Top 4 # Xem Nhiều Nhất Chim Khướu Đầu Trắng Ăn Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Khướu Đầu Trắng Hay Gọi Là Bồ Chao Hoặc Là Bạch Đầu Ông

Danh pháp khoa học: Garrulax leucolophus

Là một loài chim trong họ Họa Mi ( Timaliidae. Có 270 loài trên thế giới, trong đó tại Việt Nam có 91 loài.)Môi trường sống tự nhiên của Chim Khướu đầu trắng là vùng miền núi cao ẩm ướt khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, các vùng đất cây bụi, đồng cỏ và đồn điền trên cao độ lớn với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đớigồm các loài chim rất đa dạng, có cỡ trung bình, Bộ lông Chim khướu Đầu Trắng (Bồ chao) mềm, dày, xốp, thường có màu nâu hung vàng xỉn, phần trên đầu có cái mào, và ngực, bụng màu trắng muốt, hai bên mắt có vệt đen kéo dài, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang không trong giọng và ồn ào nói chung giọng hót không thật hay. Dân gian có câu là (Nhao nhao như Bồ chao bể ổ mà). Nhưng được cái nó hót liên tục suốt. Đây là loài chim đặc hữu quý của Việt Nam vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thẩm mỹ. Chim khướu này khi trưởng thành có mỏ dài, không cong, đuôi ngắn, bộ lông nâu hung vàng. sống ở rừng độ cao 1000m.

Phần lớn Khướu đầu trắng (Bồ chao) sống thành đàn nhỏ, trong các tầng cây bụi hay dưới tán rừng, hoặc ngay ở các trang trại cây lâu năm, chủ yếu sống định cư.

Tổ hình chén hoặc tồ có mái che. Phần lớn các loài khướu nói chung và Bồ chao nói riêng, con trống và con mái có bộ lông và vóc dáng giống nhau.Ngoài thiên nhiên chim Khướu nói chung và Khướu đầu trắng (Bồ chao) nói riêng ăn các loại côn trùng, cào cào, ếch nhái và cả các loại trái cây rừng đã chín, mùa sinh sản từ tháng khoảng tháng 3 đến tháng 6 trong năm

còn đây là chú chim mình nuôi đc 4 ngàylàm quen nào:

Sự Tích Chim Khướu Bạc Đầu

Sự tích chim khướu bạc đầu – Truyện cổ tích loài vật

Vợ chồng nhà nọ sinh hẳn mười đứa con. Nhà nghèo nợ nần chồng chất người mẹ chịu không nỗi đâm ra ốm nằm liệt. Sau người mẹ chết đi mười đứa con vì khóc thương mẹ mà trở nên gầy gò, tàn tạ rồi cũng chết hóa thành những con chim khướu đầu bạc…

Xưa kia, có cặp vợ chồng nhà nọ sinh ra hẳn những mười đứa con. Cảnh con đông, sức hai vợ chồng thì có hạn, vì thế cho nên gia đình họ quanh năm suốt tháng bị thiếu đói, bữa thì nõn chuối rừng rau dại, bữa thì canh củ mài củ nâu, bữa thì măng rừng rêu suối,… Nói chung là cả nhà họ chưa từng bao giờ kiếm được đủ một bữa ăn no.

Để có thể nuôi được các con sống sót, ông bố và bà mẹ đã phải lần lượt đi vay mượn thóc gạo xoay vòng khắp cả bản. Và họ hứa rằng, đến bao giờ các con đủ lớn thì sẽ cho chúng nó đến ở đợ, làm thuê để trả nợ cho mọi người.

Rồi thời gian lần hồi trôi qua, những đứa con lớn lên theo ngày tháng và rồi từng đứa cứ thế phải đi ở đợ, làm thuê cho nhà người để trả nợ. Nhưng trong khi những món nợ chồng chất vẫn chưa trả hết được thì ông bố lại bị lâm trọng bệnh rồi mất. Bà mẹ dường như không còn chịu đựng được nữa, tinh thần suy sụp rồi đâm ra ốm nằm liệt. Cảnh tình gia đình đã khốn khổ nay lại càng thêm muôn phần khốn khổ.

Không còn cách nào khác, người con trai cả mới bàn với mẹ rằng hãy đem bán đứa em gái út cho nhà tạo, để lấy tiền bạc đem về mua thuốc thang chữa trị bệnh cho mẹ.

Bà mẹ ứa nước mắt, bảo:

– Con là anh trai cả, từ nay hãy thay mẹ cố gắng đứng ra gánh vác mọi công việc trong nhà. Cho dù gặp phải cảnh khốn khổ, khốn nạn đến mấy cũng không được bán em. Mẹ đã già rồi, có chết cũng chẳng sao, không cần phải lo lắng thuốc thang chữa trị cho mẹ nữa.

Người con trai cả không chịu, anh tìm cách nhắn các em về để cùng bàn cách kiếm tiền mua thuốc đem về chữa trị bệnh cứu mẹ.

Nhưng cảnh ở đợ, mỗi đứa một nơi phụ thuộc vào nhà chủ, vì thế người anh không gặp được đủ mặt tất cả, mà chỉ gặp được mỗi đứa em thứ hai.

Người anh cả nói với em trai:

– Anh đã quyết định bán thân cho tạo mường để lấy tiền mua thuốc chữa trị bệnh cứu mẹ rồi. Vậy từ nay, mọi việc lớn nhỏ ở trong nhà anh giao cho em đứng ra lo liệu.

Nói là làm, người anh cả đi đến nhà tạo bán thân và được trả cho một nén bạc. Người em thứ hai liền đem số bạc đó đi mua thuốc về chữa trị bệnh cho mẹ. Mua được thuốc về, mười đứa con đều thầm hy vọng rằng rồi mẹ sẽ mau chóng khỏi bệnh, và cho dù mẹ không còn làm được công việc gì nữa nhưng cũng vẫn sẽ là chỗ dựa tinh thần cho họ. Tuy nhiên, một nén bạc đã không thể cứu được người mẹ xấu số. Chỉ được vài ngày sau đấy, bà mẹ đã tắt thở, khuất núi quy tiên theo chồng.

Mẹ mất, nên tất cả mười anh em đều có mặt đầy đủ để lo liệu ma chay. Những đứa con tội nghiệp, người nào cũng mang một vòng khăn trắng được quấn cao vượt hẳn lên trên đỉnh đầu để chịu tang. Nghĩ tủi phận nghèo, cha mẹ chết đi mà mắt nhắm không được yên bởi món nợ vẫn còn để lại cho con cái, nên những đứa con cứ thế ôm lấy nhau mà khóc lóc thảm thiết. Họ khóc mãi, khóc mãi cho tới khi thân xác gầy rạc, tàn tạ, lả đi rồi chết, mang theo cả nợ vào trong đất (pạ nỉ khảu đin). Sau khi chết đi rồi, mười anh em nhà họ hoá thành loài nôộc khộ hô hó (chim khướu đầu bạc), con nào con nấy đều có một chòm lông trắng dựng ở trên đỉnh đầu. Người ta bảo, chòm lông trắng đó chính là do chim khướu đầu bạc ở kiếp trước chết mà vẫn chưa trả hết nợ nên kiếp này phải mang theo.

Và vì cùng chung là anh em ruột thịt một nhà, nên loài chim khướu đầu bạc này luôn quấn quít bên nhau, không bao giờ bay lẻ loi từng con. Chúng bay đi đến đâu kéo theo cả bầy đàn đến đó. Cho nên vào tầm khoảng tháng mười một, mười hai, là khi chim khướu kéo nhau bay ra đồng, người ta đi đánh bẫy thì thường đánh bẫy được cả đàn là vậy.

Nguồn: Sưu tầm

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Chim Khướu Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Khướu Đơn Giản Cho Người Mới

Về tập tính, chim Khướu ưa sống tập trung theo đàn nhỏ, định cư dưới một tầng cây bụi hoặc những nơi có nguồn nước. Đây cũng là loài mà chúng ta có thể nuôi theo mô hình thả tự do. Có nghĩa là, bạn chỉ cần kiểm soát chim Khướu tại chỗ ở vài mùa cho chúng quen dần, sau đó có thể thả để Khướu bay nhảy thoải mái mà không sợ chúng bay mất.

Về ngoại hình, Khướu có kích thước đa dạng nhưng không quá lớn, đầu nhỏ dài, mỏ thon, thân mình và đuôi dài, bộ lông mềm mượt cùng đôi chân cao và khỏe giúp chúng di chuyển khá nhanh nhẹn trên mặt đất.

Về phân loại, chim Khướu cơ bản được phân biệt dựa trên màu sắc đó là: Khướu Ô (hay còn gọi là Khướu Mun) có lông màu xám đen, Khướu Ô Lờ có lông đen và bên má thì màu bạc, Khướu Bạc Má lông có thể màu đen hoặc xanh và hai bên má thấy xuất hiện đốm màu trắng. Ngoài ra, dân sành chơi chim còn chia Khướu thành 2 loại dựa trên mục đích chơi là Khướu hót và Khướu đá.

Hiện nay, Khướu là một trong những loài chim được chọn để nuôi làm cảnh và nghe tiếng hót rất phổ biến tại Việt Nam nhờ những ưu điểm nổi trội như: rất siêng hót, tiếng hót phong phú, vang – to – khỏe. Đặc biệt, chim Khướu là loài rất nhanh quen với con người.

Một trong những món ăn mà loài Khướu rất thích đó là gạo trộn trứng. Vậy nên, tranh thủ những lúc rảnh, bạn có thể thử tự làm cho chúng theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: gạo tấm, trứng, đường và bột xương

Cách chế biến:

Cho gạo tấm vào chảo và rang trên bếp nhỏ lửa cho đến khi ngả sang màu vàng thì tắt bếp.

Đập trứng vào gạo tấm vừa rang theo tỷ lệ 1kg gạo tấm : 20 quả trứng.

Thêm đường (hoặc sữa bột) cùng bột xương vào chảo đảo đều trong 5p

Mang chảo ra ngoài trời nắng phơi khô là có thể cho Khướu ăn được.

Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng:

Với cách làm trên, Khướu có thể ăn trong một thời gian dài nhưng để đảm bảo chất lượng thức ăn và tránh ẩm mốc, bạn nên thường xuyên mang ra phơi nắng, mỗi lần khoảng 2-3 giờ.

Dù đã biết rõ chim Khướu ăn gì thì bạn cũng không nên thay đổi liên tục thực đơn của chúng. Việc điều chỉnh đột ngột có thể khiến loài chim này bị sốc, bỏ ăn và bệnh.

Chuối cũng là một món ăn khoái khẩu của chim Khướu. Tuy nhiên, loại quả này lại có khả năng thúc đẩy tiêu hóa tốt nên bạn hãy theo dõi để dọn dẹp lồng sạch sẽ, tránh để lẫn chất thải với thức ăn khiến Khướu bị bệnh.

Khướu là loài ăn khỏe nên bạn cần thường xuyên cung cấp nước vào lồng để đảm bảo thể trạng tốt nhất cho chúng.

Với bệnh ghẻ (thường xuất hiện ở chân): trước tiên, bạn hãy rửa chân cho chim bằng nước muối sinh lý. Sau đó xịt thuốc Frontline lên vị trí bị ghẻ, đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi.

Với trường hợp có rận (thường ở dưới lớp lông): cách điều trị tương tự với bệnh ghẻ. Tuy nhiên, bạn cần tắm toàn thân cho chim bằng nước muối pha loãng rồi mới xịt thuốc.

Đối với những bệnh đòi hỏi chuyên môn cao và phải dùng thuốc phức tạp, người nuôi không nên chủ quan mà cần liên hệ ngày với bác sĩ thú y để được hướng dẫn cách phòng và điều trị cho chim Khướu hiệu quả nhất.

Chào Mào Trắng Ăn Gì, Hót Hay Không, Giá Bao Nhiêu Tiền?

1. Kỹ thuật nuôi chào mào trắng

Không giống như những chú chim chào mào khác, chào mào đầu trắng khi nuôi đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn. Để có một chú chim khỏe mạnh và hot hay bạn cần phải chọn được một chú chim non có giống tốt. Một chú chim chào mào trắng non tốt sẽ phải có một thân hình dài đòn cân đối, đầu phải to tròn, lông gọn gàng không có biểu hiện của sự xác xơ.

Để có được chú chim chào mào trắng khỏe mạnh hót hay việc chọn giống tốt rất quan trọng

Trong quá trình chăm sóc chào mào trắng non bạn cần phải chú ý đến lồng nuôi, hãy chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước vừa vặn để chúng có thể dễ dàng di chuyển và nhảy nhót. Vì bắt đầu nuôi từ những chú chim non nên bạn cần phải đặt chúng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên, không gần các loài động vật có khả năng gây hại. Sau khoảng thời gian nuôi từ 1 -2 tháng là chúng đã có thể thích nghi với môi trường sống của con người.

Chế độ dinh dưỡng của những chú chào mào trắng cũng rất quan trọng. Ban đầu chào mào đầu trắng sẽ chưa quen ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, nên ban đầu bạn chỉ cho chúng ăn chuối cùng với cám cho chim. Dần dần sau khi chúng đã thích nghi với môi trường sống thì bạn có thể giảm dần số lượng cám và bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác cho chúng.

Bạn bổ sung rau củ quả tươi để cung cấp nhiều dinh dưỡng phong phú khác cho chào mào. Chúng đặc biệt rất thích các loại hoa quả như: Quả si, quả đu đủ, mít, quả xoan, quả chân chim… Hoặc bạn cũng có thể cho chúng ăn xoài, cà rốt hấp đặc biệt là chuối, chuối là loại quả mà chào mào vô cùng yêu thích, loại quả này không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như vitamin A, B, chúng tôi chào mào lớn và trưởng thành sẽ có thể ăn được nhiều thức ăn khác nhau.

Trong quá trình nuôi chim chào mào bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Ngoài thức ăn, bạn cũng cần quan tâm tới chế độ nước uống của chim. Nước uống hằng ngày phải sạch, tinh khiết, không cho chào mào uống nước cũ uống thừa qua nhiều ngày.

Ngoài ra, để cho chào mào có được môi trường sống thoải mái, bạn cũng cần thường xuyên tắm mát cho chúng. Trung bình vào mùa hè bạn nên tắm 1-2 ngày một lần, vào mùa đông thì chỉ nên tắm vào những hôm trời ấm.

Giọng hót của chim là do thiên bẩm, nhưng những chú chim chào mào má trắng có hót hay, căng lửa hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào các nuôi dưỡng và huấn luyện của bạn.

Đối với chú chim chào mào trắng non, kỹ thuật luyện hót vô cùng tỉ mỉ đòi hỏi phải có thời gian để chăm sóc và huấn luyện thì mới có thể hót vang, lực hót khỏe và mạnh. Khoảng ở 1 tháng tuổi, chào mào đã có thể tự ăn và bay được thì đây sẽ là giai đoạn chim học và tiếp thu tiếng hót rất tốt. Nếu có điều kiện bạn hãy mua một chú chim trưởng thành về để gần chim non. Thông qua chú chim trưởng thành này, chim non sẽ có thể bắt chước tiếng hót.

Để luyện chào mào hót hay cần phải có một quá trình rèn luyện kỹ năng

Tuy nhiên, nếu không có điều kiện để mua một chú chim trưởng thành khác, bạn có thể thu âm tiếng hót của chim vào điện thoại sau đó phát lại cho chim non nghe. Bật thường xuyên chim non sẽ học và tiếp thu theo.

Đối với những chú chim bẫy từ rừng về, bạn có thể mang chim đến những câu lạc bộ chim để chúng có dịp học hỏi những âm thanh khác nhau. Thông qua đó, chú chim chào mào trắng sẽ có thể tự trau dồi giọng hót trầm bổng của mình.