Top 6 # Xem Nhiều Nhất Chim Khướu Cánh Đỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Tìm Hiểu Về Loại Chim Khướu Lùn Cánh Xanh

Chim Khướu Lùn Cánh Xanh

Đặc điểm của khướu lùn cánh xanh:

Tên khoa học của loài khướu lùn cánh xanh là Blue-winged Minla.

Lông đuôi xám viền xanh với mút lông đen, hai đôi lông đuôi ngoài càng có phiến lông trắng. Mặt bụng hung trắng nhạt. Mắt nâu hay xám. Mỏ xám sừng. Chân nâu hồng xỉn.

Khi trưởng thành: Trán, đỉnh dâu, gáy và trên cổ xám xanh nhạt, hai bên đầu xanh thẫm hơn, trán và phía trước đầu có vạch đen. Trước mắt, xung quanh mắt và dải rộng sau mắt trắng. Phần còn lại của mặt lưng hung vàng nhạt. Lông cánh đen viền xanh, các lông cánh thứ cấp trong cùng và lông cánh tam cấp viền xám nhạt.

Loài chim khướu hot này còn được gọi là Blue Minla cánh, là một loài chim trong họ khướu (Timaliidae). Nó có trong quá khứ được đặt trong chi Minla thay vì Siva đơn loài.

Chúng có lông đuôi xám viền xanh với mút lông đen, hai đôi lông đuôi ngoài càng có phiến lông trắng. Mặt bụng hung trắng nhạt. Mắt nâu hay xám. Mỏ xám sừng. Chân nâu hồng xỉn. Đây là loài chim nhanh nhẹn, chim ăn các loại côn trùng nhỏ và các loại trái cây rừng chín. Mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm.

Phân bố: Chim Khướu Lùn Cánh Xanh được tìm thấy ở Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan, và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của nó là cận nhiệt đới hay nhiệt đới ẩm núi rừng. Ở Việt Nam Loài chim này đã tìm thấy loài này ở Lào Cai, Lai Châu ,Thanh Hóa , Tây Nguyên và phía tây miền trung. Ở những chỗ cao trên 1.000m.

chúng tôi

Tìm Hiểu Về Côn Trùng Cánh Màng (Bộ 2 Cánh )

Dạo này , có rất nhiều thông tin không chính thống bàn với nhau về 1 loài côn trùng cánh màng (Bộ 2 cánh ) có thể làm thức ăn cho chim Yến . Người ta kháo nhau về sự thần thánh của nó , và có cả sự miệt thị chê bai đó là trò lừa đảo như một dạo rộ lên về mùi nhà Yến có giá đến 1 triệu đồng 1 lít.

Tôi xin thưa với các bạn rằng , đôi tai là bạn của kẻ xu nịnh và là kẻ thù của sự thật. Nó luôn cung cấp cho chúng ta những điều mà chúng ta đang mong muốn và khao khát . Nó loại bỏ những yếu tố khách quan trong cùng một sự việc.

VD: Nếu người nghe đang gặp khó khăn về nhà Yến không có chim, thì thông tin mang đến cho họ về loài côn trùng này là tích cực, vì nó thỏa mãn sự khát khao mà người nghe mong đợi.

Còn người đang rất thành công trong nghề nuôi Yến thì dè dặt, và khai thác những thông tin không tốt về loài côn trùng này nhằm phản biện cho bằng được mặt xấu của nó

Tóm lại :

1- Có loại côn trùng nào có thể làm thức ăn cho chim Yến không?

2-Ruồi lính đen có thể làm thức ăn cho chim Yến không ?

Trả lời

1- Đã có thực nghiệm trên 66 nhà từ bắc chí nam về loại côn trùng cánh màng làm thức ăn cho chim yến , Tỉ lệ thành công 70%. Trong đó tồn tại 30% sự thất bại được ghi nhận như sau :

1.1 Môi trường nơi chim Yến săn mồi không có côn trùng đồng dạng 1.2 Không cung cấp đúng thời điểm chim cần ( Sinh sản , nuôi con, hoặc kì sinh sản trước đó thiếu côn trùng dẫn đến kì sinh sản này chim kích hoạt cơ chế nghĩ đẻ để bảo toàn cuộc sống ) 1.3 Môi trường bên ngoài thừa mứa thức ăn, chim không thích săn mồi nơi có góc chao lượn quá hẹp.

1.4 Thời gian thực nghiệm quá ngắn không đủ để chim thích nghi vị trí bắt mồi , cụ thể được ghi nhận ở những ngôi nhà có buồng lượn hẹp ( < 5m ) 1.5 Không có mô hình chuẩn để chim săn mồi, đa số những nhà thất bại do chủ nhân sáng tạo trong mô hình cung cấp của nhà cung cấp

2- Ruồi lính đen có làm được thức ăn chim Yến không ?

Được, và hoàn toàn có thể là cứu cánh cho ngành Yến trong tương lai , Nhưng !

-Phải đảm bảo thể trạng đúng chuẩn 14.000 cá thể /kg

– Phải là con đực ( 80%)

– Phải có mô hình cung cấp cho chúng neo đậu ( Không thể để chúng bám vào tường vì chim không thể bắt mồi trên tường ) -Phải xác định môi trường xung quanh có loại côn trùng tương tự không ? – Nơi thiếu côn trùng mới kích thích chúng săn mồi theo kiểu này .

Kết luận :

Đừng nghe đôi tai, hãy tìm hiểu và phân tích các data mà chúng ta có hay sẽ tìm hiểu Cách đơn giản để chúng ta đủ tỉnh táo là

a- xác định mục tiêu

b- Đặt câu hỏi

c- Đi tìm câu trả lời

Chúc mọi người có được những trãi nghiệm thú vị về loài côn trùng dành cho chim Yến

blacktiger.bio

Tác giả: Tôm Sú bio

Thức Ăn Của Chim Khướu

Nếu nuôi để mà sống thì ta cho Khướu ăn thức ăn gì cũng được. Thậm chí tập cho nó thói quen ăn tạp như ở trong rừng, nay thứ này, mai thứ nọ cũng quen đi.

Nội dung trong bài viết

Còn nuôi để cho con Khướu giữ được sức khỏe dẻo dai, lại hót hay (Chúng ta nuôi Khướu mục đích chính là để khai thắc triệt để giọng hót của nó kia mà?) thì phải tìm cho Khướu một chế độ ăn uống hợp lý, vừa lợi cho nó mà cũng giản tiện cho mình, như vậy mới có lợi.

Thức ăn gọi là lợi cho Khướu là giúp nó giữ được sức khỏe để căng lửa mà hót hay, còn giản tiện cho mình là chỉ bỏ thì giờ ra pha chế một lần là có thể để đành cho chim ăn dần vài tuần hay cả tháng… Đôi khi tìm thức ăn phụ cho chim lại tốn nhiều thì giờ hơn…

Khướu thì dễ nuôi, gần như cho ăn thức ăn gì nó cũng tỏ ra thích khẩu cả. Nhất là về đạm, nó có thể ăn cả thằn lần, cóc nhái, dế, gián và cả thịt bò. Khướu cũng thích ăn chuối như Hoành Hoạch, Chóp mào, Sáo, Cưỡng…

Thức ăn chính của Khướu là gạo rang trộn trứng. Nói là gạo rang, nhưng tốt hơn là dùng tấm để rang, cho Khướu dễ ăn hơn. Hột gạo to, Khướu ăn thường văng ra ngoài vừa phí phạm vừa làm dơ bố lồng.

Cứ một kí lô tấm gạo thì trộn với 20 trứng gà hoặc trứng vịt.

Trước hết, rang tấm cho vàng, sau đó đập vào 20 trứng gà (cả lòng đỏ lẫn tròng trắng) đảo thật đèu đổ trứng bao kín hột tấm. Trộn thêm độ hai muỗng xúp đường cát, hai muỗng xúp sữa bột và hai muỗng xúp hột xương, (bột sò) rồi đem phơi nắng cho thật khô.

Tấm gạo rang trộn trứng này có thể để dành cho Khướu ăn lâu ngày, nhưng mỗi tuần nên đem ra phơi nắng một vài giờ đề tránh bị mốc.

Có người cũng dùng tấm gạo trộn trứng, nhưng lại trộn thêm bột bắp.

Có người lại cho ăn cám hỗn hợp dùng cho gia cầm.

Có người lại nuôi Khướu bằng thức ăn của Chích Chòe, tức là hột đậu phộng trộn trứng. Ăn theo công thức này thco ý chúng tôi vẫn tốt, nhưng phải làm đủ mọi cách để chiết bớt chất dầu trong đậu ra được càng nhiều càng tốt. Vì chất dầu trong đận phộng, Họa Mi và Khướu ăn vào sẽ khản giọng, hót không thanh, giọng không trong trẻo…

Muốn gạn dầu ra khỏi bột đậu phộng thì nên dùng chai cán đậu trên một xấp giấy báo dày để dầu rút hết vào giấy báo. Rồi sau khi trộn bột đậu phộng với trứng đem phơi ra nắng, cũng trải một xấp giấy báo dày ở dưới để dầu rút thêm vào giấy báo thêm một lần nữa. Thậm chí, khi bảo quản bột vào hộp, cũng nên lót kỹ giấy báo dưới đáy và chung quanh hộp để số dầu còn lại trong bột ngắm hết vào giấy báo.

Như phần trên chúng tôi đã trình bày là chim Khướu rất dễ nuôi, rất dễ cho ăn. Nhưng thay đổi thức ăn một cách đột ngột dễ làm cho chim bị sốc một cách đáng tiếc. Một khi chim đã quen với mùi vị của loại thức ăn này thì nó khó chấp nhận mùi vị của thức ăn lạ khác. Khứu giác của loài muông thú rất bén nhạy trong việc này. Nếu do đói quá mà ăn cầm chừng năm ha miếng đó là sự miễn cưỡng, ăn để sống qua cơn đói mà thôi.

Quí vị cũng biết, hễ chim biếng ăn trong vài ngày là bị xuống sức, khó khăn lắm mới vực lên được.

Vì vậy không nên thay đổi thức ăn của chim một cách đột ngột. Nghĩa là hễ trước đây đã cho Khướu ăn thức ăn gì thì nay cứ tiếp tục cho nó ăn mãi thức ăn đó. Với chim bổi thì ta đành chấp nhận, phải tập cho nó quen dần với thức ăn mới, nên có suy cũng phải chịu.

Trong trường hợp cần phải thay đổi một thành phần nào đó trong công thức đã định sẵn thì quí vị nên thay đổi từ từ với tỷ lệ nhỏ, để tập cho chim ăn quen dần dần…

Do đó, khi mua chim của ai về nuôi, để tránh cho chim bị sốc, quí vị nên hỏi han thật rõ về thức ăn của con chim đó ra sao, công thức chế biến thế nào. Ngay cả việc chăm sóc cũng nên hỏi kỹ tường tận… Chắc chắn người bán không vì một lẽ gì mà từ chối trả lời những câu hỏi chính đáng đó của mình.

Ngoài thức ăn chính là tấm gạo rang trộn trứng ra, mỗi ngày ta nên cho Khướu ăn thêm cào cào tươi, thằn lằn, cóc nhái (loại nhỏ) và thịt bò xắt vụn…

Tất nhiên, không phải trong một ngày mà phải cho Khướu ăn tất cả những thứ vừa kể, mà chỉ cần cho ăn một hay vài loại nào đó mà thôi. Có thể là cào cào, hoặc sâu tươi. Nếu không mua được hai thứ đó thì cho ăn vài con dế, hay vài con gián, có thể vài mẩu thịt bò xắt vụn cũng được.

Những thức ăn đạm động vật này có thể thay đổi hằng ngày mà không làm cho Khướu bị sốc. Nghĩa là tiện có thứ gì cho ăn thứ nấy, thậm chí ngày nào không cho ăn cũng không sao. Tuy vậy, nếu lâu ngày quá mà không cho ăn đạm động vật, mà chỉ cho ăn mỗi một món tấm rang trộn trứng không thôi, thì chim dễ bị suy vì khẩu phần thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể.

Thức ăn của chim nên tùy vào những thứ sẵn có ở địa phương. Chẳng hạn không có trứng gà thì thay thế bằng trứng vịt; không có sâu tươi thì thay bằng trứng kiến; không có cào cào thì thay thế gián, dế, thằn lằn, thịt bò… Có người còn cho ăn cá thịt (loại cá con dành cho cá Ngân Long ăn) để tạm thay thế vào những ngày không kiếm được cào cào hay sâu tươi chẳng hạn…

Thức ăn đạm là thức ăn phụ của Khướu, vài ngày cho ăn một lần cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của nó.

Khướu cũng thích ăn chuối chín, nhưng ít người cho chim ăn thường xuyên thứ trái cây này. vì một lẽ dễ hiểu phân nó thải ra quá nhiều làm dơ bố lồng, và lôi cuốn ruồi nhặng bu vào…

Xin được lưu ý là chim Khướu mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhiều, uống nước cũng nhiều. Vì vậy ta phải thường xuyên theo dõi thức ăn nước uống của chim còn hết ra sao, để nếu cần thì kịp thời châm thêm, nếu không chim sẽ bị đói khát.

Trong mùa nắng, thời tiết oi bức, Khướu thường thích vục đầu vào cóng nước uống mà tắm, vì vậy cóng nước uống của chim mau cạn. Tốt hơn hết, trong mùa nắng, nên tăng thêm vài cóng nước trong lồng đẻ Khướu uống được đầy đủ.

Có nhiều nghệ nhân nuôi chim vốn có tính cẩn thận nên nuôi chim rất kỹ. Thức ăn tấm rang trộn trứng chỉ cho vào cóng vừa đủ để chim ăn trong ngày; hôm sau nếu còn dư dứt khoát đổ bỏ.

Thức ăn đạm động vật, họ chỉ cho Khướu ăn vào bữa trưa, chiều ăn sợ chim lạnh bụng khó tiêu nên dễ bị bệnh. Đã thế, cào cào mua về không những cắt bỏ chân mà còn rửa lại trong nước vài lần để ngăn ngừa thuốc sát trùng mà nông dân xịt trên ruộng lúa. Thằn lằn trước khi cho Khướu ăn cũng cắt bỏ hểt bốn bàn chân, vì sợ những giác tu làm trầy trụa thực quản của chim…

Kỹ lưỡng như vậy cũng đúng, nhưng, nuôi nấng mà cầu kỳ như vậy cũng làm giảm bớt phần nào sự hứng thú của mình, vì cả ngày cứ cặm cụi lo chọ chim từng tí một thì còn thì giờ rỗi rảnh đâu mà… thưởng thức giọng hót của chim

Tóm lại, nuôi Khướu ít tốn kém hơn một số chim hót rừng khác. Thức ăn của nó cũng chế hiến giản dị, rẻ tiền, chỉ có điều đã cho ăn theo công thức pha chế thế nào thì cứ nuôi mãi với thức ăn đó. Nếu cần sửa đổi chế độ ăn uống cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, hoặc với tình trạng sức khỏe của chim, thì nên thay đổi từ từ, mỗi tuần tăng hay giảm một ít thì mới có kết quả tốt.

Mèo Bị Đau Mắt Đỏ

Như chúng ta đã biết, Mèo là một trong những loài vật rất thân thiện với con người. Vì vậy Mèo không chỉ được nuôi để bắt chuột mà còn được xem như người bạn thân thiết trong nhà. Đôi mắt của Mèo rất tinh lanh nhưng lại dễ bị đau mắt đỏ. Vậy Mèo bị đau mắt đỏ có lây không? Chữa như thế nào cho nhanh khỏi?

Nguyên nhân khiến Mèo bị đau mắt đỏ

Cũng như những bệnh thông thường khác của Mèo thì bệnh đau mắt đỏ cũng sẽ do nhiều nguyên nhân gây nên. Ví dụ như chỉ một thay đổi nhỏ như môi trường, thời tiết cũng sẽ khiến mắt Mèo bị đỏ.

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến Mèo chưa thích kịp khiến đôi mắt bị dị ứng với thời tiết. Đặc biệt là còn do môi trường sống bị ô nhiễm, có quá nhiều bụi và cát dính vào khiến mắt Mèo bị tổn thương.

Ngoài ra, khi Mèo có cảm giác bị ngứa mắt và sau đó gãi nhiều. Từ đó dẫn đến hiện tượng kéo màng mắt, viêm nhiễm kết mạc và đau mắt đỏ ở Mèo.

Dấu hiệu Mèo bị đau mắt đỏ

Dấu hiệu mèo bị đau mắt thông thường:

Mắt lờ đờ, chảy nhiều nước hơn bình thường.

Mèo thường đưa chân lên dụi nhiều khiến vành mắt bị đỏ và có ken.

Khi bệnh chuyển nặng nước mắt sẽ đục rồi chuyển sang màu xanh đục.

Dấu hiệu của Mèo đang bị đau mắt đỏ:

Mắt Mèo chuyển sang màu đỏ không giống như bình thường.

Mắt liên tục chảy nước gỉ đặc, lúc màu vàng lúc màu xanh đục.

Bệnh xuất hiện một bên hoặc cả hai bên mắt.

Mèo bị đau mắt đỏ chữa như thế nào?

Đầu tiên bạn cần sử dụng ống phễu chùm cổ cho Mèo. Mục đích là để không cho Mèo dùng chân gãi mắt khiến mắt càng ngày càng nặng hơn.

Tiếp theo là sử dụng bông hoặc khăn sạch đã được sát khuẩn để lau và vệ sinh sạch sẽ vùng mắt. Sau đó dùng dung dịch chuyên dụng nhỏ vào mắt Mèo. Mỗi ngày nên nhỏ từ 2 đến 3 lần.

Nhỏ đều đặn mắt Mèo sẽ giảm hẳn tình trạng đỏ. Tuy nhiên nếu sau 1 đến 2 ngày mà không có dấu hiệu giảm bớt thì nên đưa ngay đến trung tâm chăm sóc sức khỏe thú y để được kiểm tra.

Cách phòng tránh Mèo không bị đau mắt đỏ

Bạn có thể phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở Mèo bằng cách:

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho Mèo để tăng sức đề kháng, phòng chống lại bệnh. Tuy nhiên, những thức ăn này phải đa dạng và đảm bảo an toàn.

– Thường xuyên vệ sinh và lau chùi sạch sẽ mắt cho Mèo để phòng tránh.

– Nhỏ dung dịch rửa mắt cho Mèo mỗi tuần 1 lần nếu Mèo không bị bệnh đau mắt đỏ.

– Không được để nước và xà phòng dính vào mắt Mèo khi tắm.

Lời kết

Hãy gọi ngay 0965.086.079 để được tư vấn. Hoặc trực tiếp đưa mèo đến Bệnh viện thú y Dogily Vet để được điều trị kịp thời.