1. Tìm hiểu về giống chào mào núi
Chào mào núi có tên khoa học là Pycnonotus Jocosus, là một loài chim thuộc họ chào mào, còn có tên gọi khác là Chào mào Bông, phân bố chủ yếu ở vùng núi Châu Á.
Giống chim chào mào núi có khá nhiều ở Việt Nam
Chào mào núi có một cái mào khá dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên mảng trắng là màu đỏ, cũng bởi vậy chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ. Tại Việt Nam, tùy từng vùng miền mà chào mào núi có các tên gọi địa phương khác nhau như: Chóp mào, Chóp mũ đỏ, Hoành hoạch mồng… Nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào núi.
Ở loài này có một đặc điểm là không có mào, chỉ có chỏm lông đuôi có màu đỏ dễ phân biệt. Đầu chào mào núi là núi bằng, má đen má trắng, nên giúp chúng dễ phân biệt được với các giống chào mào khác.
2. Chào mào núi giá bao nhiêu?
Giá bán chào mào núi khá vừa tiền, trung bình chỉ từ 200.000VNĐ/con. Với một số con đẹp, trưởng thành hót hay thì giá bán có thể cao hơn, khoảng 300.000 – 4000.000 VNĐ. Chào mào núi tìm thấy khá nhiều ở vùng rừng cao ở Tuyên Quang, Yên Bái… Đây cũng là giống chim khá thuần, nếu biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng thì chào mào rừng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
Giá bán một chú chim chào mào núi hiện nay khá trung bình, vừa tiền
3. Cách chăm sóc chào mào núi
Chào mào núi có thể ăn được nhiều thức ăn khác nhau. Nhưng khi nuôi chào mào non mới đầu bạn chỉ nên cho ăn cám. Hiện nay có nhiều loại cám cho chim, bạn có thể mua về để quá trình chăm sóc được dễ dàng.
Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm cho chào mào nhiều loại hoa quả rừng, đặc biệt là quả ớt rừng, chuối và các loại dế. Cùng với cám tổng hợp, việc cho chim ăn thêm các thức ăn tự nhiên sẽ giúp chào mào có tiếng hót thanh và lảnh lót hơn.
Ngoài thức ăn, chế độ nước uống cho chào mào cũng cần phải chú trọng. Bạn cần thay nước uống cho chúng mỗi ngày, nước uống phải là nước sạch và tinh khiết, có như vậy mới không làm ảnh hưởng tới đường ruột, giúp chào mào không bị tấn công bởi các vi khuẩn.
Chim chào mào núi có thể ăn cám tổng hợp và nhiều loại thức ăn khác nhau
Chào mào rừng rất thích tắm nắng và tắm nước. Tắm nắng sẽ giúp cho những chiếc lông sắp mọc của chào mào có thể mọc nhanh và đẹp hơn. Tuy nhiên, tắm nắng không có nghĩa là cho chào mào tắm dưới trời nắng gay gắt, bạn chỉ cho chúng tắm vào sáng sớm để chúng hấp thu được các loại vitamin.
Còn về tắm nước, mỗi tuần bạn có thể tắm cho chúng 2-3 lần vào mùa hè, còn mùa đông thì chỉ nên tắm vào những hôm trời ấm.
Chào mào núi rất thích tắm nên bạn hãy thường xuyên tắm mát cho chúng
Để giúp chào mào có được môi trường sống thoải mái và lý tưởng bạn cần chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước thoải mái, đủ chỗ để cho chúng có thể bay nhảy tự do. Bạn nên ưu tiên chọn loại lồng cao, to hoặc loại lồng nhỡ có thiết kế mái bằng cũng thích hợp. Đừng nuôi chào mào trong chiếc lồng quá bé vì sẽ khiến chúng không có được không gian để nhảy nhót, dần dần chào mào sẽ kém hoạt bát và có thể chết.
Lưu ý, trong quá trình nuôi dưỡng bạn cần phải thường xuyên làm sạch lồng chim, dọn thức ăn thừa và phân của chúng. Có như vậy chim mới không dễ bị mắc các bệnh về tiêu chảy, đường ruột, hay sự xâm nhập của các loài vi khuẩn.
Khi chào mào núi đã thuần và sống quen tại nhà thì chúng sẽ đi ngủ rất đúng giờ. Việc đi ngủ điều độ đúng giờ thể hiện nếp sinh hoạt và thể trạng tốt của chào mào. Khi chào mào núi ngủ bạn nên đặt ở nơi yên tĩnh. Khoảng từ 6h tối là bạn đã có thể chùm vải kín lồng để cho chào mào có thể yên tâm ngủ.
Khi mới bắt về nuôi chào mào núi sẽ khá yếu ớt, không nhanh nhẹn và hoạt bát do vậy chúng sẽ không thể tập trung luyện hót. Do đó bạn không cần phải lo lắng là tại sao chưa thấy chúng hót. Sau một thời gian khi chào mào đã thích nghi dần bạn sẽ cho chúng luyện hót.
Có nhiều cách để luyện hót cho chào mào, bạn có thể cho chúng đến các câu lạc bộ chim để chúng học tiếng hót của các con chim cùng loài, hoặc bạn thu những tiếng hót của các con chào mào trưởng thành vào điện thoại rồi bật cho chúng nghe và học hót theo. Chỉ khoảng thời gian ngắn là chúng đã có thể hót hay và vang.