Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chim Chào Mào Bị Hắt Xì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chào Mào Bị Tiêu Chảy

Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất ở chào mào. Đó cũng là điều lo ngại của nhiều người, và cũng có nhiều cách trị khác nhau. Có chú chim trị cái là hết, có chú trị hoài không hết. Tùy vào thể trạng của chú chim mà có thể áp dụng các cách khác nhau để chim nhanh hết bệnh. Hiểu được dấu hiệu, nguyên nhân để có cách trị chào mào bị tiêu chảy tốt hơn.

Dấu hiệu nhận biết chào mào bị tiêu chảy 

Chim đi phân loãng, phân ướt, nhìn dưới đáy lồng thấy phân nát. Nếu bệnh nặng nhìn chim yếu ớt, bỏ ăn, ít hót và bay nhảy cũng không nhiều.

Nguyên nhân chào mào bị tiêu chảy

Có rất nhiều trường hợp làm chim bị tiêu chảy, để chữa hiệu quả thì các bạn cần biết rõ nguyên nhân mắc bệnh để phòng và trị bệnh tốt hơn.

Do lồng mất vệ sinh, cóng nước và thức ăn dơ làm cho chim ăn vào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm chim đi phân nước.

Do thay đổi cám, bình thường chim đang ăn cám bình thường có độ đạm và chất nóng ít sau khi chuyển sang cám có nồng độ cao thì sẽ bị tiêu chảy.

Do ăn các loại trái cây có nhiều nước và mát như : Cà chua, cam, dưa hấu…

Do chim bổi chưa thuần, chim nhảy nhiều và uống nước nhiều nên phân đi bị loãng.

Cách trị chào mào bị tiêu chảy hiệu quả

Để trị hiệu quả chim bị tiêu chảy thì cần tìm ra nguyên nhân để trị tốt hơn : Có đổi cám mới ? ăn trái cây nhiều nước không …Nhưng trước tiên cần phải vệ sinh lồng gồm bố lồng, cóng nước, cóng thức ăn.

Nếu đổi cám mới thì cần vào cám từ từ cho chim quen với cám có nồng độ đạm cao, đã có bài viết ở đây các bạn tham khảo : Cách thay đổi cám cho chào mào . Hạn chế cho chim ăn các loại trái cây nhiều nước, thường thì chim ăn chỉ bị tiêu chảy lúc ăn thôi. Còn đối với chim bổi ( chim mộc ) thì đó là bình thường, vì chim nhảy nhiều, uống nước nhiều đi phân ướt là chuyện đương nhiên. Nếu làm như trên chim vẫn bị tiêu chảy thì thực hiện 4 cách sau :

Cách 1 : Cho chim ăn chuối tây ( hay còn gọi là chuối mốc, chuối sứ ) hoặc hồng xiêm ( gọi là sapôchê ). Các bạn chọn những trái vừa chín, còn vị chát để giúp chim nhanh hết bệnh. Nếu bệnh đang nhẹ thì cho ăn 2 loại trái cây trên, khoảng 1 – 2 ngày là chim sẽ khỏi.

Cách 2 : Cho chim ăn dứa  ( gọi là thơm hoặc khóm) thay nước uống.

Đối với dứa thì dùng thay nước uống cho chim. Dứa rửa sạch, lấy hết mắt ra rồi cắt khoảng 1/4 trái cho chim ăn. Các bạn lấy cóng nước ra, chỉ để lại thức ăn và dứa. Chim ăn khoảng 2 – 3 ngày là hết tiêu chảy.

Lưu ý : lâu lâu cũng nên bỏ tí nữa cho chim uống, vì có thể nhiều chú chim không chịu ăn dứa sẽ bị khát.

Cách 3 : Dùng nước chè chát ( lá chè xanh ),  ra chợ mua bó chè tươi về rửa sạch rồi nấu lên cho chim uống thay nước. Nước chè đổ vào cóng cho chim uống qua ngày rồi thay nước khác, nước chè qua ngày sẽ bị thiu. Chim uống khoảng 2 ngày là hết tiêu chảy. Nước chè chát vừa tốt cho chim, và người nhâm nhỉ xem chim hót thì quá tuyệt rồi. Lưu ý thêm, có nhiều người hỏi chè chát là gì ? có phải trà hay không. Mình xin giải thích là chè chát, tức là lá của cây chè còn tươi. Còn trà mình hay uống được làm từ lá, ngọn của cây chè và đã được sấy khô.

Giải thích 3 cách trên : Với các loại trái cây : Chuối, Hồng Xiêm, Thơm và nước chè xanh chứa các chất có vị chát, vitamin C sẽ giúp làm sạch đường ruột cho chim, diệt các loại vi khuẩn sống trong đường ruột. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sẽ giúp cho chim sớm hết tiêu chảy và phục hồi sức khỏe.

Phòng bệnh tiêu chảy cho chào mào

Phải thường xuyên vệ sinh lồng, cóng. Không nên thay đổi cám thường xuyên cho chim, cho chim ăn các loại trái cây có nhiều nước ít thôi, khoảng 1 tuần cho ăn 1 lần, hoặc ăn vào ngày nóng. Nếu các cách trị trên không thành công thì cần phải trị cho chim bằng thuốc dành cho thú ý . Tham khảo bài này : Thuốc trị bệnh tiêu hóa cho chào mào .

Hi vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp các bạn phần nào chữa trị bệnh tiêu chảy cho chào mào. Thân!

Cách Chữa Trị Chào Mào Bị Ho

Chào anh em,mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình về chào mào bị ho,hay còn gọi là ho gió.Và mình đã chữa thành công cho nhiều con.

Dấu hiệu nhận biết :

Chào mào thỉnh thoảng kêu tiếng chắt chắt,tùy nặng hay nhẹ mà tiếng kêu dài hay ngắn.Bệnh này làm cho chim khó chịu,chào mào hót ít hơn bình thường.Nếu để lâu sẽ làm cho bệnh nặng hơn và có thể bỏ ăn hoặc chết.

Thường do thay đổi từ vùng này đến vùng khác ,như chuyển từ Bắc vào Nam,hay từ Trung ra Bắc…Nên khí hậu thay đổi.Cũng không loại trừ trường hợp do ăn,uống,hoặc lồng không được dọn vệ sinh.

Cách chữa trị :

Có nhiều cách chữa trị,tùy theo cơ địa của từng con chim mà phục hồi sớm hay muộn.Mình xin nêu ra vài cách cho anh em tham khảo.

+Cách 1 : Cho 1-2 giọt mật ong vào cóng nước,đánh cho mật ong hòa tan vào nước rồi cho chim uống,canh sao cho chim uống hết ngày rồi ngày mai thay cóng khác,cứ làm vậy khoảng 3 ngày là hết.

+Cách 2 : Nếu nhẹ hơn thì anh em có thể pha 1 ít nước chè cho chim uống,cách này cũng đơn gian cho anh em nào không có mật ong.

+Cách 3 : Dùng củ hành tím thái mỏng ra,sau đó dùng vải hoặc tấm mùng ( màn) đặt trên nóc lồng rồi trùm áo lồng lại,treo chim nơi có ánh sáng để chim nghỉ ngơi,tránh để nơi hướng gió lùa.

+Cách 4 : Cách này dùng cho chim mới bắt đầu ho,anh em cắt một nửa trái cam cho chim ăn khoảng 1 ngày là hết.

——————————————————————————————————————————————————-

Thành viên khác chia sẻ:

Nói đến các bệnh của chào mào thì có lẽ bệnh ho là một trong những bệnh phổ biến nhất của dòng chim này. Chào mào được liệt vào danh sách những dòng chim có thể trạng yếu và dễ mắc bệnh nhất. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho này chủ yếu là do thời tiết khí hậu thay đổi. Một số ít là do chủ chim cho ăn cám hạt quá lớn. Về dấu hiệu nhận biết bệnh ho này cũng đơn giản, ví dụ như chào mào hay kêu khẹt khẹt, chét chét.

1: Dùng tỏi, gừng và muối sống

2: Dùng mật ong và nước ấm

3: Sử dụng gừng ta để trị ho

4: Trị bằng thuốc Nam

chúng tôi

Chăm Sóc Chào Mào Chuẩn Bị Đi Thi Đấu

2: Chế độ dinh dưỡng ăn uống

Mồi tanh thì mình cho ăn luân phiên gồm: Cào cào – Sâu gạo – Trứng kiến, ngày nào cũng phải có. Hiện nay có 1 số người bảo rằng cho ăn sâu gạo sẻ xoắn lông, hư lông, điều này chỉ đúng trong quá trình chim thay lông mà thôi. Còn khi chim đã cứng lông, khô lông, lông lá đã ổn định thì các bạn cho nó ăn không vấn đề gì cả, cho ăn vô tư mà không cần phải suy nghĩ gì.

3: Chế độ tắm nắng tắm nước

4: Tập luyện thể dục thể thao cho chào mào chuẩn bị đi thi đấu

5: Chế độ nghĩ ngơi ngủ nghĩ

Thường thì mấy cái vấn đề nhỏ nhỏ này mình cũng thấy anh em hay gặp phải, có nhiều anh em cho chim ngủ rất trể, điều này ảnh hướng đến sức khỏe và phong độ cũng như thể trạng của chim rất nhiều. Cho nên anh em cố gắng thiết kế 1 chổ ngủ và giờ giấc cho chim hợp lý một tí. Thời gian đi ngủ tốt nhất là tầm 6h, nơi ngủ phải tránh được các loại như: kiến, gián, mèo, chuột, thằn lằn.

6: Đem đi dợt trước khi đi thi

7: Buổi sáng trước khi đi thi

Hiện nay cũng có một số anh em nghệ nhân buổi sáng trước khi mang chim đi thi thường hay pha mật ong cho chim uống để chim tăng lực gì đấy. Mình cũng chia sẻ với anh em là tuyệt đối không pha mật ong cho chim uống buổi sáng trước khi đi thi, vì khi chim thò mỏ uống mật ong thì mật ít nhiều sẻ còn dính lại trên mỏ, rồi lúc chim quay ra xỉa lông thì mật sẻ dính vào lông gây ra hiện tượng bị rít lông. Điều này càng gây khó chịu với bộ lông của chim và đâm ra chim càng xỉa nhiều hơn, xỉa kinh và xỉa khủng hơn nữa.

Anh em để ý rằng có rất nhiều chú chim được chuẩn bị chu đáo phơi nắng kỹ càng vài ngày trước khi đi thi nhưng tại sao lên giàn thi vẫn còn tình trạng tiếp tục phơi nắng? Thiệt ra có phải con chim đó thiếu nắng không? Không hề, bởi vì phơi nắng buổi sáng là bản năng của chim rồi. Cho nên để khắc phục tình trạng chim lên giàn thi phơi nắng thì sáng ngày thi các anh em chịu khó dậy sớm 1 tí, khoảng tầm 6h, sau khi lo thủ tục cho bản thân xong thì bắt đầu tới chim.

Khoảng tầm 7h anh em đem chim ra ngoài phơi nắng cho chim trước khi đi thi. Trong quá trình phơi nắng cho chim thì chỉ duy nhất phơi 1 chú chim đi thi thôi, không được phơi 2 con cùng lúc, nếu phơi 2 con cùng lúc thì chim sẻ kè nhau, hót đấu, thậm chí có nhiều con ức lên còn ché nữa nên sẻ mất lực ít nhiều. Cho nên chỉ phơi 1 con duy nhất, lúc này chim sẻ tập trung phơi nắng, làm lông, xỉa lông rất chỉn chu và chăm chỉ, trong quá trình phơi nắng anh em chịu khó theo dõi, đến lúc nào chim không phơi nữa thì đem chim vào trong mát để chim làm lông ổn định thêm 1 lần nữa rồi chuẩn bị ra đấu trường mang vinh quang về cho chủ nhân của nó.

Chào Mào Bị Rụng Long Đầu Chữa Như Thế Nào?

Cách chữa trị chào mào bị rụng long đầu

Chim chào mào bị rụng lông đầu không phải do chim thay lông và có dấu hiệu nhận biết như sau thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chưa sẻ: đầu tiên chòa mào bị rụng lông quanh mắt và một phần tách đỏ rụng giống như cái họa quanh mắt chim vành khuyên. Mắt chim khi bị loại này hơi mờ và tỏ vẻ chậm chạp hơn nhiều.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cám có nhiều chất kích thích và chất gây nóng, hàm lượng đạm quá cao như: Ớt, táo tàu, kỳ tử, mật ong, tôm…làm cho chú chim luôn nóng và bức rức trong người. cũng có thể chim bị rụng lông do thời tiết vào mùa đông chim ăn cám đó bình thường, giúp giữ ấm cho cơ thể. Nhưng khi sử dụng cám đó vào mùa hè sẽ gây nóng cho chim. Hoặc chim ít được tắm nắng, dợt dãi để xả lửa và điều đặc biệt nữa là chỉ cho ăn cám mà không nhớ rằng bản chất chào mào là loại ăn trái cây. Không phát hiện kịp thời từ lúc rụng lông quanh mắt nên dần chim bị rụng luôn hết đầu.

Cách chữa chào mào bị rụng long đầu: Đầu tiên bạn cần đổi cám cho chim đừng vì sợ chim mất lửa mà để cám đó dẫn đến hỏng chú chim. Bổ sung nhiều trái cây giúp chim mát để kích thích ra lông như : Đu đủ, cam, bình bát dây, cà chua, mướp khía… Nên ngày nào cũng cho ăn và thay đổi các loại trái cây. 1 tuần cũng nên bổ sung cào cào non 1 lần để loài chim cảnh hót hay này có sức đề kháng và dinh dưỡng tự nhiên.

Với những chú chim bị rụng lông đầu bạn nên cho chim tắm 4 lần/ tuần và khi tắm bạn pha vào 1 ít muối để diệt khuẩn hoặc cho 1/2 nước xúc miệng Listerine bạc hà, vừa giúp diệt khuẩn và kích thích cho lông tơ phát triển.

Tránh việc trùm kín áo lồng vì chim đang bức bối trong người trùm nhiều quá làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ, sáng ra thì mở 1/3 áo lồng ( đối với lồng tròn ) và vén áo lồng hình chữ A đối với lồng vuông và treo chim ở nơi yên tĩnh. Cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng để ăn.

Việc chăm sóc bảo vệ chào mào không bị bệnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo chim có sức khỏe, tiếng hót và vẻ đẹp thẩm mỹ. Trị bệnh chào mào bị rụng long đầu không quá khó, chỉ cần bạn làm đúng những hướng dẫn trên, chúc chào mào nhà bạn sẽ không còn rụng long nữa.