Top 10 # Xem Nhiều Nhất Chim Khướu Hót Giọng Bắt Cô Trói Cột Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cửa Sổ Tri Thức:sự Tích Chim Bắt Cô Trói Cột

* Chim “bắt cô trói cột” có nhiều người gọi là “chín cô bốn chục” (khi chê các cô rớt giá) hoặc “bốn cô chín chục” (khi các cô lên giá). Xin cho biết sự tích của loài chim này. (Trương Văn Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

– Ngày xưa, có một anh nông dân nghèo, phải làm rẽ năm sào ruộng của một phú ông trong làng. Phú ông là tay giàu có nhất tổng: ruộng đất, trâu bò nhiều không kể xiết. Thấy anh tính nết thực thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp lúa sòng phẳng, phú ông giao thêm cho anh nuôi trâu rẽ. Anh chí thú làm ăn, vừa làm ruộng, vừa nuôi trâu, chẳng mấy chốc đôi trâu đã phát triển thành năm con.

Ngày nọ, phú ông bỗng dưng… lăn ra chết, tất cả gia sản ruộng đất, trâu bò đều trở thành sở hữu của cô con gái độc nhất. Có điều, nhiều thứ phú ông giao cho các tá điền thì có cái đã làm văn tự hẳn hoi, có cái chưa kịp làm thì ông đã đột tử.

Cô con gái rất giống tính phú ông, cha nào con gái nấy, lại là người có mánh khóe vặt, không bao giờ chịu để mất không cho người ngoài dù là một vật nhỏ mọn. Tang cha xong, ả bắt đầu đi kiểm soát một lượt gia sản của cha để lại.

Ả đến nhà anh nông dân nghèo vừa lúc anh chăn trâu chưa về. Ả chỉ biết anh có nuôi trâu rẽ, nhưng cụ thể bao nhiêu con thì không rõ, không thấy phú ông ghi trong sổ sách, mà hỏi người ăn kẻ ở trong nhà thì họ mang máng nhớ rằng năm sáu con gì đó.

Ngày đó nuôi trâu không có chuồng, chỉ đóng một hàng cột nơi góc sân, tối về buộc mỗi con vào một cột. Lúc đến, ả đếm được sáu cái cột và lẩm nhẩm: “Sáu cột vị chi là sáu con trâu”.

Lúc anh lực điền đánh trâu về, ả đếm xuôi đếm ngược chỉ có năm con. “Quái lạ! Không lẽ nghe tin cha mình chết mà việc nuôi trâu lâu nay cha mình không bắt làm giấy tờ nên thằng cha này đã bán trộm một con chăng?”. Nghĩ thế, ả nói to: “Này anh! Còn một con nữa đâu rồi?”. Anh lực điền ngạc nhiên: “Cô nói con nữa là con nào? Tôi nuôi của cụ cả thảy chỉ năm con”. Ả cười ranh mãnh: “Nè, anh đừng qua mặt tui nghe, năm trâu sao lại sáu cột? Anh đừng nói là đã đánh lạc mất một con trong rừng đó nghe”.

Anh phân trần rằng có một cột gần gãy nên anh phải đóng một cột khác mà lu bu quá chưa kịp nhổ cái kia đi. Ả nào chịu nghe, cương quyết: “Không nói nhiều nữa, anh không tìm ra trâu thì khó mà sống với tôi. Năm trâu sao lại sáu cột?”.

Thấy ả lẩm bẩm mãi mấy tiếng “năm trâu sáu cột”, anh nổi xung lên, gắt: “Chỉ có bắt cô trói vào cột thì họa chăng mới thành sáu được!”. Ả cũng không phải là tay vừa, nhảy đựng lên xỉa xói anh đủ lời, đủ kiểu. Anh nghĩ, lâu nay mình ăn ở thật thà với phú ông, thế mà chừ đứa con gái này nó coi mình như phường gian xảo. Anh buồn bực bỏ đi vào rừng; ả bám sát theo chân anh. Ả bảo “năm trâu sáu cột” thì anh đáp lại “bắt cô trói cột”. Cả hai vào sâu trong rừng, vì mãi đối đáp nhau mà đói khát rồi chết.

Cả hai đều hóa thành chim, cùng sống chung trong một khu rừng. Cả hai kiếm ăn từ nhá nhem tối cho đến mờ sáng, một con đằng này núi, một con đằng kia núi. Tiếng đối đáp ngày nào vẫn chưa dứt, một con kêu “năm trâu sáu cột” thì con kia đáp lại “bắt cô trói cột”.

Về “dị bản” tên gọi của loài chim này, thời trước có “đuổi Tây đánh Nhật”, hoặc “khó khăn khắc phục”…

ĐNCT

Giọng Hót Tài Tình Của Chim Khướu

Điều mà ai cũng biết, chắc chắn không phải tự nhiên người đời lại tặng cho chim Khướu một mỹ danh đầy hấp dẫn là “Khướu Bách Thanh”: con chim hót được trăm giọng.

Và từ xưa đến nay cũng chưa từng thấy ai làm một cái việc tỉ mỉ liệt kê đủ một trăm giọng hót mà chim Khướu đã phô diễn cống hiến cho đời!

Tuy vậy, dù khó tánh đến đâu, mọi người cũng phải công nhận, giống chim Khướu quả thật có giọng hót hết sức tài tình, hết sức phong phú, đa dạng, ít có con chim hót rừng nào sánh kịp được!

Ta hãy lắng nghe giọng hót của một con Khướu đã được nuôi thuần thuộc nhiều mùa, đã được đánh giá là có giọng hót hay, để phân tích xem giọng nó ra sao, có xứng đáng nhận lấy danh hiệu cao quí… bách thanh hay không.

Trong giọng hót của chim Khướu ta nghe rõ được giọng của nhiều con chim rừng khác, trong đó có tiếng Họa Mi, Chích Chòe…, có cả giọng chó (nhất là chó con), giọng mèo, giọng gà con, gà mái cục tác, lại lẫn lộn tiếng sanh phách kèn nhị… của phưòng hát âm. Ngoài ra, còn có tiếng mưa tuôn, gió rít, thác đổ, suối chảy róc rách… Càng lắng tai nghe, ta càng phát giác thêm được nhiều âm thanh kỳ thú khác, mà dù óc tưởng tượng của mình có phong phú đến đâu cùng không thể ngờ được, giọng hót của con chim bé nhỏ kia lại có thể ẩn tàng được hàng chục… hàng chục âm thanh đa dạng đến như thế!

Có người bạn già đã có kinh nghiệm gần bốn mươi năm nuôi Khướu, ra vẻ thành thật nói với tôi một câu, mà nếu câu nói ấy do kẻ khác nói ra chắc tối không tài nào cho lọt vào tai được. Ong ta nói: “Con Khướu của tôi biết nói tiếng… Thượng”. Tôi biết ông ta không nói đùa, tôi cũng không nỡ đánh giá câu nói đó có tính cường điệu. Tôi biết ông ta do quá quí con Khướu của mình nên mới có nhận xét về giọng hót của nó như thế. Vì thực tế thì ông bạn này đâu hề biết tiếng Thượng như thế nào đâu!

Giọng con chim đã hay, lại do con người tưởng tượng ra thêm nữa, nên cái chuyện “bách thanh” có lẽ cũng đúng, chứ không phải cổ nhân sai!

Với con Khướu hót hay, thì giọng hót của nó như có bài bản hẳn hoi, chứ không phải hót một cách tùy hứng. Thỉnh thoảng ta thấy chim có khả năng lặp lại trọn vẹn một câu mà nó đã hót trước- đó độ năm mười phút, hoặc một hai giờ, đó là điều khiến người nghe phải ngạc nhiên không ít.

Nhưng, thực tế cho thấy không phải con Khướu nào cũng có khả năng hót được nhiều giọng. Có con nuôi mãi, tập luyện mãi mà giọng hót cũng quanh đi quẩn lại có năm bảy câu nào đó mà thôi.

Giọng Khướu rừng không hay bằng giọng Khướu nuôi thuần thuộc lâu năm tại nhà, có lẽ một phần vì sinh kế khó khăn nên nó không đủ hưng phấn để phái huy hết khả năng ca hót của mình?

Chúng ta cũng biết, trong đời sống hoang dã, cũng như nhiều giống chim rừng khác, Khướu chỉ hót vào một giờ giấc nào đó trong ngày mà thôi. Chẳng hạn, nó chỉ hót nhiều vào buổi sáng tinh mơ, khi sương mai vẫn còn giăng phủ trong rừng, và đằng đông mặt trời chưa ló dạng. Buổi trưa thỉnh thoảng ta mới nghe một vài giọng Khướu hót, và chiều lại, Khướu cũng chỉ hót lai rai… vì chim còn phải vất vả kiếm ăn…

Rừng cây tuy trùng trùng điệp điệp, nhưng chim thú lại nhiều nên kiếm đủ cái ăn cũng không phải là chuyện dễ! Một khi phải vất vả vì miếng ăn như vậy thì thử hỏi tinh thần đâu mà còn nghĩ đến chuyện hót với ca?

Trong khi đó nuôi tại nhà, thức ăn nước uống không những được cung phụng đầy đủ, mà còn bổ dưỡng, Khướu mới được ung dung tỉnh táo cất tiếng hót râm ran cả ngày. Thành ngữ có câu: “Hót như Khướu” là ám chỉ đến con Khướu được nuôi thuần thuộc tại nhà này.

Một con Khướu thuộc loại hót hay, có khi hót một vài phút, có lúc nó hứng chí hót đến năm mười phút mới chịu nghỉ ngơi. Khi con Khướu ru hồn theo những âm thanh tiết tấu trầm bổng của mình, thì nó đứng xống lên trên cầu, mỏ hé mở hướng chếch lên trên trời và hót vang rân, cơ hồ như không hay biết những gì đang xảy ra xung quanh nó…

Điều này cũng dễ hiểu. Một khi cuộc sống được yên vui, được bảo đảm, thì tinh thần tất nhiên sẽ hưng phấn hơn nhiều. Ngay con người được sống an cư lạc nghiệp còn muốn ngâm nga ca hát, huống chi là chim…

Nếu nhà có nuôi Khướu mái thì con Khướu trống lại càng “mau miệng hơn”. Chỉ cần chị mái lên tiếng kêu ro ro là chim trống nổi hứng hót như điên như dại. Mái mà siêng kêu ro ro thì chim trống không những siêng hót mà giọng hót của nó càng lúc càng tỏ ra phong phú hơn, đặc sắc hơn. Có những tiếng lạ mà hình như nó chôn giấu tự đáy cùng của tiềm thức, bỗng trỗi dậy theo tiếng mái ro ro…

Nhiều người bắt chước giọng kêu của Khướu mái, hay huýt gió nhái theo giọng một con Khướu khác để “mồi”, Khướu cũng dễ dàng “bị lừa” cất tiếng hót theo…

Nếu trong nhà nuôi nhiều gióng chim hót, thưòng một con nào đó cất cao tiếng hót cũng dễ gây cho Khướu sự hưng phấn mà cất tiếng hót theo luôn.

Do mau mồm mau miệng như vậy nên người đời mới có câu “hót như Khướu”. Thật ra thì ngụ ý câu này ám chỉ đến những người khéo mồm khéo miệng nịnh bợ tán dương kẻ khác để mong hưởng lợi mà không hề biết ngượng ngập!

Con chim hót hay một phần là do tài thiên phú sẵn có nhưng cũng phải được thường xuyên “văn ôn võ luyện”, tức là được chủ nuôi nấng cho đi tập dượt lại các tụ điểm chơi chim thì giọng hót của nó mứi càng ngày càng đưọc khởi sắc hơn. Đó là điều mà hầu hết các nghệ nhân nuôi chim nhiều kinh nghiệm đều công nhận.

Giọng Hót Tuyệt Vời Của Chim Họa Mi

Có nhiều người cả đời chưa một lần được nghe chim Họa Mi hót, thế nhưng họ vẫn tin rằng chỉ có Hỏa Mi là giống chim có giọng hót vượt trội hon tất cả các chim cảnh khác trong rừng mà thôi!

Và, điều mà ai cũng biết, Yến hót là giống chim hót nổi tiếng, được đánh giá là cao cấp nhất, suốt mấy trăm năm naỵ được các nhà điểu học tài ba trên thế giới hết lời tán tụng là có giọng hót du dưong nhất, tuyệt vời nhất. Thế mà tại vương quốc Bỉ khi lại tạo được giống Yến Malinois, có giọng hót đặc sắc nhất, người ta lại không ngần ngại đặt cho nó cái tên là “Rossignol de Paris”! (chữ Rossignol tiếng Pháp có nghĩa là chim Họa Mi).

Cả trong đời thường, xưa nay ca sĩ nào có giọng hót lảnh lót nhất, truyền cảm nhất, người ta thường “thưởng” cho danh hiệu là: “Con chim Họa Mi của Đoàn hát… hay Nhà hát…”.

Tiếng hót của Họa Mi hay đến độ nào mà có thể vượt cả không gian và thời gian như vậy?

Câu hỏi này, thú thật, rất khó trả lời một cách thỏa đáng vì mỗi giống chim đều có một giọng hót hay riêng. Hơn nữa, còn tùy vào sự cảm nhận, tùy vào trình độ thưởng thức của mỗi người mà đánh giá giọng giống chim này hay, giống chim khác dở… ra sao nừa! Nhưng, dù sao thì giọng hót của Họa Mi cũng có một sự vượt trội nào đó đối với các giống chim hót rừng khác, nên mới được người đời chú ý và ngợi khen.

Theo sự đánh giá của chúng tôi và cũng của nhiều nghệ nhân khác thì, giọng hót của chim Họa Mi ngoài âm tiết lảnh lót và thanh trong ra, còn toát ra được tính tự tin cao. Nhờ đó mà giọng hót của Họa Mi có sức truyền cảm mạnh gây được sự chú ý cao độ ở người nghe và có tác dụng dọa nạt hữu hiệu đốì với chim đồng loại.

Trong một căn phòng, ít khi ta được thưởng thức giọng hai con Họa Mi cùng song hót, vì thường con căng lửa nhiều hót “đè” con căng lửa ít. Con chim khi đã bị đè thì suốt ngày cứ im thin thít, nêu có gắng hót cũng chỉ cất lên một vài tiếng rời rạc nào đó rồi thôi!

Giọng hót của Họa Mi vừa sang vừa đanh thép. Tiếng hót đầy vẻ hiên ngang, thách thức, có khi như một khúc nhạc quân hành hùng tráng gây cho người nghe một sự hứng khởi, yêu đời. Họa Mi vốn có giọng hót thật to, thật vang, và lại siêng hót. Sau mùa thay lông xong, chim căng lửa có thế hót suốt nơày cơ hổ không biết mỏi mệt.

Họa Mi hót rất có bài bản, âm thanh réo rắt, ít có sự trùng lắp nên nghe rất sướng tai. Tuy nhiên, không phải con chim Họa Mi nào cùng có giọng hót hay cả. Giống này cũng có con hay con dỡ, con giọng nhỏ con giọng to… Hót hay hoặc dở là tính bẩm sinh đã có từ lúc nhỏ, cũng như con người khi sinh ra cũng có người khôn kẻ dại vậy. Nhưng, nêu chủ nuôi biết cách tập luyện cho chim thường xuyên học tập được giọng hót của các chim bậc thầy hoặc cho nghe báng cassette (thâu giọng hót của chim Họa Mi) hay đi dượt chim thường xuyên tại các tụ điểm chơi chim… thì có thể giúp chim hót dở trở thành chim hót hay được. Vấn đề đòi hỏi là phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian.

Riêng giọng to hay nhỏ cũng do đặc tính bẩm sinh của mỗi con, khó lòng sửa đổi được. Thế nhưng, điều này không gây một trở ngại nào cho thú chơi chim Họa Mi của người đời. Vì thực tế cho thấy có nhiều nghệ nhân chỉ thích nuôi chim Họa Mi có giọng hót nhỏ, cho rằng hót vừa đủ nghe như vậy chất giọng của chim mới trong trẻo và thanh tao hơn.

Người ta chỉ có thể thay đổi giọng khàn thành giọng thanh, bằng cách hạn chế thức ăn có nhiều chất dầu, hoặc quá “nóng”, và cho chim uống nước chanh đường thay nước lã trong một thời gian…

Con chim hót hay được đánh giá là con chim khôn. Vì khôn nên nó mới tiếp thu nhanh những âm thanh khác lạ và hay ho xảy ra chung quanh nó. Nhờ đó mà giọng hót của nó mới khởi sắc hơn, bài bản hơn. Chẳng hạn trong những buổi dượt chim tại các tụ điểm chơi chim, chim được nghe giọng hót của nhau. Con Họa Mi khôn, do nhạy cảm và sáng ý để chớp lấy cơ hội tốt này mà học hỏi ngay những làn điệu mới của chim khác, để tạo thêm vốn liếng cho giọng hót vốn nghèo nàn của mình được hay hơn.

Còn con chim dở vốn là con chim tối. dạ, do đó tiếp thu chậm, nên nó hót rất ít giọng.

Với chim tôi dạ thì cần phải nuôi mái Mi thúc để cho nó siêng hót hơn. Và từ đó, nó mới tự biến đổi giọng hót để càng ngày càng được khơi sắc hơn.

Giọng hót cùa chim, như quí vị đã biết, ngoài mục đích dùng làm lợi khí sắc bén dọa nạt kẻ thù, còn để ve vãn chim mái. Khi nghe tiếng chim Họa Mi mái xùy, chắc chắn Họa Mi trống sẽ lấy hết sức bình sinh ra trổ tài để thuyết phục “người đẹp” để ý đến mình. Lời tỏ tình đó hy vọng không phải là những lời tầm thường cục mịch hàng ngày, mà phải pha chút lãng mạn bay bướm… Cũng như người ta vậy, dù có quê mùa dốt nát đến đâu mà khi đứng gần người yêu, ai cũng phải cố gắng “nặn” ra một số câu nói văn hóa nào đó để mong làm vừa lòng người đẹp. Chim chóc, muông thú ngoài đời cũng vậy mà thôi…

Có lẽ cùng xin được nhắc nhở điều mà quí vị cũng thừa biết đến, là trong mùa động dục, các loài chim thú khi giống đực giống cái gần nhau, chúng đều biết tỏ những cử chỉ cũng như tiếng kêu rên khác lạ mà bình thường chứng ta không hề thấy được. Chẳng hạn chúng biết nhảy múa bên nhau, trửng giỡn với nhau hàng giờ liền. Và thay vì kêu hay hót thì chúng kèu rên khe khẽ… Chẳng lẽ con chim Họa Mi trỏng đứng gần con chim Họa Mi mái lại không biết “sửa giọng” quê kệch của nó sao?

Nuôi chim Họa Mi còn có cái thú nữa là buôi trua được nằm nghe chim “đi chuyện”. Đây không phải là hót mà là “đi chuyện” hay “kể chuyện”. Giọng chim chỉ phát ra nho nhỏ trong cổ họng một cách đều đều và trầm buồn. Cái lối “đi chuyện” của Họa Mi cũng giống như cách kể chuyện đời xưa của ông bà kể cho các cháu nghe, để giúp các cháu lịm vào giấc ngủ một cách êm đềm…

Cái chất giọng giữa cách đi chuvện và hót lớn của Họa Mi gần như không giống nhau. Hót thì có bài bản hẳn hoi, còn đi chuyện thì như một bản nhạc hòa tấu với nhiều hợp âm, có lúc trầm buồn, có lúc sôi nổi. Trong đó ta dễ đàng nhận ra đirợc tiếng chuông reo, thác đổ, mưa tuôn… Càng lắng tai nghe càng cảm thấy thích thú vì khám phá ra được nhiều âm thanh lạ.

Nhiều nghệ nhân ghiền lối đi chuyện này của Họa Mi, đến nỗi buổi trưa nào không được nghe thì không tài nào chợp mắt được. Chim dù bình thường hót lớn hay nhỏ giọng, nhưng khi đi chuyện vẫn cứ đều đều một giọng rĩ rả nho nhỏ vừa đủ nghe, kéo dài một vài giờ liên tục. Và, hình như chính nó cũng đang ngái ngủ vì cái giọng “kể lể” trầm buồn của nó…

Khi nghe chim Họa Mi đi chuyện vào lúc giữa trưa, mới biết giọng nó quá phong phú và đa dạng, nhiều nghệ nhân lấy làm tiếc là nếu chim phát huy được những giọng ri rả êm đềm này thành giọng hót lớn thì còn thú vị biết chừng nào!

Dù sao thì giọng hót của Họa Mi cũng đã được nhiều người đánh giá là giọng hót tuyệt vời, ai đã được nghe một lần thì không tài nào quên nổi!

Giọng Hót Chim Sơn Ca – Truyện Kể Thiếu Nhi

cNgày xửa, ngày xưa, ở một khu rừng nọ có rất nhiều loài chim. Mỗi loài có một giọng hát khác nhau. Duy chỉ có Sơn Ca có giọng hót hay hơn cả. Mỗi khi Sơn Ca hót, cỏ, cây, hoa lá rì rào hoà theo. Dòng suối đang chảy róc rách cũng như muốn dừng lại để thưởng thức giọng hót mê li ấy. Một hôm chim Sẻ được các bạn cử đến gặp Sơn Ca. Chim Sẻ hỏi Sơn Ca : – Bạn Sơn Ca ơi, có phải bác Mặt Trời cho bạn giọng hát mê li ấy không ? – Không phải đâu. Bác Mặt Trời tốt bụng chỉ cho tôi những tia nắng vàng rực rỡ, ấm áp thôi. – Thế có phải cô Mây Hồng đã cho bạn giọng hót hay không ? – Cũng không phải đâu bạn Sẻ ạ. Cô Mây Hồng xinh đẹp chỉ cho tôi những tảng bông êm dịu thôi. – Ôi Sơn Ca đáng yêu : Thế ai đã cho bạn giọng hót hay ? Chim Sẻ và cả bầy chim không hiểu tại sao mà Sơn Ca có giọng hót tuyệt vời đến thế. Các bạn quyết định đến trường hỏi cô giáo Hoạ Mi. Nghe các học trò của mình hỏi, cô giáo Hoạ Mi cười rất vui. Cô nói : – Cô và các cháu cùng nhau tìm hiểu điều đó. Sáng mai cô sẽ đợi các cháu, ta cùng đến nhà bạn Sơn Ca. Nhưng các cháu phải nhớ dậy sớm đấy. Sáng hôm sau, khi đến nhà Sơn Ca, các bạn thấy Sơn Ca vừa chuyền cành vừa hót say sưa. Thỉnh thoảng Sơn Ca vừa nghiêng đầu lắng nghe tiếng cây cối xào xạc, tiếng suối chảy róc rách. Nghe rất kĩ, rất lâu những âm thanh ấy rồi Sơn Ca mới bắt chước theo. Các bạn chim lúc ấy mới chợt hiểu vì sao Sơn Ca có giọng hót hay đến thế. Cả đàng chim ríu rít cất tiếng hoà với giọng hót của Sơn Ca. Rừng cây rộn ràng tiếng hót của bầy chim non chào mừng ngày mới.

THU THỦY sưu tầm

4.7

/

5

(

9

bình chọn

)