Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chim Họa Mi Bị Xệ Cánh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chim Họa Mi Bị Khàn Tiếng Và Cách Chữa Trị

Chim Họa mi là loài chim được yêu thích bởi giọng hót lảnh lót thanh trong đầy tự tin và gây được sự chú ý cao độ ở người nghe.Họa Mi hót có bài bản, âm thanh réo rắt, ít có sự trùng lặp nên nghe rất sướng tai.

Chim họa mi cũng là một sinh vật nên không tránh khỏi bị mắc một số bệnh ví dụ như cảm cúm do thời tiết thay đổi dẫn tới khàn tiếng do viêm thanh quản hoặc hộp minh quản.

Trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành minh quản, lúc khỏi bệnh sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không thể chữa được nữa.

Các cách chữa bệnh khàn tiếng ở chim họa mi hiệu quả nhất:

1-Đối với trường hợp chim họa mi bị bệnh nhẹ, ta có thể áp dụng các cách sau:

– Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, lọc lấy nước đó, vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.

– Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uống trong vài ngày sẽ khỏi.

Lưu ý: Có thể bổ sung thêm một số thuốc bổ như các loại vitamin để chim có thêm sức đề kháng.

2- Đối với chim họa mi bị bệnh nặng :

Trong trường hợp này chim vẩy mỏ liên tục, lưỡi lè ra nhìn như thể bị hóc vật gì ở cổ họng, trong rãi rớt có lẫn chút máu tươi.

Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm họng đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản không bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ.

Dù có giữ được tính mạng nhưng chim hầu như không hót nữa mà chỉ qoạc qoạc như gà.một hai năm sau có chăng chỉ hót được vài ba tiếng rất nhỏ.

Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Họa Mi Bị Yếu Lửa Hiệu Quả

Họa mi tên khoa học là Garrulux Canorus. Sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…Chúng sinh sống ở bụi cây, rừng mở. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh, rừng thứ sinh, vườn và công viên.

Chim thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim. Lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim.

Về mật độ chim nuôi. Có nhiều bạn nuôi tham, trong một diện tích nhà ở hai tầng chừng 80m vuông. Mà nuôi đến trên dưới chục cá thể chim là quá nhiều. Với hai tầng như vậy chỉ nên nuôi hai chim trống là vừa, nếu có thể thì thêm một chim mái nữa là cùng. Việc nuôi nhiều chim cùng loài trong một diện tích không đủ rộng sẽ dẫn đến đè nhau. Hoặc lây lan dịch bệnh rất khó khống chế. Điều này làm cho chim bị yếu lửa rất nhanh.

Biểu hiện chim Họa mi bị yếu lửa

Trong khi thời tiết thay đổi, dịch bệnh hoành hành, nhiều bạn chưa biết cách bảo vệ cho những chú chim yêu của mình nên việc giảm sút thể lực, xuống lửa bỏ hót là tất nhiên. Con chim đã xuống lửa, yếu ớt đương nhiên là khi hót đấu nó sợ hãi dựng “tóc” gáy, việc đó không có gì là lạ.

Để khắc phục tình trạng này, ta nên chọn nơi yên tĩnh, khuất gió nuôi chim. Hạn chế đi thi, đi dượt, đi chơi trước tiên. Sau đó điều chỉnh ngay chế độ ăn uông và vệ sinh nơi ở của chúng.

Việc kích chim chỉ làm hại con chim mà thôi. Người chơi chim thật sự là người không cần thi thố lấy nhiều giải. Tất nhiên có giải là tốt, nhưng giải không phải là tất cả để phản ánh tố chất và năng lực của người chơi chim. Cái cách thưởng thức tiếng hót, giọng hót của con chim mới là quan trọng nhất.

Thức ăn của Họa mi trong thiên nhiên rất phong phú, ngoài các loài côn trùng và bò sát nhỏ ra, chúng còn ăn cả hoa quả, thậm chí là củ rừng nữa.

Đồng thời lưu ý chế độ dinh dưỡng phải đủ chất. Đặc biệt chất đạm, chất xơ, chất khoáng…. Lưu ý lượng mồi tươi cần vừa đủ. Không nên nóng vội cho ăn mồi tươi quá nhiều dẫn đến chim bị ỉa chảy. Thể lực càng suy giảm hơn.

Lưu ý tắm và dọn rửa đáy lồng cho chim mỗi ngày. Nếu nhiệt độ môi trường xuống dưới 10 độ C không nên tắm cho chim nhưng vẫn phải lùa chim sang lồng khác để dọn đáy lồng, không để phân chim lưu cữu ngày nọ qua ngày kia.

Cách phòng ngừa bệnh thường gặp ở chim Họa mi

Tuyến nhờn của chim bị thương, nhiễm trùng hay bị cảm nắng, cảm lạnh…Dùng cồn i ốt khử trùng tuyến nhờn. Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn. Bóp cho mủ ra hết, bôi cồn i ốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Nếu chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa rắc vào lông chim. Đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim Họa mi. Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.

Khi khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh. Chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần. Đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng. Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước đường trắng cho chim uống, mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.

Các bệnh thường gặp ở Họa mi trên cũng dễ làm Họa mi bị yếu lửa lắm. Người chơi chim cần chú ý để kịp thời chữa trị cho chim. Nếu để lâu trường hợp xấu nhất là chim sẽ mất tiếng hót thậm chí có thể bị chết.

Mua Bán Chim Họa Mi. Giá Chim Họa Mi Các Loại Hiện Nay

được ví như ” ca sỹ của núi rừng“, chúng có giọng hót thánh thót, du dương khiến người nghe như đắm chìm vào những giai điệu luyến láy. Vì có chất giọng đặc biệt nên Họa Mi luôn nằm trong diện được “săn lùng” nhiều nhất trong giới chim cảnh. Tùy vào các đặc điểm ngoại hình, chất giọng giá chim Họa Mi được chia ra làm nhiều mức khác nhau. Bài viết này, Thú Kiểng sẽ giới thiệu đến bạn giá các loại chim Họa Mi, và địa chỉ trao đổi, mua bán chim Họa Mi uy tín trên toàn quốc.

Chim Họa Mi non có giá từ 150 ngàn – 250 ngàn đồng/con.

Chim Họa Mi mái giá giao động từ 1 triêu – 1,5 triệu đồng/con. Con đã thay lông 2 mùa, bông ở cánh đẹp, độ quyến rũ cao. Có những con Họa Mi cái siêu đẹp, thuộc dạng hàng VIP, giá đến 30 – 40 triệu.

Họa Mi trống mộc, dáng to, đã mọc đủ lông, ăn được tấm trộn giá từ 350 ngàn – 400 ngàn/con.

Họa Mi trống mộc, chân và mỏ đều màu vàng, chuẩn đẹp giá giao động 900 ngàn – 1,2 triệu đồng/con.

Đối với chim Họa Mi trống đã được thuần dưỡng, tùy vào ngoại hình đẹp, giọng hót hay, độ độc trong đột biến các hình dạng bông trên cơ thể mà chúng có giá khác nhau, thấp nhất phải trên dưới 1 triệu đồng/con. Những con thuộc hàng vip, chất giọng đặc biệt, ngoại hình siêu đẹp có thể có giá tới vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/con.

Địa chỉ trao đổi, mua bán chim họa mi

Chợ chim Họa Mi Cán Cấu ở Lào Cai, đây là nơi tập trung nhiều người mua bán Họa Mi có chất lượng, giá cả phong phú phù hợp với nhiều đối tượng. Chợ được nhọp vào mỗi thứ 7 cuối tuần, vì thế thu hút khá nhiều dân chơi chim cảnh không chỉ trong tỉnh mà còn rất nhiều người ngoại tỉnh tìm đến.

Chợ chim cảnh Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội

Chợ chim cảnh Lê Hồng Phong, quận 10, TP. HCM

Chợ chim Thuận Kiều Plaza, quận 5, TP. HCM

Ngoài việc đến các chợ chim cảnh, nếu không có thời gian bạn có thể tìm hiểu thông tin giá cả, ngoại hình, chất giọng của chim qua các trang web, fanpage hay diễn đàn về chim, đặc biệt là chim Họa Mi, đây là nơi tập trung nhiều người chơi chim sành sỏi kinh nghiệm có thể cho bạn nhiều lời khuyên bổ ích.

chimcanhviet.vn

chimhoamihot.com

muabanchimcanhdep.com

bacnoibai.com

caycanhvatnuoi.com

svcvietnam.cn

thegioipet.net

Các Fanpage: Hội Hoa Mi Sài Gòn; Mua Bán Họa Mi Toàn Quốc; CLB Chim Họa Mi Sài Gòn …

Lưu ý khi chọn mua Họa Mi

Khi mua chim ở các chợ hoặc những địa điểm được cho là đáng tin cậy, bạn nên hỏi nhiều thông tin về chim như cách thuần dưỡng, điểm đặc biệt, thức ăn, cách chăm sóc … để kiểm tra trình độ của người bán về sự hiểu biết loài chim này như thế nào.

Nếu mua online tại các trang web, diễn đàn mua bán hay facebook các bạn phải yêu cầu xem video clip để biết được chất giọng, toàn thân có bị dị tật gì không, ….

Cách Thuần Hóa Chim Họa Mi

Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi thuộc trọi chiến. Tính cách của Chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau truốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát, chim họa mi thuộc loại ương ngạnh, khó tính, khó thuần.

Chim mộc là gì, khái niệm về chim mộc như thế nào?

Các bước thuần hóa chim họa mi

– Để thuần hóa chim hoa mi, trước hết chúng ta bắt đầu thuần hóa chim mộc. Những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.

Lưu ý:– Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim… bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.

– Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thường, bạn vẫn nên cho chim đực “ốp mái” để kích thích “nam tính” trong chúng. Cũng giống như con người, tôi nghĩ rằng sự hưng phấn trong “tình yêu” có thể giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải truốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình. Như thế, người nuôi chim chúng ta chỉ có lợi mà thôi.