mua bán, vận chuyển chim cảnh diễn ra tràn lan ở hầu khắp các địa phương mà không có một hình thức kiểm dịch nào của cơ quan thú y. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virus H5N1 từ loài chim sang các loài động vật khác rất dễ xảy ra.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia về y tế những virus cúm này lan truyền bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư, khi đó chúng là những chủng H5N1 không gây chết người. Tuy nhiên, những chủng virus này có thể bị đột biến và trở thành chủng cúm gia cầm có độc tính cao gây chết người.

Hiện nay thực trạng săn bắt, buôn bán, vận chuyển chim cảnh đang gia tăng từng giờ, từng phút diễn ra trên địa bàn Nghệ An nhưng nghịch lý là các ngành chức năng vẫn không hề lên tiếng. Thiết nghĩ các ngành chức năng của Nghệ An cần có các biện pháp “mạnh tay” đối với hành vi săn bắt chim để loài chim thoát khỏi thảm họa hủy diệt của con người và tránh những hệ lụy cho chính con người.