Top 8 # Xem Nhiều Nhất Chim Cảnh Hà Tĩnh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Thú Chơi Chim Ở Tp Hà Tĩnh

Nghề chơi cũng lắm công phu

Chào mào Hồng y giáo chủ (Cardinalis cardinalis) – một trong 10 loại chim đẹp nhất hành tinh. Ảnh: Scienceray.com

Như thường lệ vào mỗi buổi sáng thứ 7 tại quán Cà phê Chim cảnh Khánh Linh trên đường Cao Thắng- TP. Hà Tĩnh lại diễn ra hội dợt chim. Tại đây tất cả những người chơi chim trên địa bàn thành phố và các vùng phụ cận lại tập trung mang chim đến đây để tập dợt cho những chú chim của mình hót hay hơn, căng hơn và tập được nhiều giọng hơn. Có dịp ghé vào đây ngồi nhâm nhi ly cà fê chúng ta sẽ được nghe hàng trăm chú chim với đủ các loại khác nhau như chào mào, chích choè, hoạ mi, vành khuyên… cùng nhau “đua” tiếng hót. Với những người có thâm niên trong nghề chơi chim thì họ sẽ phân biệt được giọng hót của từng chú chim. Còn đối với những người vừa mới tập tễnh bước vào trò chơi tao nhã này thì ít ra khi nghe tiếng chim hót cũng thấy vui tai và thích thú.

Anh Nguyễn Tân Lý là chủ quán cà phê Chim cảnh Khánh Linh và cũng là một “cao thủ” chơi chim “có số má” ở Hà Tĩnh. Hiện anh đang sở hữu một dàn chim đủ loại cộng với những chiếc lồng chim có tổng trị giá hơn vài trăm triệu đồng. Theo anh Lý, ở thành phố Hà Tĩnh, hiện người chơi chim lên tới con số hàng trăm người. Người chơi ít nhất cũng sở hữu đôi ba con, vừa vừa cũng dăm bảy lồng, còn nhiều thì phải là hàng chục con. Các loại chim được ưa thích nhất là chào mào, chích choè than, chích choè lửa, hoạ mi, vành khuyên, khướu, cu…Cũng là một người say mê chim, tôi thường hay la cà tại các tụ điểm mua bán chim, vì thế tôi đã gặp Cường, một tay chơi chim có thâm niên tại thành phố Hà Tĩnh, mà giới chơi chim gắn cho cái tên nghe qua đủ biết là sành chim đó là Cường chim. Tuy là một cán bộ công tác tại Ban QL chợ thành phố Hà Tĩnh, nhưng phần lớn thời gian rảnh Cường đều dành cho chim. Hiện bộ sưu tập chim của Cường có đến dăm chục con đủ loại. Cường chim cho biết: Việc mua được cho mình một chú chim bổi (chim vưa mới bẫy về) như chào mào, chích chòe hay vành khuyên thì rẻ thôi, chỉ mất vài trăm ngàn đồng nhưng để luyện chim hay, đấu tốt, đặc biệt là có “số má” trong làng chim cảnh thì người chơi không chỉ cần có nhiều kinh nghiệm mà còn phải mất không ít thời gian chăm bẵm, tập luyện rất công phu. Để có một chú chim hay đúng nghĩa theo Cường thì phải hội đủ 4 tiêu chí sau đây: Thanh, Sắc, Bộ, Bền. Thanh có nghĩa là dọng hót; Bộ là điệu bộ khi mà đứng hót nó nhảy múa, bật cầu, vẩy đuôi…; Bền là có sức chơi từ đầu đến cuối; Sắc là đẹp hài hòa.

Công đoạn chọn chim phải cực kỳ tỷ mẩn. Chẳng hạn, để chọn được một chú chim Vành khuyên phải là những chú khuyên có đầu to, trán rộng, mỏ vàng, hàm sâu, lông óng… Vì đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều. Chọn chim, mới chỉ là công đoạn đầu. Tiếp theo là công đoạn chăm sóc và tập luyện, mỗi người có một bí kíp riêng. Công đoạn chăm sóc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ từ việc chọn thức ăn, bổ sung các dưỡng chất để tăng sức đề kháng, cũng như chế độ tắm đặc biệt. Cường chim cho biết thêm đối với chim Vành khuyên chế độ chăm sóc hết sức công phu và cẩn thận nếu không chúng sẽ xuống rất nhanh, không bao giờ cất tiếng líu.

Cặp chào mào chọi đang chuẩn bị cuộc chiến

Đối với thức ăn cho chim vành khuyên phải làm hết sức cầu kỳ mà Cường chim tiết lộ: Đậu xanh đãi vỏ, đồ chín, nghiền mịn, lòng đỏ trứng gà, nhộng tằm, mật ong trộn đều cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và cho vào lò vi sóng quay khoảng 15 phút khi đã quay chín đem ra tiếp tục cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ rồi sấy khô và cất vào tủ lạnh cho chim ăn dần. Ngoài thức ăn này ra phải thường xuyên cho khuyên ăn hoa quả để chim mượt lông và nhanh nhẹn, siêng líu. Còn đối với các loại chim khác như họa mi, chào mào, chích chòe thì đơn giản hơn: Chỉ cần mua thức ăn đã được làm sẵn bán tại các điểm bán chim cho chúng ăn là được. Thời điểm chim thay lông là lúc chúng xuống sức nhất vì thế cần phải tăng cường chất đạm cho chúng. Đối với chim họa mi thì chúng ta có thể cho thêm lòng đỏ trứng gà, tôm đất xay nhuyễn trộn vào thức ăn đã có sẵn và sấy qua lò vi sóng cho thức ăn chín là được. Còn đối với chào mào thì cho ăn thêm cào cào, hoa quả chín, chích chòe thì cho ăn thêm sâu quy…Riêng đối với họa mi và chào mào thì tuyệt đối không nên cho ăn sâu quy nếu cho chúng ăn sâu quy thì sẽ bị quăn lông trông chim rất xấu. Cũng theo Cường chim thì trong quá trình nuôi chim người nuôi cần phải chú ý thay nước, thức ăn thường xuyên tránh để tình trạng thức ăn quá lâu sẽ dẫn đến thức ăn bị mốc, chim ăn sẽ bị tiêu chảy. Nước uống cũng vậy, nếu để quá lâu nước sẽ bị chua do chim làm rơi thức ăn vào nước gây tiêu chảy và dẫn đến chim chết. Việc treo chim cũng phải thật để ý, nếu treo chim ở chỗ ánh sáng quá nhiều và lâu thì chim dễ bị mù.

Tắm cho chim cũng là một công đoạn hết sức quan trọng không thể thiếu đối với người nuôi chim. Theo Cường chim thì bất kể mưa hay nắng đều phải tắm cho chim 2 ngày một lần, không những sau khi tắm chim sẽ mượt lông, loại bỏ ký sinh trùng trên mình mà trong khi cho chim tắm chúng ta có thời gian để vệ sinh lồng sạch sẽ, bổ sung thêm thức ăn, nước uống cho chúng. Ngoài ra muốn cho chú chim của mình nuôi mau dạn (quen) và mến chủ ngoài việc chăm sóc hàng ngày thì phải cho nó tắm thường xuyên thì nó mới nhanh quen người. Chuồng tắm cho chim cũng phải được chia thành nhiều loại, mỗi loại chim chỉ thích tắm một chuồng quen thuộc nếu cho nó vào chuồng lạ thì nó sẽ không chịu tắm.

Chim “độc”, chuồng “độc”

Chiếc lồng chim này có giá 25 triệu đồng

Thông thường, các hội chim đều có những cuộc thi cho riêng mình. Những cuộc thi chim thu hút đông đảo người chơi chim tham dự và các chú chim đoạt giải sẽ được định giá rất cao. Anh Nguyễn Tân Lý cho biết, chú họa mi Hương Sơn của anh Hoàng Văn Hổ (thị trấn Đức Thọ), hiện đã được định giá 35 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi chọi chim đến nay trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa có đối thủ.

Nhưng chỉ chơi những loại chim thông thường như vừa kể, thì chưa đủ. Gần đây, giới mê chim cảnh Hà Tĩnh còn săn lùng những chú chim “độc”, lạ và đặc biệt là giá trị của mỗi con lên đến hàng chục triệu đồng. Ở Hà Tĩnh, người đam mêm chim cảnh không thể không kể tới anh S. Gần chục năm nay, anh đã bổ sung vào bộ sưu tập chim cảnh độc đáo của mình dàn chim chào mào từ bông, đốm, màu sôcôla đến hoàng, bạch, hay chỉ trắng phần đầu…có giá đến hàng trăm triệu đồng. Tiếp đến là bộ sưu tập Khuyên (hoàng khuyên có lông màu vàng), chào mào xanh, họa mi chiến của anh Võ Văn Sinh, thị trấn Đức Thọ; dàn chào mào chọi của anh T. thành phố Hà Tĩnh tạo ra một thú chơi chim cảnh “độc”, “không đụng hàng” ở Hà Tĩnh, rất phong phú, đa dạng.

Quay lại câu chuyện mà Cường chim kể với chúng tôi, anh bảo rằng, người chơi chim cảnh không chỉ “ganh” nhau trong mỗi cuộc thi, xem chú chim nào líu hay, líu khỏe mà họ còn ganh nhau trong việc “độ” lồng son cho những chú chim quý của mình. Giá cả các loại lồng phụ thuộc vào độ tinh xảo trong cách xử lý chất liệu chế tạo lồng. Lồng đục chạm càng cầu kỳ giá càng cao. Nếu thêm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng, xương để thay một số hay toàn bộ tre trúc thì giá càng đắt. Ngay như những chiếc lồng được làm bằng tre già, có chạm trổ tinh tế cũng ở mức từ 25 triệu tới cả trăm triệu đồng/chiếc.

4 chiếc lồng có giá hơn 100 triệu đồng

Hiện ở thành phố Hà Tĩnh chỉ có anh Lý chủ quán cà phê chim Khánh Linh là có cặp lồng Tàu bằng tre ngà chạm trổ hết sức cầu kỳ tinh xảo trị giá 50 triệu đồng, ngoài ra Lý còn sở hữu vài chục chiếc lồng khuyên, họa mi, chào mào có giá từ 5-10 triệu đồng. Theo anh Lý thì: “Con chim quý phải ở lồng son”. Mặc dù con chim đẹp, giọng hót hay không phụ thuộc vào chiếc lồng nhưng dẫu sao chiếc lồng đẹp thì sẽ tôn chú chim lên rất nhiều.

Ngoài việc chọn chơi chim đẹp, hót hay, lồng đỉnh, giới chơi chim Hà Tĩnh còn đầu tư tiền triệu cho những phụ kiện đi kèm như cống đựng thức ăn, nước uống cho chim. Có những bộ cống có giá gần chục triệu đồng như những bộ cống được làm bằng ngà voi, đồi mồi, xương, sừng, gỗ quý… còn đối với các loại cống bình dân được làm từ sứ, thủy tinh, nhựa có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.

Đức Thiện

Báo Hà Tĩnh

Hội Chào Mào Nghệ An Và Hà Tĩnh

Hội Chào Mào Nghệ An và Hà Tĩnh

[10/02/19] Có e mũ dê hầu bò, ae ai kết ko😃

[01/07/15] cần bán e chào mào bổi già sơn tịnh quãng ngãi, dduocjw3 tháng lồng, tuongs tá đẹp, giọng to. ai thích liên hệ đến xem chim 0935298098

[01/03/15] can ban 2 em chim cheo lua luon long gia 2trieu500

[12/24/14] Những thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chào mào

Chào anh em

Để anh em mới có thể hiểu được các từ ngữ hay thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chào mào,giúp cho anh em mới bắt đầu chơi chim chào mào đọc các bài viết dễ hiểu hơn.Biết chim bổi là gì,chim má trắng,chim bạch tạng…Những thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chào mào :

_Chào mào má trắng ,chim chuyền: Là chào mào con mới ra tổ,đã đủ lông và cánh để tự bay đi kiếm ăn,chim này chưa ra tách ( má ) đỏ,chỉ có màu trắng.

_Chào mào má đỏ : Chào mào đã ra tách đỏ,từ này thì dùng chung nhiều,cứ con nào có tách đỏ thì gọi là má đỏ.

_Chào mào má lỡ : Đây là chào mào má trắng vừa mới lên tách đỏ,những con này còn non gần được một mùa ngoài thiên nhiên.Nên người ta thường nói cần bán chào mào má lỡ là như vậy đó.Để nói chú chim mới bẫy được đang trong giai đoạn từ má trắng ra má đỏ.

_Chào mào bổi,chào mào mộc : từ này dùng chung để nói chào mào đã ra đầy đủ lông,tách đỏ và sống ngoài thiên nhiên trên một mùa.Người ta thường dùng từ này để phân biệt với chào mào con,chào mào má trắng,chào mào má lở.

_Chào mào bổi già : dùng để chỉ những chú chào mào sống ngoài thiên nhiên từ 3 mùa trở lên.

_Chào mào bẫy đấu : Thường anh em vào vào các trang mua bán người ta hay nói,cần bán chào mào bẫy đấu,gốc…Là dùng để nói chú chim này được bẫy đấu bằng cách dùng chim mồi chứ không phải bẫy lưới,bẫy keo,bẫy điện.

_Chào mào thuần,chào mào thuộc : Để nói những chú chim bổi đã được con người thuần hóa.Gặp người ít bay nhảy hơn.

_Chào mào hót chuyện : Là chào mào hót giọng nhỏ trong miệng,cứ líu ríu không phát ra tiếng to,luyến láy trong cổ họng.Thường những chú chim con học được giong thường tập hót chuyện trước rồi mới hót thật sự.

_Chào mào căng lửa : Để nói đến chú chào mào đang trong thời kỳ sung mãn nhất,hót thường xuyên,gặp chim khác là hót đấu.

_Chào mào ché ,chét: Lúc chim sung mãn dẫn thường phát ra tiếng này để nạt nộ,thị uy những con khác.Đây không phải là hót.Ví dụ chim đang đấu,hót tự nhiên trong miệng phát ra âm ché…ché….ché…ché…Tùy con mà giọng ché dài hay ngắn.

_Chào mào mí đỏ ,mí lửa : chào mào phía trên mắt bình thường có màu đen,chào mào mí đỏ thì phía trên mắt có màu đỏ.Anh em nhìn tấm hình bên dưới sẽ thấy mí màu đỏ.

Chào mào bông Chào mào bông – Mí đỏ _Chào mào bông,chào mào mơ : Có nhiều loại,chim có lông trắng mọc khắp trên người,có con thì mọc trên đầu,có con mọc trên lưng,trên cổ,có con thì mọc khắp nơi trên cơ thể.Chào mào bông có loại mỏ hồng,chân hồng,mắt hồng.Cũng có con mỏ hồng,chân đen,mắt đen và ngược lại.Và đây là loại chim quý hiếm được anh em săn tìm rất nhiều có giá từ 5 triệu đến 200 triệu.Như ảnh phía trên là chào mào bông đầu, mí đỏ,mắt đen,chân đen,mỏ đen.

_Chào mào bạch tạng : Đây là loại chim đột biến gien,có lông trên người trắng hết,và thường có mỏ hồng,chân hồng,mắt hồng,mí lửa.Giá của em nó cũng khoảng 100 đến 300 triệu.

_Chào mào ngũ đoản,chào mào ngũ trường : chào mào ngũ đoản gồm có 5 đoạn ngắn : mào ngắn,mỏ ngắn,chân ngắn,mình ngắn,đuôi ngắn.Còn chào mào ngũ trường thì ngược lại là 5 đoạn đều dài.Đây cũng là loại chim hiếm trong tự nhiên.

_Chào mào An Lão, chào mào Sông Kôn,chào mào Cam Ly,chào mào A Lưới : Đây là thuật ngữ dùng để chỉ xuất xứ vùng miền của chú chim.Như chào mào An Lão thuộc huyện An Lão tỉnh Bình Định,hay chào mào A Lưới thuộc huyện A Lưới của Huế.

_Chào mào vảy cá : Dùng để chỉ những chú chào mào có lông mình giống như vảy của con cá.

_Chào mào cánh gián : hay còn gọi là chào mào cánh trắng.Đây là loại chào mào có 1,2 sợi lông cánh trắng hai bên cánh.

_Chào mào đi thi : người ta bán chim thường mô tả chú chim của mình chơi giàn,chơi cội 2 tiếng trở lên.Những từ này dùng để nói những chú chim mang đi chơi với các con khác ở cội chim,địa điểm dợt chim thường chơi từ 2h trở lên không nghỉ.

_Chào mào Ốc tiêu,quạt ba tiêu,chào mào hôi nách,chào mào babi lắc : Đây là những từ mà chủ nhân của chú chim đặt cho.Kiểu như chào mào hôi nách là nó chơi cứ giang cánh hoài không chịu khép lại ( gọi là hôi nách).

_Chào mào đuôi tôm,chào mào xòe cánh bướm : Có lẽ anh em cũng dễ hình dung ra,chào mào đuôi tôm tức là nó cụp lại giống như đuôi con tôm,chào mào xòe cánh bướm là lúc xòe cánh ra giống như con bướm.Chào mào chơi cánh,sàn đấu để nói chim chơi siêng dùng cánh và sàn cầu,chạy cầu.

_Chào mào xổ bọng,đổ bọng,sổ bọng : Để nói lúc chào mào hót ra giọng từ 4 – 7 âm như wiu wu wiu quýt wìu,hay là giọng khác,nói chung là xổ bọng.

_Chào mào lộn mèo,lộn cầu,ngoái,bu lông : Để nói các tật của chào mào,chào mào lộn mèo là chim nhảy từ cầu dưới lên chưa tới nóc lồng rồi lộn 1 vòng xuống cầu lại ( kiểu như chim sơn ca ),chim bu lồng,ngoái lộn có lẽ anh em đã biết chim chơi hay bu lồng,ngoái cổ.

Ngoài ra còn có chào mào múa,chào mào bơi để nói lúc chào mào múa cánh để gọi mái.Chào mào hót giọng người để chỉ những chú chim học theo tiếng huýt sáo của con người như huýt hù hiu…

Đó là thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chim chào mào,và cũng còn nhiều thuật ngữ khác do anh em đặt ra,hi vọng sẽ giúp anh em hiểu thêm chút ít.Thân chúc anh em sức khỏe.

Thanh Niên Đầu Tư Xây Dựng Mô Hình Nuôi Chim Yến Đầu Tiên Tại Hà Tĩnh

Chim yến vốn chỉ có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc những hang, động ven biển. Thế nhưng, ở Hà Tĩnh, một thanh niên đã mạnh dạn đầu tư gần 1,5 tỷ đồng làm nhà nuôi chim yến trên núi và đang dụ thành công hàng nghìn con chim yến về sinh sống.

Đó là mô hình nuôi chim yến tại xã Nam Hương (Thạch Hà) của anh Nguyễn Văn Đồng (SN 1986). Tận mắt chứng kiến ngôi nhà 2 tầng với quy mô sàn hơn 300m 2 được xây dựng giữa đồng, với những bức tường 2 lớp, cửa ra vào bịt kín. Trên mái nhà, từng đàn yến chao lượn, vào, ra.

Anh Đồng chia sẻ: “Năm 2009, anh tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp TP. HCM và trở về quê hương lập nghiệp. Sau những năm đầu công việc không thuận lợi, anh nghĩ đến việc khởi nghiệp từ nông nghiệp, vận dụng những kiến thức được học để làm giàu. Đi khảo sát, học hỏi nhiều nơi, anh thấy mô hình nuôi chim yến ở các địa phương khác phát triển, cho thu nhập lớn nên nảy sinh ý tưởng nuôi chim yến tại Hà Tĩnh.

“Năm 2018, sau khi đi xem mô hình ở các tỉnh phía nam, tôi thuê chuyên gia về khảo sát vùng yến tại khu vực vùng núi huyện Thạch Hà, kết quả cho thấy chim yến xuất hiện khá nhiều nên mạnh dạn đầu tư kinh phí làm nhà dẫn dụ yến về ở. Để cách âm, cách nhiệt tốt, nhà phải xây dựng 2 lớp tường, ngoài ra là chi phí công nghệ, thanh gỗ làm tổ, công nghệ dẫn dụ … May rằng, mô hình được Trung tâm chuyển giao KHKT&BVCTVN huyện Thạch Hà hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật nuôi.” Anh Đồng nhớ lại.

Anh kể tiếp, mặc dù trước đây, chim yến thường chỉ sinh sống ở các đảo hoặc vùng ven biển nhưng thực tế yến đi kiếm ăn trên địa bàn khá rộng. “Đất lành chim đậu”, Nam Hương là địa phương có nhiều đồi núi và khe suối nên có hệ sinh thái phong phú, trong lành, thu hút nhiều yến về kiếm ăn. Theo một số kinh nghiệm cho thấy, vùng núi cũng có nhiều loại côn trùng – là thức ăn cho chim – nhiều và tốt hơn vùng biển. Đây có thể cũng là nguyên nhân khiến chim yến về đây sinh sống nhiều.

Đến nay, sau hơn 8 tháng hoàn thành xây dựng, đã có khoảng hơn 1.000 con chim yến về đây làm tổ, sinh sản.

“Tuy nhiên, ở năm đầu, tôi chưa thu hoạch mà tạo không gian tự nhiên tiếp tục dẫn dụ chim yến. Bởi với 300m 2 sàn, nhà nuôi hiện tại có thể làm chỗ cho 10.000 con yến sinh sống. Đến khoảng giữa năm 2020, tôi mới bắt đầu thu hoạch, dự kiến mỗi tháng cho sản lượng từ 3 – 5 kg, giá thành tổ yến thô hiện nay khoảng 25 triệu đồng/kg. Nếu thuận lợi, doanh thu hàng tháng sẽ có thể lên đến gần trăm triệu đồng – anh Đồng tính toán.

Anh Đồng cũng cho biết thêm: “Nghề nuôi yến cũng gặp không ít khó khăn, dù không phải chăm sóc nhưng để chim sinh sản, làm tổ đòi hỏi những quy trình nghiêm ngặt, đặc biệt trong việc khử mùi, tạo độ ẩm trong nhà. Mỗi lần người vào thu hoạch hay thăm nom đều phải xử lý, bởi phát hiện có mùi lạ chim yến sẽ bỏ đi. Nghề nuôi yến cũng cần phải có kiến thức, hiểu tập tính của giống yến cũng như cách phòng thiên địch, bảo vệ đàn yến…

Song, nuôi yến dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng bù lại không tốn tiền mua con giống hay thức ăn; môi trường tự nhiên trong lành nên dễ phát triển. Mặt khác, các địa phương lân cận như Nghệ An, Thanh Hóa hay Hải Phòng… đã có những mô hình đạt hiệu quả cao nên là cơ sở để tôi quyết tâm đầu tư. Trong khi đó, Hà Tĩnh chưa có mô hình khác nên dễ thu hút chim về làm tổ. Do vậy, hiện tại tôi đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà nuôi yến khác với diện tích, quy mô lớn hơn.”

Dương Chiến – Anh Tấn (báo Hà Tĩnh)

Hà Nội: Chợ Chim Cảnh Tự Phát Gây Ùn Tắc Giao Thông

Chợ chim cảnh Hoàng Hoa Thám được biết tới là chợ chim lớn nhất Hà Nội, trước kia thường họp ở bãi đất trống gần ngã tư Văn Cao, Tây Hồ vào các ngày mùng 4, mùng 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Vài năm trở lại đây, bãi đất trống được nhà nước quy hoạch thành cầu vượt, con đường dưới chân cầu bỗng dưng trở thành chợ chim một cách tự phát, không có sự quản lý, gây ùn tắc giao thông, mất an ninh, nguy hiểm hơn là tồn tại dịch bệnh cho con người.

Dù đã tồn tại ở khu vực Hoàng Hoa Thám từ rất lâu nhưng chợ chim dưới chân cầu vượt Văn Cao, Dốc Tam Đa vẫn chưa có sự quy hoạch, quản lý của nhà nước. Khu vực này luôn trở nên đông đúc, các phương tiện xe máy, ô tô đậu kín dưới lòng đường, gây ùn tắc giao thông phía hướng lên cầu vượt Văn Cao.

Ông Đặng Lê Duy, người dân ở tại khu vực này cho biết, chợ chim cảnh này đã có từ rất lâu. Đây là nơi buôn bán, trao đổi chim chóc, sinh vật cảnh các loại từ khắp nơi đổ về. Trước kia chỉ có khoảng chục người dựng ô lên bán, giờ đã có cả trăm người tụ tập về đây mỗi phiên họp chợ.

“Hai năm trước thì họp ở bãi đất trống do cầu vượt chưa làm xong, giờ làm xong cầu rồi thì lại tràn cả ra đường. Tự nhiên đường lên cầu lại thành cái chợ”, ông Duy nói.

Theo khảo sát của phóng viên hai ngày cuối tuần ngày 4 và 5/7 (14 và 15 âm lịch) cũng vào ngày họp chợ thì lượng người tập trung về đây rất đông. Đỉnh điểm vào khoảng thời gian từ 8-10h sáng. Đây cũng là khung giờ cao điểm có nhiều người tham gia giao thông nên các phương tiện khá khó khăn khi lưu thông qua khu vực này.

Không những vậy, xe cộ để dưới lòng đường không có sự bảo vệ rất dễ gây ra tình trạng trộm cướp, mất an ninh khu vực.

Cảnh mua bán chim cảnh, chim phóng sinh, thức ăn cho chim diễn ra khá tấp nập, kéo theo đó là mùi thức ăn, mùi phân chim bốc lên nồng nặc. Hầu hết khách mua hàng đều dừng, đỗ xe ngay trên cầu, thậm chí có khách đi ô tô cũng dừng lại giữa cầu để giao dịch mua bán, bất chấp những tiếng còi xe phía sau và những ánh mắt khó chịu của những người tham gia giao thông khác.

Chợ chim cảnh Hoàng Hoa Thám với nhiều người được coi như một nét văn hóa, một thú chơi bình dị và mộc mạc. Nhưng sự thay của xã hội, đô thị ngày một phát triển lại kéo theo nhiều hệ quả xấu. Mong rằng sẽ có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để có thể vừa gìn giữ được khu chợ truyền thống này vừa có thể đảm bảo được an toàn giao thông, mĩ quan đô thị.