Top 5 # Xem Nhiều Nhất Chim Khướu Kon Ka Kinh Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Đi Tìm Chim Khướu Kon Ka Kinh

Phóng to

Đoàn birder đi tìm chim khướu Kon Ka Kinh trong rừng Kon Plong, Kon Tum – Ảnh: Hanno Stamm

Phóng to

Chim khướu Kon Ka Kinh chụp được trong chuyến đi đầu tháng 5 vừa rồi – Ảnh: Hanno Stamm

May mắn đã đến khi có tin một đôi khướu Kon Ka Kinh (tên một vùng rừng thuộc tỉnh Kon Tum) xuất hiện. Anh bạn Simon làm việc ở Birdlife ngay lập tức báo cho chúng tôi. Chúng tôi nhanh chóng lập nhóm và hẹn ngày sớm nhất cùng nhau chia sẻ niềm vui.

Những người bạn trong chuyến đi ba năm trước là Hanno và Hà từ Campuchia, Richard Craik từ công ty du lịch chuyên tổ chức các chuyến đi quan sát chim Thường Điểu (Vietnam Birding – chúng tôi và tôi từ Huế đến Đà Nẵng để cùng nhập nhóm. Lần này, ngoài ống nhòm, Hanno còn mang cả máy ảnh tiêu cự đến 400mm với hi vọng có được những tấm ảnh đẹp mà rất ít người hiện sở hữu.

Đầu tháng 5-2010. Băng qua những cánh rừng Trường Sơn, chúng tôi đến thẳng đèo Lò Xo để quan sát loài khướu vằn đầu đen, loài đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh. Như những lần trước đến đây, sau một hồi tìm kiếm trên đồi xen lẫn nương rẫy của đồng bào dân tộc, chúng tôi gặp ba chú chim đang vui đùa trên một lùm cây. Nhưng vẫn là ba chú chim mà chúng tôi thấy cách đây ba năm.

Rời đèo Lò Xo, chúng tôi tiếp tục lên đường đến Măng Đen (Kon Tum). Quanh co trên những sườn núi ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển và xuyên cánh rừng ngút ngàn, tất cả cùng ồ lên khi địa điểm được mô tả xuất hiện trước mặt.

Nhưng qua điểm đầu tiên, rồi điểm thứ hai… con khướu Kon Ka Kinh vẫn hun hút đâu đó trong rừng già bí ẩn. Thế rồi… Một tiếng hót lanh lảnh vang lên làm tất cả giật bắn người. Đây chính là âm thanh mà chúng tôi nghe trong băng ghi âm khi tìm hiểu về loài chim khướu Kon Ka Kinh. Những chuyển động nhẹ nhàng sau khóm lá khô lại càng làm hồi hộp hơn. Ôi con khướu Kon Ka Kinh kia rồi! Tất cả đều nín lặng nhưng trong lòng đang vỡ òa một niềm vui khó tả. Những chiếc máy ảnh đều đồng loạt bấm.

Chúng tôi đi sâu vào cánh rừng không có cây bị đốn hạ, tiếng loài khướu Kon Ka Kinh và nhiều loài khác rộn rã hơn. Lần này những con khướu Kon Ka Kinh xuất hiện một cách rõ nét và đẹp mê hồn. Chúng tôi nhìn ngắm đến mãn nhãn. Những chiếc máy ảnh dường như cũng đã no nê…

Niềm vui tràn trề với khướu Kon Ka Kinh đã chùng xuống với tin buồn tê giác. Liệu những chú khướu đặc hữu hiếm hoi và đẹp mê hồn kia có được yên ổn không?

Khướu Kon Ka Kinh được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1996 tại Kon Ka Kinh (Kon Tum), là loài chim đặc hữu của Việt Nam.

Loài này có hình dáng giống như loài họa mi nhưng hai bên bao lông tai có màu nâu đỏ nên tên tiếng Anh gọi là Chestnut eared laughingthrush. Tiếng hót của loài này là sự hòa trộn của họa mi và chích chòe lửa. Nơi sinh sống của chúng là vùng rừng thứ sinh phục hồi tốt ở khu vực huyện Kon Plong, Kon Tum. Trong giới birder trên thế giới, có rất ít người thấy loài này trong môi trường tự nhiên và nhóm đi vừa rồi là nhóm thứ 4 nhìn thấy, khiến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho giới birder trên thế giới.

Khám Phá Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh

Đến với vùng đất hùng vĩ Tây Nguyên, đến với tỉnh Gia Lai trong chuyến hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã, du khách ắt hẳn không thể bỏ qua điểm đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với các du khách mong muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng với cảnh quan tự nhiên phong phú đa dạng cũng như các nhà nghiên cứu khoa học.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập ngày 25/11/2002 theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.

Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài thực vật hạt trần.

Toàn cảnh vườn quốc gia Kon Ka Kinh được ngắm từ trên cao

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành chính của 5 xã: Đắk Roong, Kroong, Kron Pne, huyện K’Bang; Hà Đông, huyện Đắk Đoa; Ayun, huyện Mang Yang.

Kon Ka Kinh là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku với độ cao 1.748m so với mặt nước biển.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đắk Rông; phía Nam giáp xã Hà Ra và một phần xã Ayun; phía Đông giáp một phần xã Đắk Rông, xã Krông, xã Lơ Ku, huyện K’Bang; phía Tây giáp một phần xã Hà Đông.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có nhiều dãy núi có độ cao trung bình 1.200-1.500m, với địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Ngoài ra, Kon Ka Kinh còn nằm trong vùng phân thủy của hai con sông lớn là Sông Ba và sông Đắk Pne. Do địa hình núi cao, dốc nên hệ thống sông suối bắt nguồn từ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thường ngắn, hẹp, tốc độ dòng chảy lớn, có nhiều thác ghềnh.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.780ha vùng lõi và 118.598ha vùng đệm thuộc địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện Mang Yang, Đắk Đoa, K’Bang; trong đó 33.146ha đất có rừng, chiếm gần 80% diện tích.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh gồm các kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (11.837ha, chiếm 28,9%); rừng kín hỗn giao lá rộng – lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (1.253ha, chiếm 3,1%) – là kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam; rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (diện tích nhỏ); kiểu phụ thứ sinh nhân tác (rừng kín lá rộng thường xanh nghèo kiệt, rừng kín thường xanh phục hồi, rừng le, nứa, rừng trồng, đất trống, trảng cỏ…)

Với vị trí địa hình nói trên, hệ động thực vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rất phong phú.

Theo thống kê Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 687 loài thực vật có mạch thuộc 459 chi, 140 họ; 428 loài động vật, trong đó 42 loài thú, 130 loài chim (thuộc 11 bộ, 34 họ), 51 loài bò sát-lưỡng cư; 205 loài bướm thuộc 10 họ trong bộ cánh vây.

Nhiều loài động thực vật ở Kon Ka Kinh là loài đặc dụng (11 loài), loài quý hiếm (34 loài), loài có giá trị kinh tế (234 loài gỗ quý hiếm như pơmu, kim giao; 110 loài dược liệu; 38 loài làm cây cảnh; 85 loài làm thức ăn động vật).

Kon Ka Kinh có một hệ thực vật hội tụ của những luồng thực vật như Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam (bao gồm các loài cây thuộc họ đậu, dâu tằm, na, giẻ, thầu dầu và mộc lan…), Luồng thực vật thuộc khu hệ Vân Nam-Quý Châu và chân dãy núi Himalaya (bao gồm các loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần như thông nàng, hoàng đàn giả, kim giao, pơ mu…) Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaysia-Indonesia (bao gồm các loài cây thuộc họ dầu như chò chai, chò đen, chò chỉ, cẩm). Luồng thực vật Ấn Độ-Myanmar (bao gồm một số loài cây thuộc họ bàng như choại; họ tử vi như bằng lăng ổi…).

Bên cạnh đó, còn có một số loài đặc hữu như du moóc, hoa khế, bọ nẹt trung bộ, hoàng thảo vạch đỏ, trắc, thông đà lạt, xoay, gõ đỏ, lọng hiệp, song bột và một số loài quý hiếm khác được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới.

Ở Kon Ka Kinh, hệ động vật rừng đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương bao gồm 5 loài thú lớn như (voọc vá chân xám, vượn má hung, hổ, mang Trường Sơn và mang lớn. 7 loài chim như (khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu kon ka kinh-loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thày chùa đít đỏ). 4 loài thuộc lớp bò sát ếch nhái (thằn lằn đuôi đỏ, thằn lằn buôn lưới, chàng Sapa, ếch gai sần).

Gia đình Chà vá chân xám. Ảnh: chúng tôi

Trong số trên, có nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gen và nghiên cứu khoa học được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới như hổ, voọc ngũ sắc, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, cầy tai trắng, gà lôi lông tía, giẻ cùi bụng vàng, các loại khướu, các loại kỳ đà, các loại rắn, cóc mày gai mí, cóc mắt chân dài…

Đặc biệt ở Kon Ka Kinh có 8 loài trong lớp thú ghi trong sách Đỏ của IUCN bao gồm 2 loài đang bị đe doạ ở cấp E (Endangered), 4 loài bị đe doạ ở cấp V (Vulnerable), 1 loài gần bị đe doạ Nr (Near-Threatened) và 1 loài ở cấp DD (Data Deficien); có 7 loài trong lớp thú ghi trong sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 3 loài đang bị đe dọa ở cấp E, 4 loài ở cấp V và có 4 loài thú đặc hữu cho Đông Dương là vượn má hung, voọc vá chân xám, hổ, mang Trường Sơn; 8 loài bướm mới cho khoa học và 6 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ bướm Việt Nam.

Ngoài sự phong phú và đa dạng về tài nguyên, Kon Ka Kinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông lớn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Hơn thế nữa, Kon Ka Kinh còn có tiềm năng cho việc phát triển du lịch sinh thái.

Đến với Kon Ka Kinh là đến với bản làng của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Ba Na hiện vẫn được lưu giữ như thủa sơ khai.

Sức hấp dẫn, lôi cuốn của khu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn nằm ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc, thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất có độ cao khoảng 40m.

Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước này làm không khí lúc nào cũng mát mẻ. Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn: những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao ào ào tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng gầm của thú rừng hoang dã xen lẫn tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của loài chim…

Do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao chia cắt với mây mù bao phủ quanh năm tạo nên một Kon Ka Kinh hùng vĩ và thơ mộng.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành và dễ chịu, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là nơi lý tưởng cho nghỉ ngơi, an dưỡng.

Kinh Nghiệm Phòng Ngừa Và Điều Trị Khi Khướu Mắc Bệnh

Chim khướu có tên khoa học là Timaliidae. Họ Khướu là một họ lớn của phần lớn các loài chim dạng sẻ ở Cựu thế giới. Chúng đa dạng về kích thước và màu sắc. Đây là các loài chim của khu vực nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất ở Đông Nam Á.

Bộ lông chim Khướu mềm, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao. Thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay. Chim Khướu hót có dáng người thanh mảnh, lông mỏng, mỏ dài, chân thon.

Chọn những con dáng người to, chân trụ vững, ngón ngắn, móng vừa phải, vảy nổi lên. Lông to bản và không ôm sát thân, mỏ ngắn nhưng to và chắc, lông đuôi ngắn. Có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm. Đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn.

Chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to hơn. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót. Nó không hót lại mà phát ra âm thanh như “khẹc, khẹc…” để tỏ thái độ khó chịu của nó. Kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má, chân nhảy liên hồi.

Nguyên nhân có bệnh này là do thời tiết thất thường lạnh quá hoặc nóng quá. Hoặc do chúng ta treo lồng ở vị trí quá lạnh hay quá nóng. Khiến chim bị sốc nhiệt gây cảm. Nhưng theo tôi nghĩ, người chơi trước khi bắt đầu nuôi Khướu. Nên tìm hiểu thật kỹ để tránh ngay từ ban đầu. Bệnh này chỉ cần bạn lưu ý một chút là được.

Bệnh khàn tiếng của Khướu

Khướu bị sổ mũi, dáng lù rù, không hót. Lông đầu và lông mình của chim xù lên. Có khi chim rảy mỏ vào lông mà lông chim văng rơi ra ngoài. Khi Khướu mắc bệnh này có thể là do chúng ta cho ăn nhiều thức ăn có dầu hoặc là do cảm gió

Những lúc như vậy bạn thấy lọ nước gần hết đi thay và thêm nước liền. Nên cho ăn các đồ tươi như trứng kiến, cào cào, sâu… Giữ ấm cho chim Khướu, trùm kín áo lồng suốt ngày đêm cho đến khi lành bệnh. Rồi lấy thuốc cảm của gia cầm cho chim Khướu.

Biểu hiện rù rì không hót, ít bay nhảy, phân của chim là dạng nước. Khi thấy biểu hiện đó thì Khướu nhà bạn đã bị bệnh tiêu chảy rồi đấy. Đây không chỉ là bệnh thường gặp ở chim Khướu mà là bệnh của tất cả các loại chim cảnh. Bệnh này rất dễ trị. Thay vì chúng ta cho Khướu uống nước chúng ta cho khướu uống nước trà đậm. Cho đến khi thấy phân đặc lại, Khướu khỏe thì cho uống nước bình thường lại.

Bệnh thay lông thất thường

Thay lông với chim là chuyện rất bình thường nhưng mà nhiều quá hoặc không đều cũng không tốt. Đây cũng là loại bệnh thường gặp ở chim Khướu. Triệu chứng là khi thấy chim Khướu thay lông liên tục hay không đều. Về việc điều trị bệnh này chúng ta cần chú ý đến việc chăm sóc cho chim Khướu là được. Như cho ăn những thực phẩm tươi, hạn chế không ăn cám nếu có.

Rận mạt làm cho bộ lông chim bị nhấm nhá tưa ra một cách xấu xí. Được coi là kẻ thù của loài chim, nên chúng ta cần phải loại trừ nó cho chim Khướu. Nếu chim Khướu bị rận mạt sẽ thường yếu ớt, rỉa lông liên tục. Bạn tắm cho chim bằng nước muối hoặc lấy thuốc Frontline xịt thẳng vào cánh và gốc lông. Khi xịt thuốc này chú ý không để vào mắt chim. Nếu vào mắt sẽ làm ảnh hưởng tới võng mạc của chim.

Đối với chim Khướu việc tắm việc vệ sinh lồng cho chim là rất quan trọng. Nếu không chim Khướu sẽ bị ghẻ ở chân. Bệnh này do vi khuẩn làm cho chim Khướu ngứa ngáy, sẽ cúi đầu xuống tỉa mổ chân liên tục. Nếu không kịp phát hiện chân ngày càng lở loét làm chim đau đớn. Bạn cần ngâm chân của chim vào nước muối rồi bôi thuốc xanh hoặc xịt thuốc Frontline lên vết thương. Mỗi ngày làm công việc này một lần cho đến khi khỏi.

Các bệnh thường gặp của chim Khướu khá giống với các loài chim cảnh khác. Loài chim này rất khỏe, dễ nuôi cũng là loại chim đáng để nuôi.

Phân Biệt Khướu Khôn Và Khướu Dại

Khướu cũng có con khôn con dại. Hai tiếng khôn, dại ở đây cũng có thể hiểu là hay và dở.

Thành ngữ có câu “Hót như Khướu”, nghĩa đen ám chỉ Khướu là giống siêng hót và hót thật hay. Thế nhưng, thực tế cho thấy không phải con Khướu nào cũng siêng hót và hót hay cả!

Có những con Khướu có giọng hót hay thật là hay. Nó hót được nhiều giọng và luyến láy một cách tài tình, có bài bản hẳn hoi. Nhưng, cũng có những con Khướu hót giọng thật tệ, quanh đi quẩn lại cũng hót mãi có năm ba câu ngắn ngủi chẳng hay ho gì, mặc dầu đã nuôi lâu đôi ba năm mà chẳng hơn gì Khướu bổi!

Con Khướu khôn là Khướu biết tiếp thu nhanh những giọng hót của những chim chốc chung quanh, dù đó là giọng Họa Mi, Chích Chòe và những chim cùng giống với nó. Những tiếng chó sủa, mèo kêu, gà cục tác… cũng được con Khướu khôn in sâu vào trí nhớ, để rồi vay mượn những âm thanh khác lạ đó làm vốn tiếng cho giọng hót của mình càng ngày càng khởi sắc hơn.

Chính vì vậy, nuôi một con Khướu khôn, ai cũng lấy làm hài lòng vì được nghe giọng hót của nó càng ngày càng thêm nhiều làn điệu phong phú hơn, hay ho hơn…

Trong khi đó, con Khướu dại thì tiếp thu chậm những âm thanh lạ xảy ra quanh nó, vì vậy dù có năng mang đi tập dượt giọng hót của nó cũng không khá được bao nhiêu. Những chim này, trong thời kỳ còn là chim bổi, nuôi lâu “mở miệng” lắm.

Do không “mau mồm mau miệng” nên nó không biết đảo tiếng, biết được giọng nào cứ giữ riết mà hót mãi, khiến người nghe cũng phải bực mình.

Có những con chim chỉ hót đi hót lại mãi câu: “Khứa cổ! Khứa cổ!” hoặc “Meo! Meo!”… Người mình phần đông lại tin dị đoan, làm sao chấp nhận được cảnh mới mờ sáng đã nghe con chim hét toáng lên lồng lộng câu “Khứa cổ! Khứa cổ!”. Người mình phần đông cũng tin câu” “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu” mà cả ngày con chim cứ nhai đi nhai lại mãi câu “Meo! Meo!”, “Nghèo! Nghèo!”… thì tránh sao được chuyện bực mình!

Thường thì những con Khướu hót giọng “phản chủ” như vậy ít người chịu nuôi, mà nếu có bán thì cùng chỉ nhận được giá rẻ.

Khổ nỗi những chim hót giọng “Khứa cổ! Khứa cổ!” lại khá nhiều. Vì vậy có nhiều người không chịu nuôi Khướu, nếu có nuôi họ phải nghe qua năm lần bảy lượt, khi biết chắc con Khướu đó không hót giọng “hãm tài” họ mới chịu nuôi.

Chuyện con Khướu hót: “Khứa cổ! Khứa cổ! Meo! Meo”… là chuyện có thật, nhưng ta không nên ngộ nhận cho là lời xui xẻo để ghét bỏ nó đến nỗi không muốn nuôi!

Trong chuyện này, con Khướu hoàn toàn vô tội, vì chính nó có mang một ý ác nào đên chủ nuôi đâu! Một lẽ dễ hiểu là chim đâu nói được tiếng người, và đâu có tánh ranh ma để rủa xả người chủ như vậy!

Chỉ có con người vì mê lín dị đoan vô lối nên mới cố tình xuyện tạc giọng hót của con Khướu để rồi ghét bỏ nó, thậm chí không có ý định nuôi giống chim này nữa, mới là chuyện đáng phê phán.

Với những con Khướu hót dỡ như vậy, một là không nên nuôi, hai là nên có phương pháp tập luyện riêng để giúp nó hót giọng hay hơn. Và điều này thiết nghĩ cũng không quá khó đối với người có kinh nghiệm nuôi chim, chỉ đòi hỏi ở sự bền chí là được.

Điều cần là phải tìm nuôi một con Khướu mái thật hay. Mái hay là mái dạn dĩ, siêng kêu ro ro để thúc cho trống hăng lên mà hót. Trống nghe tiếng mái thì chẳng khác gì như cờ gặp gió, dù chậm mồm chậm miệng cũng phải cất tiếng hót vang rân.

Việc đem chim đi dượt để chim có dịp tốt làm quen với giọng điệu cua nhiều chim khác, cũng là điều thiết cần. Có thể đến nơi “đô hội” đó nó không hót, nhưng điều đó không có nghĩa nó vô tâm không học hỏi được gì… Những con chim đi dượt, về nhà thường sôi nổi hót lên những giọng hay lạ, gây cho chủ nuôi sự tán thưởng bất ngờ.

Có điều khi dượt chim, ta tránh treo chim dở gần những con chim dữ, nhất là chim cùng giống với nó. Vì như vậy là vô tình làm cho chim của mình sợ hãi thêm. Quí vị cũng biết là con chim hót hay là khi nó biết tự tin vào lài năng của nó. Nếu sự tự tin này bị đe dọa, bị đánh mất thì dù chim hay cũng trở thành chim dở, không còn chút giá trị gì!

Mặt khác, mỗi ngày ta nên ép cho chim dở đố ngủ sớm để sáng nó thức giấc sớm mà cất tiếng hót chào đón bình minh. Ngay đầu hôm nên trùm kín áo lồng cho chim, rồi treo lồng vào nơi yên tĩnh nhất để chim được yên giấc ngủ.

Bản tính của chim, con nào cũng rất siêng hót vào lúc sáng sớm. Nó có thể say sưa hót cả giờ mà không biết mệt. Trong trường hợp này mà có mái thúc, chim trống còn hót hay hơn, tài nghệ được trút ra phô diễn đến mức độ cao hơn, khôn khéo hơn… Những tiếng “Khứa cổ! Khứa cổ!” mà nhiều người cho là chướng tai đó, tưởng là nó quen miệng, lần hồi nó cũng quên dần…

Nên nhớ giọng hót của chim chính là “tiếng Mẹ đẻ” của nó, vì vậy con chim nào cũng biết hót với giọng của dòng giống mình, chỉ có điều hay hoặc dở mà thôi. Nếu được tập luyện thường xuyên và đúng phương pháp, con Khướu nào cũng có khả năng hót hay cả. Điều cần là chủ nuôi phải chịu khó kiên tâm trì chí đẻ tập luyện tho chim đến cùng…

Nếu gặp con trống dở, ta nên nuôi con Khướu mái. Gặp mái càng hay lại càng tốt…