Top 5 # Xem Nhiều Nhất Chim Chào Mào Khát Nước Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chim Chào Mào: Phân Loại Kiểu Dáng Vùng Miền Các Nước Trên Thế Giới

I. Mô tả và khái quát:

Chim chào mào có tên tiếng Anh là Red-whiskered Bulbul, tên khoa học là(Pycnonotus jocosus) và là một thành viên trong bộ chim sẻ biết hót, được phân bố hầu hết khắp châu Á. Chúng chính là loài được giới thiệu ở các nước nhiệt đới châu Á và do đó, chúng có những khu vực dành riêng do chúng tạo lập. Chúng ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì các “cuộc gọi của họ” từ 1 – 4 âm tiết. Chúng có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered). Tại Việt nam, tùy theo vùng miền mà chúng có tên gọi khác nhau: Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ … nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào.

Chúng là một trong nhiều loại chim được mô tả đầu tiên bởi nhà động vật vật – thực vật học – bác sĩ người Thụy Điển Calorus Linnaeus vào năm 1758 trong một tập sách xuất bản viết về các công trình của ông có tên gọi là Systerma Naturae. Trong đó, ông đã đặt chúng cùng với họ bách thanh là ” Lanius”.

Tại vùng châu Á, chúng có nhiều tên gọi khác. Cụ thể Turaha pigli-Pitta tại Telugu, bulbul Sipahi tại Bengali hay bulbul hoặc Kanera bulbu Phari trong tiếng Hinddi.

Trong tự nhiên, chào mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm nhưng không phải là rừng rậm. Môi trường của chúng chính là những chảng cây hay rừng thưa, hầu như chúng xuất hiện vào một thời gian nào đó chưa xác định trong năm với một đàn lớn với rất nhiều cá thể. Với giọng hót đặc biệt, chúng rất dễ dàng xác định vị trí khi đậu trên một nhánh cây cao hoặc trên ngọn cây. Giọng hót được đánh giá là “dễ nghe” với tiếng hót được lập lại nhiều lần được miêu tả là Pettigrew-kick hoặc Pettigrew phiên dịch là “tôi muốn gặp mặt”. Đó là giọng hót thường được nghe, nhất là những buổi sáng sớm. Tuổi thọ trung bình được ghi nhận là 11 năm.

II. Sinh sản, hành vi sinh thái:

Mùa sinh sản được bắt đầu từ tháng mười hai đến tháng năm ở miền nam Ấn Độ và từ tháng ba đến tháng mười ở miền bắc Ấn Độ. Có cặp có thể sinh sản 2 lần/năm. Những màn “ve vãn” của con trống là những hành vi như cúi đầu, đuôi nhâm nhấp và cánh rũ xuống. Tổ có hình dạng cốc và được xây dựng ở bụi cây, tường tranh hoặc trong những bụi cây nhỏ. Tổ được kết dính từ các nhánh cây chắc chắn với các thành phần của rể cây và cỏ và có thể được tạo thêm từ vỏ cây, giấy hay những mảng nilon. Mỗi ổ thường chứa từ 2-3 trứng có màu đất màu hoa cà nhạt với các đốm nâu. Trứng đo được là dài 21 mm và rộng 16 mm. Trứng mất 12 ngày để nở. Chim bố mẹ đều tham gia trong việc nuôi con. Chim non được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng được thay thế bằng trái cây và dâu khi chúng bắt đầu trưởng thành. Trứng và chim non là đối tượng thức ăn của giống chuột lang và quạ. Trong thời gian con non còn trong ổ, khi phát hiện có sự nguy hiểm, chim mái thường giả vờ bị thương hay giả chết để đánh lạc hướng kẻ thù.

Ổ của chim chào mào.

Mỗi cặp khi vào mùa sinh sản, chúng sẽ bảo vệ ổ trong một diện tích khoảng 0,3 ha đến 0,75 ha. Thông thường, có đến hàng trăm con và thường ngủ trên một ngọn cây cao và thông thường, những nhánh cây này hay đong đưa.

Việc sinh sản rất dễ dàng trong chuồng nuôi với điều kiện nuôi nhốt. Đặc biệt đã có sự ghi nhận phủ giống lai tạo giữa các loài trong họ hoành hoặch, đó là các loài Pycnonotus cafer, Pycnonotus leucotis, Pycnonotus xanthopygos, Pycnonotus melanicterus và Pycnonotus leucogenys với những cá thể có sắc tố bạch tạng (leucism).(sẽ có phần phụ lục giới thiệu về 5 loài chim trên trong họ hoành hoặch)

Đây là loài chim lồng rất phổ biến tại các vùng Ấn Độ đã được ghi nhận trên tạp chí của Hiệp hội châu Á của Bengal. Chúng yêu cầu nuôi dạy sử dụng thế chiến trận/chiến thuật với dáng vẻ không hề sợ hãi. Chúng cũng được yêu cầu dạy dỗ cho đứng trên lòng bàn tay hoặc ngón tay. Và là loài đang phát triển mạnh mẽ trong thế giới chim lồng ở các vùng tiếp theo tại Đông Nam Á.

III. Các phân loài:

Đây là điều làm người viết rất ngạc nhiên và bất ngờ khi biết loài chim chào mào này có đến 9 phân loài. Cả 9 phân loài đều tập trung tại châu Á và đều có hình dáng rất giống nhau. Nhưng sự phân biệt cho từng phân loài cụ thể dựa vào các yếu tố :

– Hình dạng của yếm,

– Độ đậm nhạt và độ dày mỏng của 2 miếng vá đen chạy từ vùng vai xuống bụng,

– Màu sắc phía trên lưng đen hay đen nâu,

– Mức độ bông trắng của phần lông đuôi và độ dài của phần trắng của lông đuôi ấy.

– Phần gốc mũ ở đỉnh đầu rậm hay thưa (như cách gọi so sánh là mũ kim hay sừng mà chúng ta hay gọi).

– Kích thước hình thể to hay nhỏ – …

Các phân loài có tên và vùng phân bố tập trung được liệt kê sau đây:

Pycnonotus jocosus jocosus (Linneaus, 1758), được tìm thấy ở phía đông nam Trung Quốc – khu vực đông Quý Châu đến Quảng Tây, phía đông Quảng Đông và Hong Kong.

Pycnonotus jocosus fuscicaudatus (Gould, 1866) phân bố tại bán đảo Ấn Độ, khu vực phía tây và trung tâm Ấn Độ. Phần yếm đã gần như hoàn chỉnh và phần màu trắng ở cuống họng (cổ) rõ ràng, không có màu trắng nằm cuối cùng ở lông đuôi. (dể hiểu hơn là đuôi không có bông trắng).

Pycnonotus jocosus abuensis (Whistler, 1931) – Tây Bắc Ấn Độ (phía tây tỉnh Rajasthan, bắc Maharashtra, nhưng vắng mặt tại nhiều khu vực khô hạn). Có yếm đen nhạt màu, trông có vẻ như bị đứt từng đoạn và đuôi cũng không có bông trắng.

Pycnonotus jocosus pyrrhotis (Bonaparte, 1850) – Bắc Ấn Độ (từ phía đông Punjab đến Arunachal Pradesh) và Nepal. Có phần lưng nhạt màu, phần yếm hoàn chỉnh như phân loài Pycnonotus jocosus fuscicaudatus và phần lông đuôi có bông trắng rất rõ ràng.

Pycnonotus jocosus emeria (Linnaeus, 1758) – Phía đông Ấn Độ (vùng phía nam đồng bằng sông Hằng đến Rameswaram, ở Tamil Nadu), Bangladesh, phía bắc, tây và nam Myanmar (bao gồm cả Arakan Hills) và cả miền tây nam Thái Lan. Có màu nâu đậm trên lưng, yếm đen mỏng và thanh mảnh, mũ kim – Đây là loài đã được du nhập vào Florida trong khoảng năm 1960 – 1971.

Pycnonotus jocosus whistleri (Deignan, 1948) được tìm thấy trong các quần đảo Andaman, có một màu nâu ấm áp ở phần lưng, có mũ kim, yếm đen dày nhưng ngắn hơn nhiều so với phân loài Pycnonotus jocosus emeria.

Pycnonotus jocosus monticola (Horsfield, 1840) – phân bố phía đông dãy Himalaya ở Đông Bắc Ấn Độ và Tây Tạng, phía đông, phía nam và đông bắc Myanmar và Trung Quốc (khu vực phía tây và nam ở Vân Nam). Có màu trắng ở bụng tối và trông có vẻ “bẩn” hơn.

Pycnonotus jocosus Pattani (Deignan, 1948) – phân bố ở phía cực nam của Myanmar, cực nam ở Tenasserim), Thái Lan, phía bắc bán đảo Malaysia, Lào và nam đông dương Đông Dương.

Pycnonotus jocosus hainanensis (Hachisuka, 1939) – phân bố tại bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (khu vực nam Quảng Đông, bao gồm cả Nao Chow Tao).

[IMG] http://www.avianweb.com/images/birds/bulbuls/RedwhiskeredBulbul7.jpg[/IMG]

Và một phân loài có tên là Pycnonotus jocosus peguensis được ghi nhận mô tả từ miền nam Miến Điện nhưng đến nay chưa được hiệp hội công nhận.

Minh họa một số hình ảnh của từng phân loài:

Park Hong Kong, Hong Kong

Chiang Mai, Chiang Mai, tỉnh Tây Bắc Thái Lan, Thái Lan (ssp [I]Pattani)

Hoatoctien Oliver @ 17:24 02/02/2012 Số lượt xem: 1601

Chim Chào Mào Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Chào Mào. Thức Ăn Cho Chào Mào

1. Tập cho chim quen với môi trường mới

Nếu là chào mào bổi (chào mào mới bắt về từ tự nhiên): Trong 3 tháng đầu mới bắt về, bạn nên che lồng kín, chỉ để khe hở thật nhỏ, hạn chế việc di chuyển lồng, hạn chế tiếp xúc với chim, để nó tự thích nghi và mở áo lồng từ từ mỗi ngày. Khi cho chim ăn, bạn cho một lượng thức ăn ít, hết thức ăn thì mới cho thêm vào. Mục đích của việc này là để chim quen với bạn, nhận ra bạn không phải mối nguy hiểm của nó.

Nếu là chào mào đã quen lồng, bạn có thể bỏ qua giai đoạn che kín áo lồng này. Bạn chỉ cần gần gũi chim nhiều hơn, thường xuyên cho ăn, tắm chim… thì chim sẽ dạn.

2. Tắm cho chim chào mào

Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Trong khi chim tắm, bạn tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong bạn có thể sang chim trở lại lồng. Tắm nước một tuần ít nhất là 2 lần hoặc 3 lần và chia đều ngày ra để tắm. Nếu tắm nhiều quá làm chim lâu lên lửa, tắm ít quá làm chim ngứa lông. Chim tắm xong cho phơi nắng khoảng 5 phút cho khô lông rồi mang vào.

Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Treo lồng chim ra chỗ có ánh nắng buổi sớm, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ vitamin D, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ… Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.

3. Tập dợt cho chim

Tuần 1 -2 lần, bạn mang chim đến các câu lạc bộ nuôi chim, để chim giao lưu học hỏi từ những chim chào mào khác. Việc này giúp chào mào nhanh lên lửa hơn, chim siêng hót hơn và hót hay hơn.

1. Cám: bạn có thể mua cám bán sẵn trên thị trường hoặc tự làm cám cho chim.

2. Trái cây: những trái cây chín, có vị ngọt như chuối, cam, táo, dưa hấu, nho… trái cây giúp cung cấp vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho chim.

3. Các loại củ luộc lên như khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc…

4. Côn trùng: Cào cào non, sâu tươi, trứng kiến… Đây là nguồn cung cấp protein rất tốt cho chào mào.

Bạn cần cho chào mào ăn thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi.

Đối với chào mào non, tốt nhất là trộn cám chung với nước cho vừa nhão rồi đút cho chim ăn, cũng có thể cho chim ăn cơm, bơ, đu đủ… Có thể cho ăn cào cào non đã cắt chân và đầu để chim dễ nuốt.

Đối với chào mào đang giai đoạn thay lông: nên dùng loại cám dành riêng cho chào mào thay lông, cám này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trái cây nên chọn những loại có tính mát và tạo sắc tố như đu đủ, cà chua, chuối, gấc, cà rốt luộc… bổ sung thêm mồi tươi như cào cào non, trứng kiến. Giai đoạn này không nên cho ăn sâu tươi vì làm lông bị xoắn, hỏng lông.

Cách Thuần Chim Chào Mào Má Trắng, Chọn Chim Chào Mào Má Trắng

Để ép giọng và kèm được 1 chú chim má trắng tương lai, ngoài yếu tố di truyền, trong nhà phải có chim thầy, nhiều chim kèm càng tốt. Chim má trắng sẽ được lĩnh hội nhiều giọng, và nết đấu của từng chim Thầy. Chim Thầy ngoài chất giọng, nết đấu, các bạn nên chọn chim già mùa, càng nhiều mùa càng tốt ? Vì khi ấy chim má trắng sẽ làm quen được, và sau này không ngán “đối thủ” nào, chứ nhiều con khi gặp chim già lại “khớp cơ”.

Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, con này trên 95% là trống

Có nhiều cách để chim má trắng học giọng, nhưng cơ bản vẫn để gần chim thầy, hoặc để ngay bên cạnh nhưng dùng 1 tầm carton che lại. Trong quá trình kèm giọng, khi các bạn muốn kèm nết đấu thì bỏ miếng ngăn ra, hoặc treo chim thầy đối diện sao cho chim má trắng nhìn thấy và học theo. Ngoài ra chim trắng cũng học qua những lần tắm hoặc phơi nắng.

Trong thời gian này, vì chim má trắng cái tốt học lâu nhưng nét xấu học khá nhanh, ngoài ra hay sợ những thứ linh tinh : màu áo lồng, giấy lót, sào…Việc này người kèm phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn, nếu không cũng thành 1 tật, tập bằng cách cho chim làm quen từ từ. Ví dụ : Chim có nết xấu sợ sào thì dùng cây sào để bên cạnh, thời gian chim sẽ quen, hoặc khi treo chim lên ta dùng sào để treo thay vì cầm trên tay. Nhiều con về sang lồng tắm thì tắm ngay, nhưng nhiều lúc gặp con lâu tắm, nên khi gặp những con này thì thường sang cho tắm trước, để bên cạnh các con khác để tập.

Để kèm 1 chú chim tơ từ lúc má trắng cho đến trưởng thành khoảng 5 tháng. Chim má trắng khi đã thuần thì trổ khá nhanh, nhiều con có di truyền từ bố mẹ tốt thường trổ rất sớm. Chim má trắng còn nhát sẽ trổ chậm hơn những con thuần. Chim má trắng khi đã trưởng thành, phải thường xuyên tập dợt để mau cứng, nếu chế độ chăm dợt tốt thì chim má trăng 1 mùa có thể cho đấu trường (dợt cội) hoặc đi bẫy…

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet và nhiều năm nuôi thấy rất đúng

Chim Chào Mào Giữa Phố

(QBĐT) – Một con chim có giá vài triệu đến vài chục triệu đồng và người đam mê loại chim cảnh này cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận đầu tư tiền bạc, công sức. Vậy nên, người ta vẫn thường gọi chào mào là “bậc quân vương” của các loài chim cảnh. Ở Đồng Hới, những năm trở lại đây, thú chơi đặc biệt này đang bắt đầu nở rộ.

Xưa, chơi chim cảnh được coi là một thú vui tao nhã. Nổi danh nhất trong những làng chơi chim cảnh là làng Cổ Hiền (Hiền Ninh, Quảng Ninh). Người Cổ Hiền, bất kể giàu sang, nghèo khó, nhà cao cửa rộng, hay chỉ là một ngôi nhà lụp xụp neo mình bên ngã ba sông, nhà nào  cũng nuôi ít nhất một, hai con chim cảnh, nhiều nhất vẫn là chim cu gáy, chim khướu, chào mào… Họ chơi chim không phải để bán buôn mà đơn giản là một thú vui tao nhã, truyền từ đời này qua đời khác. Cùng với làng quê bát danh hương Cổ Hiền, người Đồng Hới xưa cũng say mê với thú chơi đặc biệt này. Trong cuốn Địa chí Đồng Hới, cụ Nguyễn Tú nhắc rằng, người Đồng Hới sau ngày tái lập tỉnh, nhiều gia đình ở phố thị ven sông này yêu chim cảnh như thể một món ăn tinh thần để san sẻ cho cuộc sống của họ bớt đi những gánh nặng nhọc nhằn. Nhà ít thì một vài con, nhà nhiều thì lên đến vài chục con. Người đơn giản thì nuôi chim trong lồng tre, lồng sắt, người có điều kiện thì chăm chút, chạm khắc cho mấy lồng chim thêm cầu kỳ, sinh động.

Đó là câu chuyện của nhiều năm trước khi mà chim cảnh chỉ đơn giản là thú vui bình dị của nhiều gia đình. Nay, chim cảnh, đặc biệt là chim chào mào được mang ra thi thố thì thú vui này cũng đã nhiều đổi khác, mà nói như nhiều người chơi chim hiện nay thì “thú vui tao nhã nhưng… tốn kém”. Chào mào là loại chim được ưa chuộng nhất bởi tiếng hót lảnh lót và dáng vẻ uy nghi của một “bậc quân vương” chim cảnh.

Vậy nên, cũng rất dễ hiểu khi những năm gần đây, loại chim này được giới chơi chim ở Đồng Hới khá ưa chuộng. Sự sôi động tại các cuộc thi tiếng hót chim chào mào khiến cho thú chơi chim này cũng bắt đầu công phu và tốn kém hơn. Theo anh Trần Văn Thắng, một người chơi chim cảnh lâu năm ở Đồng Hới, chim chào mào rất dễ nuôi, nhưng không dễ để có thể huấn luyện được một con chim hót hay và có nết chơi đẹp. Điều đó đòi hỏi người chơi cũng phải kỳ công và đam mê thực sự. Nhiều người đến với chim cảnh nhưng để theo đuổi bền bỉ với thú vui này thì cần cả một chặng đường dài.

Chăm sóc chim chào mào tham gia thi đấu đòi hỏi phải kỳ công và đam mê thực sự.

Tại Đồng Hới, nhiều CLB chim chào mào ra đời để tạo sân chơi cho những người cùng chung sở thích. CLB chim chào mào Nam Lý là một trong những CLB ra đời sớm và hoạt động sôi nổi nhất. Anh Nguyễn Văn Chính, chủ nhiệm CLB cho hay, không mất quá nhiều công sức để chăm sóc một chú chim chào mào nhưng để có thể đem ra thi thố thì cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Từ việc cho ăn như thế nào cho hợp lý, đến việc tắm, thuần và luyện tiếng hót đều đòi hỏi sự kiên trì và công phu. Nếu người chơi không đam mê thực sự thì không thể theo đuổi thú chơi này dài lâu. Sự tốn kém trong thú chơi chào mào không chỉ nằm ở các công đoạn chăm sóc mà ở giá cả mua chim và lồng chim. Những chú chim tham gia thi đấu thường có giá khá đắt đỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Vậy nên, để có thể tham gia vào các sàn đấu này, người chơi cũng phải đầu tư nhiều về công sức và tiền bạc.

Quán cà phê Tôi yêu Việt Nam trên đường Võ Thị Sáu (Đồng Hới) là điểm hẹn thường xuyên của những thành viên các CLB chim chào mào trên địa bàn thành phố. Mỗi sáng, họ thường mang các lồng chim của mình đến để chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc và luyện hót. Như một thói quen, mọi người đến đây chỉ việc lặng lẽ treo lồng chim của mình lên. Chọn một chỗ ngồi hợp lý rồi cùng nhìn ngắm, lắng nghe những chú chim cất tiếng hót. “Không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, họ đều có chung một sở thích và đam mê với chim cảnh. Chúng tôi thường tổ chức thi đấu vào dịp cuối tuần để anh em trong CLB được thử sức và bắt đầu cho những giải đấu lớn hơn. Những cuộc thi như thế này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thành viên CLB mà tất cả những ai đam mê chim cảnh ở khắp nơi đều có thể tham gia. Sau những cuộc thi như thế này, những chú chim nổi bật thường được những người “chịu chơi” trả giá vài chục triệu, có khi đến cả trăm triệu đồng”, anh Chính cho biết thêm.

Các cuộc thi tiếng hót chim chào mào mở rộng được tổ chức thường xuyên và trở thành sân đấu của những người đam mê chim chào mào ở khắp các CLB trong cả nước. Mỗi cuộc đấu thường có hàng trăm lồng chim tham gia. Phần thưởng được trích từ chính lệ phí tham gia thi đấu và thường bằng các hiện vật có giá trị. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn của những cuộc thi thú vị này. Thể lệ của các cuộc thi tiếng hót chim chào mào không hề đơn giản. Những chú chim đem ra tranh tài phải bảo đảm nhiều tiêu chí và sẽ bị loại dần nếu phạm vào các lỗi cơ bản, như: lộn 360 độ, xỉa lông, ra giọng mái nhiều lần, cắn chân, cắn cánh, cắn đuôi… Mười lồng chim cuối cùng sẽ được đưa vào xếp giải. Những năm gần đây, thành viên các CLB chim chào mào ở Đồng Hới bắt đầu tham gia các giải đấu lớn hơn ở các sân đấu trên toàn quốc. Theo anh Chính, đôi khi phần thưởng tại các cuộc thi này không thấm gì so với công sức, tiền bạc bỏ ra nhưng vì đam mê và mong muốn được thử sức, được gặp gỡ với những người cùng chung sở thích nên dù ở đâu, các sân đấu này cũng đều rất đông đúc.

Và có lẽ, đam mê và thú vui đặc biệt này cũng xuất phát từ những mong muốn được tìm kiếm sự yên bình giữa những tập nập và náo nhiệt của phố thị bằng chính những thanh âm trong trẻo kia.

Diệu Hương