Top 3 # Xem Nhiều Nhất Chim Khướu Mái Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Nhận Biết Chim Khướu Trống Mái. Nhận Biết Chim Khướu Đực

Về vóc dáng

Khi lựa chim thì bạn nên quan sát kỹ về vóc dáng: chim Khướu trống thân dài hơn, chân và đầu đều to hơn Khướu mái. Chim trống thường có dáng vẻ hùng dũng, nét mặt dữ hơn chim mái.

Về sắc lông

1. Quan sát chùm lông trên mũi:

Chùm lông trên mũi của Khướu trống rậm, mọc dài và nhô lên cao.

Ngược lại, chùm lông trên mũi Khướu mái nhỏ hơn, mọc thấp và thưa hơn.

Đây là cách chính xác nhất và dễ thấy nhất để phân biệt Khướu trống – Khướu mái.

2. Quan sát vệt lông đen ở đuôi mắt:

Khi lựa mua Khướu, bạn cần cầm chặt Khướu ở tay, tay còn lại vuốt xuôi theo chiều lông ở mí mắt. Lúc đó bạn sẽ thấy:

Đối với Khướu trống thì vệt lông đen ở đuôi mắt lớn, to bản, hơi nhọn khi dần về cuối.

Đối với Khướu mái, đặc điểm này nhỏ hơn, sắc sét hơn, khi về phía cuối thẳng góc, có dạng chữ L chứ không bị nhọn.

Về tiếng kêu (giọng hót)

Với Khướu, chim mái rất nhanh hót, chỉ nuôi khoảng một hai ngày là sẽ mở miệng kêu ro ro. Còn chim Khướu trống thường phải nuôi một hai tuần trở lên mới chịu hót. Chim khướu trống khi đã biết hót thì rất siêng hót, hót nhiều và điệu, vang và to. Ngược lại, chim khướu mái kêu khẽ, phát ra tiếng “ro ro…”, âm cuối kéo dài.

Dùng giọng mái thử:

Ngoài việc phân biệt qua tiếng kêu, vẻ ngoài, bạn cũng có thể phân biệt Khướu trống – Khướu mái bằng cách thử phản ứng của Khướu khi nghe tiếng bạn tình. Đầu tiên, bạn phải ủ Khướu 2, 3 ngày trong bóng tối, sau đó đem nó ra ngoài chỗ có ánh sáng, bật một đoạn thu âm tiếng của khướu mái đang ro, nếu là chim trống sẽ hót đáp lại.

Quan trọng nhất, khi đến mua Khướu bạn tuyệt đối không được vội vàng mà phải kiên nhẫn. Bạn có thể chọn một vài con dựa vào màu lông, dáng vẻ, nhưng sau đó hãy ngồi ra xa một chút để quan sát xem nó có nhanh nhẹn hay không.

Nếu có thể bạn hãy giả tiếng hót của Khướu để thử, Khướu có bản năng hót đáp lại để “thể hiện bản thân” và khẳng định vị thế con đầu đàn, vì thế con nào nhanh chóng hót đối lại thì chứng tỏ nó là con khỏe mạnh, siêng hót. Lúc này bạn có thể lại gần và lựa chọn giữa những con Khướu đó. Nếu bạn có quen ai có kinh nghiệm về chơi chim cảnh, hãy mời họ đi cùng để có những lời khuyên đúng đắn và hợp lý.

Cách Phân Biệt Khướu Trống Mái

Thường thì trong các loài chim thú, xét về vóc dáng bên ngoài, giống đực bao giờ cũng mạnh mẽ và tốt đẹp hơn giống cái. Như gà trống có bộ lông mã và cái mồng tươi đẹp hơn gà mái. Như con chim Trĩ trống trên mình có bộ lông sặc sỡ, trong khi trĩ mái lại mang bộ lông giản dị quê mùa của con gà mái tre. Con Chích Chòe Than, Lửa, chim trống bao giờ cũng có bộ lông tươi đẹp hơn chim mái… Đó là chưa nói đến thân mình giống đực thường lớn hơn giống cái, chỉ nhìn sơ qua cũng đủ thấy rõ…

Điều dễ phân hiệt hơn nữa là tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của con đực hao giờ cũng có khác với con cái. Chẳng hạn như giống chim Chích Chòe Than, trống và mái đều biết hót, nhưng giọng hót của con chim trống hay hơn, dài hơi hơn, trong khi chim mái thì hót nho nhỏ vừa đủ nghe, hơn nữa nó chỉ hót lặp đi lặp lại một giọng, và giọng ngắn ngủn… như giọng chim con mới tập hót lần đầu.

Tóm lại, để phân biệt giới tính của một giống chim nào ta phải xét qua vóc dáng, sắc lông, tiếng kêu hay giọng hót của chúng mới xét đoán đúng được. Thật ra, giữa giới tính đực, cái đều có một hay vài điểm dị biệt nào đó, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên ta mới dễ lầm lẫn mà thôi.

Chẳng hạn như con chim Yến phụng, nếu chi nhìn vào vóc dáng, sắc lông, điệu bộ, kể cả tiếng kêu, ta thấy chim trống mái không khác gì nhau. Thế nhưng, nó vẫn có điểm dị biệt bên cạnh vô số những điểm tương đồng: đó là cục thịt đóng trên mũi của nó, Với chim có lông xanh (xanh lục, xanh nước biển, xanh đọt chuối, màu két, màu tím) Thì mũi chim trống màu xanh, cùn mũi chim mái màu trắng. Còn với chim vàng hay trắng (vàng tuyền, vàng bông, trắng tuyền, trắng bông) thì cục thịt trên mũi Yến Phụng trống màu hồng, còn mũi chim mái vẫn màu trắng…

Về chim hót thì ngoài vóc dáng, sắc lông, điệu bộ ra, ta nên chú trọng đến tiếng kêu, giọng hót của chúng.

Nhưng, không phải giống chim nào cũng giống như giống chim nào, đó là điều ta nên lưu ý. Thí dụ:

Chích Chòe Than trong cũng như mái đều hót.

Chích Chòe Lửa cũng vậy.

Họa Mi thì chim trống hót hay, nhưng chim mái chỉ biết “xũy” tức kêu sè sè, chứ không hề biết hót.

Khướu trống thì hót hay, nhưng Khướu mái thì chỉ biết kêu ro ro…

Với chim Khướu, dù là Khướu Mun hay Khướu Bạc Má, nếu chỉ nhìn sơ qua vóc dáng bên ngoài thì khó phân biệt con nào là chim trống, con nào là chim mái được. Nếu chờ mua về một thời gian để phái hiện con nào hót, con nào ro ro thì có khi mất tiền oan uổng vì như quí vị đã biết giá tiền mua một Khướu trống thường đắt gấp ba bốn lần chim Khướu mái!

Tuy vậy, vẫn có cách nhìn sơ qua mà vẫn phân biệt được Khướu trống, Khướu mái một cách chính xác. Đó là cách quan sát chùm lông ở trên mũi của chúng:

Khướu trống, chùm lông mũi này lớn và mọc dài nên nhô cao lên.

Khướu mái thì chùm lông mũi nhỏ hơn, và lông ngắn hơn nên thấp lè lè.

Ngoài ra còn có cách khác để phân biệt Khướu trống mái, là quan sát kỹ vệt lông đen ở đuôi mắt của Khướu:

Khướu trống, vệt lông đen này lớn bản, về phía cuối hơi nhọn.

Khướu mái, vệt lông đen này nhỏ bản hơn, có vẻ sắc nét hơn, về phía cuối không nhọn mà thẳng góc.

Muốn quan sát kỹ vệt lông đen này, quí vị cần phải bắt Khướu cầm chặt ở tay, còn tay kia vuốt xuôi theo chiều lông ở mí mắt thì mới nhìn rõ được phần cuối của vệt lông đen đó là nhọn hay vuông góc. Quan sát Khướu Mun thì dễ, nhưng với Khướu Bạc Má thì phải chịu khó vạch phần lông trắng ở má sang một hên thì mới dễ dàng thấy được vệt lông đen hiện ra.

Có người còn quan sát phần yếm đen ở cổ và ngực Khướu, nhưng điều này chúng tôi cho là không mấy chính xác bằng hai cách trên, nhất là quan sát chùm lông mũi, đáng tin cậy nhất.

Về cách phân biệt chim trống mái, và cách chọn lựa con chim có vóc dáng tốt mà nuôi, những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong nghề khuyên chúng ta nên quan sát thật nhanh thì mới có thể phát giác ra được những nét tốt mà mình thấy được ở con chim. Tức là phải nhìn một cách toàn diện, chứ đừng kỹ lưỡng quan sát từng phần một. Vì nếu cứ nhởn nha quan sát, hoặc cố tình lại gần mà quan sát kỹ thì thế nào cũng bị… hoa mắt, không còn giúp ta phân hiệt được gì…

Đó là điều con chim khác với con chó. Ở con chó, càng nhìn lâu càng nhận ra được đâu là nét tốt để chọn nuôi. Còn ở con chim, có lẽ nó thường hay nhảy loạn xạ trong lồng nên dễ làm rối mắt, không cho phép ta quan sát được kỹ hơn. Và nếu trường hợp này xảy ra, thì tốt hơn hết ta nên… bỏ đi đâu đó một lúc rồi sau đó quay lại quan sát tiếp, hy vọng đạt được kết quả mong muốn hơn.

Với Khướu, chim mái rất mau miệng, dù là mái bồi, chỉ nuôi độ một buổi, lâu lắm là một ngày, mái sẽ mở miệng kêu ro ro. Ngược lại, Khướu trống bổi có khi phải nuôi một hai tuần trở lên mới chịu hót.

Khổ nổi, chim Khướu trống bổi trong những ngày đầu nhốt trong lồng chật chội, do chưa thích hợp với môi trường sống mới, do tâm trí nó còn hoang mang sợ sệt, nên nhiều con trống cũng kêu ro ro như Khướu mái.

Tuy nhiên, người có kinh nghiệm vẫn phân biệt được ngay: tiếng kêu ro ro của chim mái vừa to vừa rõ, lại thưa ra. Còn tiếng ro ro vì sợ của chim trống vừa nhỏ lại nhặt, có khi liên hồi như đang run sợ vậy…

Dù sao thì chúng tôi cũng xin có lời khuyên đối với quí vị nào chưa rành rẽ trong việc phân biệt trống mái, mà lỡ mua Khướu bổi về nuôi, cứ nên bình tĩnh nuôi trong vài tuần để biết đích xác đâu là trống mái. Tốt hơn là nhờ những nghệ nhân có kinh nghiệm về Khướu chọn lựa hộ cho.

Cách Dạy Khướu Làm Chim Khướu Mồi

Chỉ những người sống bằng nghề bẫy Khướu chuyên nghiệp hoặc tài tử mới cần nuôi Khướu mồi. Dân chuyên nghiệp thì bẫy Khướu bổi làm kế mưu sinh, còn dân tài tử là những nghệ nhân nuôi chim, thỉnh thoảng đem chim mồi vào rừng một chuyến, hy vọng bắt được vài con Khướu hay để về nuôi nghe hót.

Tùy theo nhu cầu mà có ngưừi nuôi một vài con Khướu mồi, hoặc nuôi với số lượng nhiều hơn. Thật ra, một lần vào rừng bẫy Khướu bổi, dù là đi trong ngày, không ai lại chỉ mang theo một con Khướu mồi đã cho là đủ được!

Khướu mồi cũng có con hay con dở. Con Khướu mồi gọi là hay là con có tài… sát thủ, hễ vào rừng lần nào nó cũng lập được nhiều thành tích đáng kể khiến chủ nuôi phải hài lòng, còn nếu nuôi phải con Khướu mồi dở thì “hành nghề” có lúc thành lúc bại. Nhiều khi nó làm cho chủ nuôi phải phát cáu, bực mình, muốn… phóng sanh cho khuất mắt!

Với con chim mài thật hay thì khi vừa vào đến cửa rừng, nó tài tình đến độ phát hiện ngay được sự hiện diện của một con Khướu bổi nào gần đó nên cất tiếng hót vang. Tiếng hót của con Khướu mồi đã báo cho chủ nuôi biết tin vui, và tùy đó mà lo hành sự. Nó có khả năng “làm việc” bất cứ giờ giấc nào trong ngày, và có thể theo chủ vào rừng ba bốn ngày liền mà cơ hồ như không biết mệt! Nghĩa là đến góc rừng nào mà còn chim bổi là mồi sẵn sàng hót lên thúc đá…

Ngược lại với con Khướu mồi dở, nhiều khi tỏ ra đỏm lược ở nhà, nhưng khi vào rừng lại tỏ ra nhát như cáy, miệng kín như ngậm tăm! Có con cũng tỏ ra dạn dĩ, nhưng đánh được một hai còn bổi rồi thì nó trở chứng so đầu rụt cổ! Nhiều khi con bổi đến cận bên, chỉ cần con mồi can đảm hót giục thêm vài ba câu nữa là chim bổi vào ngay bẫy rập, nhưng nó lại… lặng thinh khiến con bổi phải lãng ra xa…

Vuột mất một con Khướu bỗi đôi khi chủ nuôi không tiếc, mà chỉ giận con chim mồi quá dại, của ngon dâng ngay tận miệng mà lại dại dột không ăn!

Vậy, đặc tính cần có của một con Khướu mồi là gì? Nó phải là con chim thật dữ, nhưng đồng thời cũng là con chim thật khôn! Chữ khôn ở đây xin được hiểu theo nghĩa… nghề nghiệp: siêng hót và hót hay để rủ rê chim bổi đến gần, và biết hót thúc đúng lúc để “chọc tức” con chim bôi hăng tiết nhào vào lưới rập ngay…

Chim mồi mà hay như vậy thì ai cũng chuộng, dù trả mua với giá nào chắc chắn chủ nó cũng không chịu buông.

Muốn tạo một con Khướu để làm mồi thật hay, ta phải làm những việc sau đây:

Chọn chim dữ và khôn: Chim Khướu dùng làm mồi phải là con chim dữ. Nó là con Khướu thuộc, được nuôi ít ra cũng được vài mùa, dừ đó là chim bổi hay chim con nuôi lên cũng được, cần nhất là con chim đó phải dạn người, phải siêng hót, và phải… khôn: không những đi đến đâu cùng có thể mau mồm mau miệng hót ngay được, mà còn biết dụ con mồi đúng lúc!

Con chim đã dữ thì không hề biết sợ một con bổi nào, bao giờ nó cũng biết tự tin vào tài năng của chính nó. Mà dù đức tính tự tin của nó yếu thì chủ nuôi cũng có cách bổ khuyết, bằng cách năng đi tập dượt luôn tại các tụ điểm chơi chim…

Tập cho chim sống trong lục: Ai cũng hiết bẫy chim là phải dùng lục. Lục là một cái lồng đặc biệt dùng để nhốt chim mồi, và bên trên là lưới rập để bắt chim bổi. Lục để bắt Khướu tuy to, nhưng cũng chật hẹp hơn lồng nuôi rất nhiều.

Con chim đã quen ở trong lồng, nay cho qua lục mười con như một đều không thích ứng, chúng cứ tìm đủ mọi cách để cố thoái thân. Vì vậy, muốn tập cho Khướu làm chim mồi, thì trước hết ta phải tập cho nó đứng trong lục cho quen đã. Cách tập này không phải chỉ trong một tuần hoặc năm ha bữa là xong! Có con Khướu phải tập nửa năm hoặc cả năm mới thuần thuộc.

Phải tập làm sao cho con chim có thói quen ở trong lồng cũng được mà ở trong lục cũng dễ dãi bằng lòng thì mới xách đi làm mồi được. Thí dụ khi đi rừng thì cho chim sang lục, mà khi về lại cho chim sang lồng nghỉ ngơi cho rộng rãi. Việc từ lục sang lồng hay từ lồng sang lục, hai chỗ ở một rộng một hẹp mà con Khướu mồi vẫn dễ dãi chấp nhận thì lúc đó nó mới thực sự là con chim mồi!

Việc này tuy khó nhưng chim cũng quen dần. Trước tiên là nuôi con Khướu mà mình muốn tập làm chim mồi trong lục. Nuôi cho đến một ngày nào đó nó chịu đứng yên như cách sống trong lồng, rồi xách lục đến các tụ điểm chơi chim mà tập dượt cho chim quen đi…

Sau một thời gian, ta phải tập cho chim có một thói quen khác là: hễ đi dượt thì sang chim qua lục, mà về nhà phải sang chim trở về lồng. Việc sang qua sang lại chỗ ở như vậy mà chim tỏ ra không hề sốc, thì đó là lúc làm mồi được.

Tập làm mồi: Hãy chim thì bẫy ở rừng nên phải có thời gian để tập cho chim mồi làm quen với không khí của rừng, với quang cảnh của rừng, nếu không nó sẽ bở ngỡ và sinh ra sợ sệt. Phải tập làm sao cho con chim dù ở nhà hay ở rừng, lúc nào cũng dạn dĩ hót được: tức là chịu hót trong mọi hoàn cảnh, treo đâu hót đó thì mới có thể làm mồi.

Muốn tập được như vậy thì không cách nào hơn là cho chim “đi thực lế” nhiều lần ở rừng để nó quen dần và dạn dần… Nếu ở gần rừng thì việc này thực hiện dễ, nhưng nếu ở xa rừng thì chỉ có cách mỗi lần đi bẫy chim, nên cho những con “học trò” này theo. Nó theo mãi rồi quen, và khi đã quen thì nó giữ được sự tự tin, không còn phập phồng lo sợ nữa…

Cũng có nhiều con Khướu thuộc, không qua việc tập luyện nhưng vẫn làm mồi được. Nhưng, dù sao có thời gian để tập luyện “đúng sách vỏ”, đúng bài bản thì con mồi đó vẫn tốt hơn, vẫn có giá trị hơn.

Tập làm mồi cũng còn có nghĩa dạy cho con chim mồi biết cách tập hót đúng lúc để dụ chim bổi về, và cách hót giục để dụ chim bổi vào đá mà sập bẫy.

Đây là công việc tế nhị, khó khăn, chủ nuôi phải đích thân tập luyện nhiều lần cho “học trò” thuộc bài như cháo thì mới trở thành con mồi giỏi được.

Chẳng hạn, vào rừng, sau khi tìm chỗ thích hợp để treo lồng chim mồi lên, chủ chim liền tìm chỗ giấu mình gần đó rồi huýt gió giả tiếng Khướu mái ro ro để con chim tập sự hót ngay.

Cần phải tập đi tập lại việc đó rất nhiều lần, bằng cách giờ này treo lục ở điểm này, giờ sau lại đem treo qua bụi lùm khác. Và cứ mỗi lần treo lục xong là ta phải giả tiếng mái ro ro để con mồi tập sự hiểu mà cất tiếng hót ngay. Chỉ khi nào việc hót “liền tức thì” đó trở nên một thói quen quí giá thì con chim đó mới có thể làm mồi được.

Mặt khác, quí vị cũng cần biết, con chim làm mồi tuy đã biết rõ công việc của nó làm, nhưng chỉ dùng được trong thời gian nó thực sự căng lửa. Con mồi giỏi mà bị thay lông, hay bị suy, dù đem ra rừng cũng không làm được trò trống gì. Ngay cả thời gian tập luyện cho con chim làm mồi cũng phải chọn thời điểm sung súc nhất của nó, tức là sau mùa thay lông xong. Con chim thay lông xong thì đủ lửa, hót căng. Chim đó mới dạn dĩ, mới có được bản lĩnh đóng trọn vai trò con mồi trứ danh được.

Con Khướu mồi, dù tập sự mà vào rừng treo lục lên chịu hót ngay là có thể cho “hành quân” được. Hãy cho nó xâm nhập trận địa và tập cho nó đánh bắt những con bổi đầu tiên để mở đầu “sự nghiệp” rở ràng của nó sau này.

Lần này treo lục lên, chủ chim lại tìm chỗ lý tưởng để núp rình. Hễ chim mồi trong lục hót thúc lên thì thế nào Khướu bồi ngoài trời cũng kéo đến. Đây là lúc chủ chim có cơ hội tốt để tìm hiểu sự thông minh tài trí của con chim mồi tập sự của mình hay dở ra sao.

Nếu thấy con chim bổi lại gần, tức là đậu trên một cành cây nào gần dó, mà nó vẫn bình tĩnh hót rân lên như có ý thách thức con chim rừng bên ngoài vào lục đấu đá thì nó đã xứng đáng là chim mồi thực thụ rồi. Tất nhiên, thấy chim lạ mà dám hiên ngang đứng hót là chứng tỏ con mồi tập sự đã có thừa bản lãnh rồi. Nhưng, ngược lại, khi nhác thấy chim bổi lại gần mà đứng trong lục nó tỏ ra mất tự nhiên, nghĩa là ra vể sợ sệt, thì đó là lúc chủ chim phải giả dạng giọng con Khướu mái kêu ro ro để “nhắc nhở” cho con mồi tập sự bình tĩnh, để hót lên dụ kẻ thù vào bẫy sập…

Tuy nhiên, việc đó không phải dễ dàng, vì ít có con mồi lập sự nào lại “khôn” đến mức đó. Thường việc này tập đi lập lại nhiều lần, nghĩa là phải đành để sảy chim bổi nhiều lần thì mới mong chim mồi “thuộc bài” được.

Chắc quí vị cũng biết, khi chim bổi rất dữ, dính lưới nó vùng vẫy (chỉ trừ những chim quá dữ, tuy bị lâm cảnh nguy khốn, nhưng nó vẫn liếp tục hướng vào chim mồi mà tiếp tục đấu đá) để cố thoát thân. Hành động hoảng loạn này của chim bổi đôi khi làm cho chim mồi bên trong cũng sợ hãi theo. Vì vậy, khi bắt chim bổi ra khỏi lưới rập, ta phải làm cho thật nhanh gọn, tránh cho con bổi giãy giụa mạnh, và nhất là đừng kêu toáng lên như heo sắp chọc tiết vậy.

Với chim mồi lập sự lần đầu, sau khi hắt được con bổi đầu liên là nó đã hoảng hồn, ít con có thể còn hình tĩnh để tiếp tục đánh bắt những chim bổi khác. Tuy nhiên lần đầu “ra quân” mà nó đạt được chiến tích đó cũng đủ làm cho chủ nuôi hả dạ lắm rồi!

Nên cho con mồi đó nghỉ ngơi để nó định tĩnh lại tinh thần. Nhưng, không nên để nghỉ lâu ngày vì nó có thể dễ dàng quên hết bài vở đã học lâu nay.

Việc đời “trăm hay không bằng lay quen”, nghề gì cũng phải “văn ôn võ luyện” cho thành thạu mới chóng giỏi tay nghề. Con Khướu mồi cũng vậy, nếu không thường xuyên đi rừng thực tập, nó khó lòng trở thành con chim sát thủ nổi danh được!

Các cụ ngày xưa khi chọn Khướu làm chim mồi, thường lựa ra những con có tướng đẹp, siêng hót mới chịu nuôi. Các cụ còn chọn Khướu mắt thau (mắt màu vàng), hoặc Khướu mắt đỏ (mắt hột lựu) cho là giống tinh khôn nhất, dễ dạy bảo nhất. Những chim như vậy là chim quí, cả trăm con may ra chọn được một!

Tập con Khướu làm mồi, ai cũng biết, tốn rất nhiều công sức, và mất nhiều thời gian. Có khi nhờ con hay dẫn dắt con dở, con lâu năm dẫn dắt con mới nhập môn, thế nhưng cũng tốn cả vài ba năm mới tạo được một con mồi xuất sắc. Nhưng nếu trời ngó lại luyện được con mồi hay thì có thể nuôi mình đến cả chục năm. Cho nên sức của mình bỏ ra tuy nhiều cũng không thấm tháp gì so với những lợi lộc quá lớn do con Khướu mồi mang lại.

Có một con Khướu mồi tốt trong tay, là một điều quí hiếm, cho nên chỉ khi nào thực sự giải nghệ, không còn đi bẫy chim nữa, người ta mới chịu “buông” nó ra. Đôi khi việc làm đó không phải vì tham tiền (vì bán được giá rất cao) mà vì không muốn tài năng của con chim quí vì mình mà mai một với thời gian. Mình không còn dùng thì nên giao lại cho người khác nuôi, để con mồi không “lục” nghề, uổng phí của trời.

Nói như vậy để quí vị thấy, có nhiều ông cụ quí mến con chim mồi chẳng khác nào quí mến đứa con ruột thịt của mình! Đỏ là đứa “con nhờ con cậy” của ông ta, đã sống với ông một phần cuộc dời, và có nhiều kỷ niệm sâu sắc với ông diễn ra từ khu rừng này sang khu rừng khác. Nếu con mồi lỡ ra bị chết, ông ta có thể vì buồn mà ngã bệnh suốt tháng và chuyện buồn chán này có khi cũng kéo dài đến mấy năm… mới khuây khỏa được.

Thức Ăn Của Chim Khướu

Nếu nuôi để mà sống thì ta cho Khướu ăn thức ăn gì cũng được. Thậm chí tập cho nó thói quen ăn tạp như ở trong rừng, nay thứ này, mai thứ nọ cũng quen đi.

Nội dung trong bài viết

Còn nuôi để cho con Khướu giữ được sức khỏe dẻo dai, lại hót hay (Chúng ta nuôi Khướu mục đích chính là để khai thắc triệt để giọng hót của nó kia mà?) thì phải tìm cho Khướu một chế độ ăn uống hợp lý, vừa lợi cho nó mà cũng giản tiện cho mình, như vậy mới có lợi.

Thức ăn gọi là lợi cho Khướu là giúp nó giữ được sức khỏe để căng lửa mà hót hay, còn giản tiện cho mình là chỉ bỏ thì giờ ra pha chế một lần là có thể để đành cho chim ăn dần vài tuần hay cả tháng… Đôi khi tìm thức ăn phụ cho chim lại tốn nhiều thì giờ hơn…

Khướu thì dễ nuôi, gần như cho ăn thức ăn gì nó cũng tỏ ra thích khẩu cả. Nhất là về đạm, nó có thể ăn cả thằn lần, cóc nhái, dế, gián và cả thịt bò. Khướu cũng thích ăn chuối như Hoành Hoạch, Chóp mào, Sáo, Cưỡng…

Thức ăn chính của Khướu là gạo rang trộn trứng. Nói là gạo rang, nhưng tốt hơn là dùng tấm để rang, cho Khướu dễ ăn hơn. Hột gạo to, Khướu ăn thường văng ra ngoài vừa phí phạm vừa làm dơ bố lồng.

Cứ một kí lô tấm gạo thì trộn với 20 trứng gà hoặc trứng vịt.

Trước hết, rang tấm cho vàng, sau đó đập vào 20 trứng gà (cả lòng đỏ lẫn tròng trắng) đảo thật đèu đổ trứng bao kín hột tấm. Trộn thêm độ hai muỗng xúp đường cát, hai muỗng xúp sữa bột và hai muỗng xúp hột xương, (bột sò) rồi đem phơi nắng cho thật khô.

Tấm gạo rang trộn trứng này có thể để dành cho Khướu ăn lâu ngày, nhưng mỗi tuần nên đem ra phơi nắng một vài giờ đề tránh bị mốc.

Có người cũng dùng tấm gạo trộn trứng, nhưng lại trộn thêm bột bắp.

Có người lại cho ăn cám hỗn hợp dùng cho gia cầm.

Có người lại nuôi Khướu bằng thức ăn của Chích Chòe, tức là hột đậu phộng trộn trứng. Ăn theo công thức này thco ý chúng tôi vẫn tốt, nhưng phải làm đủ mọi cách để chiết bớt chất dầu trong đậu ra được càng nhiều càng tốt. Vì chất dầu trong đận phộng, Họa Mi và Khướu ăn vào sẽ khản giọng, hót không thanh, giọng không trong trẻo…

Muốn gạn dầu ra khỏi bột đậu phộng thì nên dùng chai cán đậu trên một xấp giấy báo dày để dầu rút hết vào giấy báo. Rồi sau khi trộn bột đậu phộng với trứng đem phơi ra nắng, cũng trải một xấp giấy báo dày ở dưới để dầu rút thêm vào giấy báo thêm một lần nữa. Thậm chí, khi bảo quản bột vào hộp, cũng nên lót kỹ giấy báo dưới đáy và chung quanh hộp để số dầu còn lại trong bột ngắm hết vào giấy báo.

Như phần trên chúng tôi đã trình bày là chim Khướu rất dễ nuôi, rất dễ cho ăn. Nhưng thay đổi thức ăn một cách đột ngột dễ làm cho chim bị sốc một cách đáng tiếc. Một khi chim đã quen với mùi vị của loại thức ăn này thì nó khó chấp nhận mùi vị của thức ăn lạ khác. Khứu giác của loài muông thú rất bén nhạy trong việc này. Nếu do đói quá mà ăn cầm chừng năm ha miếng đó là sự miễn cưỡng, ăn để sống qua cơn đói mà thôi.

Quí vị cũng biết, hễ chim biếng ăn trong vài ngày là bị xuống sức, khó khăn lắm mới vực lên được.

Vì vậy không nên thay đổi thức ăn của chim một cách đột ngột. Nghĩa là hễ trước đây đã cho Khướu ăn thức ăn gì thì nay cứ tiếp tục cho nó ăn mãi thức ăn đó. Với chim bổi thì ta đành chấp nhận, phải tập cho nó quen dần với thức ăn mới, nên có suy cũng phải chịu.

Trong trường hợp cần phải thay đổi một thành phần nào đó trong công thức đã định sẵn thì quí vị nên thay đổi từ từ với tỷ lệ nhỏ, để tập cho chim ăn quen dần dần…

Do đó, khi mua chim của ai về nuôi, để tránh cho chim bị sốc, quí vị nên hỏi han thật rõ về thức ăn của con chim đó ra sao, công thức chế biến thế nào. Ngay cả việc chăm sóc cũng nên hỏi kỹ tường tận… Chắc chắn người bán không vì một lẽ gì mà từ chối trả lời những câu hỏi chính đáng đó của mình.

Ngoài thức ăn chính là tấm gạo rang trộn trứng ra, mỗi ngày ta nên cho Khướu ăn thêm cào cào tươi, thằn lằn, cóc nhái (loại nhỏ) và thịt bò xắt vụn…

Tất nhiên, không phải trong một ngày mà phải cho Khướu ăn tất cả những thứ vừa kể, mà chỉ cần cho ăn một hay vài loại nào đó mà thôi. Có thể là cào cào, hoặc sâu tươi. Nếu không mua được hai thứ đó thì cho ăn vài con dế, hay vài con gián, có thể vài mẩu thịt bò xắt vụn cũng được.

Những thức ăn đạm động vật này có thể thay đổi hằng ngày mà không làm cho Khướu bị sốc. Nghĩa là tiện có thứ gì cho ăn thứ nấy, thậm chí ngày nào không cho ăn cũng không sao. Tuy vậy, nếu lâu ngày quá mà không cho ăn đạm động vật, mà chỉ cho ăn mỗi một món tấm rang trộn trứng không thôi, thì chim dễ bị suy vì khẩu phần thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể.

Thức ăn của chim nên tùy vào những thứ sẵn có ở địa phương. Chẳng hạn không có trứng gà thì thay thế bằng trứng vịt; không có sâu tươi thì thay bằng trứng kiến; không có cào cào thì thay thế gián, dế, thằn lằn, thịt bò… Có người còn cho ăn cá thịt (loại cá con dành cho cá Ngân Long ăn) để tạm thay thế vào những ngày không kiếm được cào cào hay sâu tươi chẳng hạn…

Thức ăn đạm là thức ăn phụ của Khướu, vài ngày cho ăn một lần cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của nó.

Khướu cũng thích ăn chuối chín, nhưng ít người cho chim ăn thường xuyên thứ trái cây này. vì một lẽ dễ hiểu phân nó thải ra quá nhiều làm dơ bố lồng, và lôi cuốn ruồi nhặng bu vào…

Xin được lưu ý là chim Khướu mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhiều, uống nước cũng nhiều. Vì vậy ta phải thường xuyên theo dõi thức ăn nước uống của chim còn hết ra sao, để nếu cần thì kịp thời châm thêm, nếu không chim sẽ bị đói khát.

Trong mùa nắng, thời tiết oi bức, Khướu thường thích vục đầu vào cóng nước uống mà tắm, vì vậy cóng nước uống của chim mau cạn. Tốt hơn hết, trong mùa nắng, nên tăng thêm vài cóng nước trong lồng đẻ Khướu uống được đầy đủ.

Có nhiều nghệ nhân nuôi chim vốn có tính cẩn thận nên nuôi chim rất kỹ. Thức ăn tấm rang trộn trứng chỉ cho vào cóng vừa đủ để chim ăn trong ngày; hôm sau nếu còn dư dứt khoát đổ bỏ.

Thức ăn đạm động vật, họ chỉ cho Khướu ăn vào bữa trưa, chiều ăn sợ chim lạnh bụng khó tiêu nên dễ bị bệnh. Đã thế, cào cào mua về không những cắt bỏ chân mà còn rửa lại trong nước vài lần để ngăn ngừa thuốc sát trùng mà nông dân xịt trên ruộng lúa. Thằn lằn trước khi cho Khướu ăn cũng cắt bỏ hểt bốn bàn chân, vì sợ những giác tu làm trầy trụa thực quản của chim…

Kỹ lưỡng như vậy cũng đúng, nhưng, nuôi nấng mà cầu kỳ như vậy cũng làm giảm bớt phần nào sự hứng thú của mình, vì cả ngày cứ cặm cụi lo chọ chim từng tí một thì còn thì giờ rỗi rảnh đâu mà… thưởng thức giọng hót của chim

Tóm lại, nuôi Khướu ít tốn kém hơn một số chim hót rừng khác. Thức ăn của nó cũng chế hiến giản dị, rẻ tiền, chỉ có điều đã cho ăn theo công thức pha chế thế nào thì cứ nuôi mãi với thức ăn đó. Nếu cần sửa đổi chế độ ăn uống cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, hoặc với tình trạng sức khỏe của chim, thì nên thay đổi từ từ, mỗi tuần tăng hay giảm một ít thì mới có kết quả tốt.