Top 4 # Xem Nhiều Nhất Chim Khướu Ngọc Linh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Mê Linh Coffee Garden

Đường Đi Mê Linh Coffee Garden:

                                               

Mê Linh Coffee Garden nằm ở địa chỉ tổ 20, thôn 4, xã Tà Nung, TP. Đà Lạt, quán được nhiều khách du lịch yêu thích và tìm đến không chỉ mang hương vị cà phê chồn đúng chất mà còn sở hữu tầm nhìn có một không hai ở Đà Lạt. Mê Linh là một đồn điền nhỏ ở vùng nông thôn miền núi gần Đà Lạt. Nơi này rất phát triển loại cà phê Robusta và Moka. Nhưng đặc biệt hơn cả là cà phê chồn nguyên chất.

Mê Linh Coffee Garden Đà Lạt nằm cách xa trung tâm thành phố khoảng 25km. Một đoạn đường khá dài qua con đèo Tà Nung. Chạy theo con đường xa khoảng 500m nữa mới đến được khu vực này.Vừa để các bạn thoát ra khỏi chốn đô thị về một miền đất nông thôn vừa để các bạn trẻ trải nghiệm cuộc sống xung quanh tràn ngập những màu sắc mới và cũng vô cùng thích thú đối với dân đi phượt.

Mê Linh Coffee Garden

Được thiết kế theo một kiến trúc mở không cầu kì như những quán khác. Bao quanh khu vực là rừng cà phê xanh mướt, chắc ai đó sẽ nghĩ với khí hậu Đà Lạt như thế. Thì cần phải làm thật ấm cúng nhưng không nó thoát ra khỏi cái sự ấm áp kia để mang đến sự gần gũi với thiên nhiên gió lộng. Tất cả mọi thứ đều thuộc về thiên nhiên không gò bó chúng ta trong một cái lồng dưới những ánh đèn rực rỡ xa hoa kia.

Mê Linh coffee

Một địa điểm check in vô cùng lý tưởng chào đón các bạn trẻ, cho những người yêu thiên nhiên, cho những cặp đôi cùng trải nghiệm trong không gian xanh thoáng đãng, cho những bạn đi phượt một góc nhìn mới mẻ tràn đầy thú vị.

Ngay bên cạnh sẽ là xưởng sản xuất ra cà phê chồn cùng nhìn ngắm những chú chồn đang vô tư gặm nhắm những trái cà phê chín đỏ mọng, bạn còn được học hỏi tìm hiểu những cách thức để đưa ra cà phê chồn đúng chất của nó.Cà phê được chồn ăn vào cơ thể và thải ra môi trường theo một cơ chế sinh học riêng. Chồn chỉ lựa và ăn những hạt cà phê tươi ngon, nguyên trái, phải chín mọng và không mùi lạ. Khi ăn, chúng chỉ nuốt lớp mật bên ngoài và không nghiền nát hạt cà phê. Vì vậy, khi hạt cà phê vào cơ thể chồn sau 3 – 4 tiếng, dạ dày chồn tiết ra một loại enzym rất đặc biệt thẩm thấu vào hạt cà phê và cho ra từng thỏi kết những hạt cà phê. Người ta sẽ thu lượm lại và mang đi ủ từ 4 – 6 tháng giúp cho enzym thẩm thấu hoàn toàn vào hạt cà phê. Sau khi ủ xong, cà phê được rửa sạch và phơi khô, sau đó bóc đi lớp lụa bảo vệ nhân cà phê và cho ra đời những hạt cà phê hoàn toàn sạch.

Mê Linh coffee Garden còn là có khu trưng bày và bán các sản phẩm thổ cẩm, quà lưu niệm, và những món ăn mang đặc trưng của người dân ở đây : Cơm Lam gà nướng,thịt xiên nướng…

Chim Khướu Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chim Khướu. Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu

Khướu được chia làm 3 loại căn bản dựa vào màu lông của nó: Khướu ô (hay Khướu mun), Khướu ô lờ và Khướu bạc má. Tên gọi phản ánh chính xác màu sắc lông của chúng.

Khướu ô/ Khướu mun thì đen từ đầu đến chân như quạ.

Khướu ô lờ cũng có lông đen nhưng bên má sẽ có màu bạc.

Khướu bạc má thì có lông đen hoặc xanh, hai bên má có màu trắng. Sở dĩ nó có tên là Khướu Bạc Má là vì hai bên má của loài Khướu này có vệt lông trắng che phủ ngoài tai, kích cỡ bằng móng ngón tay cái người lớn.

Kỹ thuật nuôi chim Khướu

1. Chuẩn bị lồng nuôi

Lồng nuôi chim Khướu phải là lồng lớn (kích thước chim Khướu khoảng 23-30cm), đan bằng tre hoặc mây đều được. Bạn nên chọn lồng vuông, bề mặt nhẵn, có nan khít, sơn hoặc phủ vec-ni bên ngoài để tránh nấm mốc gây hại đến sức khỏe của chim, lồng cần được phủ kín để tránh chim dễ bị kích động, hoảng hốt.

Phía trong lồng, bạn cần bố trí cầu lớn bằng ngón tay người lớn để chim có thể đậu vững trên đó. Khi chim lớn hơn thì bạn nên bố trí sẵn nước và thức ăn, thỉnh thoảng hạ lồng xuống và thay một lần.

2. Chú trọng môi trường sống

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chim Khướu. Mua chim về bạn nên treo lồng ở 1 nơi yên tĩnh, ít người qua lại rồi đặt chim Khướu vào đó. Bởi khi mới về Khướu rất nhát, nếu gặp người hoặc môi trường ồn ảo nó sẽ bay loạn xạ vì hoảng sợ dẫn đến dập đầu, gãy móng.

Chim Khướu khoảng 6 tuần tuổi sẽ bắt đầu biết bay nhảy. Chúng bắt đầu tập hót những tiếng đầu tiên sau 2 tháng, ban đầu chỉ là những âm sắc đơn điệu, chưa có độ trầm bổng đa sắc. Phải mất khoảng 4 tháng chim Khướu mới quen dần với môi trường xung quanh, và qua nửa năm thì chim mới thuần thục.

3. Vệ sinh cho chim Khướu

Khướu là loài chim rất thích tắm, điều này dễ thấy trong tự nhiên, chim Khướu thường chọn sống ở những nơi mát mẻ như khe, suối.

Khi nuôi Khướu được khoảng 2 tuần thì bắt đầu tập cho Khướu tắm. Bạn cần chuẩn bị 1 lồng riêng để tắm cho chim. Mở 2 cửa lồng rồi áp sát vào nhau để Khướu chui qua, tuyệt đối không bắt Khướu bằng tay, rồi dùng nước tắm vẩy nhẹ nhàng đủ làm ướt lông Khướu.

Đồng thời bạn để một chậu nước phía dưới lồng, sau đó bạn cầm lồng tắm và chậu nước ra đặt ở nơi có ánh nắng, bản năng của Khướu sẽ biết tự dùng nước để tắm và rỉa lông. Trong lúc Khướu tắm bạn kết hợp chà rửa lồng chính cho chúng, bạn cứ duy trì thói quen vài lần như vậy Khướu sẽ quen và thích được tắm thường xuyên, không còn sợ người nữa.

Chim Khướu là loài dễ ăn, dễ nuôi. Bạn cũng cần tạo thói quen cho ăn với chim Khướu non, cách một giờ đút thức ăn một lần vì Khướu tiêu hóa thức ăn rất nhanh, lý do chính là để tạo cho chúng thói quen khi đói sẽ há mỏ ra chờ người đến mớm (như phản xạ của chim con với chim mẹ vậy)

1. Khi chim Khướu còn non

Khi mới về, thức ăn của chim Khướu nên là: gạo rang bột trộn trứng. Bạn có thể mua ở tiệm hoặc tự làm ở nhà.

Hoặc bạn có thể chuẩn bị thức ăn cho Khướu từ những nguyên liệu đơn giản như: bột ngô xay nhỏ, tép khô, bột dinh dưỡng em bé, trứng gà. Bạn để lửa nhỏ, rồi đổ bột ngô lên chảo đảo đều tay sao cho bột ngô không bị cháy, khi ngửi thấy thơm thì đổ ra. Tiếp tục cho tép vào chảo, rang vàng và giòn thì đổ vào đống bột ngô. Sau đó trộn bột dinh dưỡng em bé vào chung rồi đảo đều tất cả. Cuối cùng bạn cho trứng gà vào, trộn đều tay để đảm bảo bột không vón cục, không dính rồi vào lọ, để dành cho chim ăn dần.

Đây là món ăn dễ làm và rất tiết kiệm, có thể dùng cho chim Khướu ở mọi độ tuổi.

2. Khi chim lớn hơn

Khi chim lớn hơn, ngoài thức ăn dạng bột như trên bạn nên cho Khướu ăn thêm thức ăn tự nhiên như cào cào, thằn lằn, dế, thịt bò thái nhỏ, gián… Nhớ phải cho chim ăn no đủ thì chim mới đủ khỏe mạnh, hót nhiều và hót hay. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung thêm một vài loại trái cây như chuối, trứng cá… vào khẩu phần ăn của Khướu.

Kết luận

Tóm lại, để nuôi được một chú khướu khỏe mạnh, hót hay và hay hót cần một người chủ kiên nhẫn, khéo léo và cẩn thận trong việc thuần dưỡng, cho ăn, chăm sóc và vệ sinh cho Khướu.

Thức Ăn Của Chim Khướu

Nếu nuôi để mà sống thì ta cho Khướu ăn thức ăn gì cũng được. Thậm chí tập cho nó thói quen ăn tạp như ở trong rừng, nay thứ này, mai thứ nọ cũng quen đi.

Nội dung trong bài viết

Còn nuôi để cho con Khướu giữ được sức khỏe dẻo dai, lại hót hay (Chúng ta nuôi Khướu mục đích chính là để khai thắc triệt để giọng hót của nó kia mà?) thì phải tìm cho Khướu một chế độ ăn uống hợp lý, vừa lợi cho nó mà cũng giản tiện cho mình, như vậy mới có lợi.

Thức ăn gọi là lợi cho Khướu là giúp nó giữ được sức khỏe để căng lửa mà hót hay, còn giản tiện cho mình là chỉ bỏ thì giờ ra pha chế một lần là có thể để đành cho chim ăn dần vài tuần hay cả tháng… Đôi khi tìm thức ăn phụ cho chim lại tốn nhiều thì giờ hơn…

Khướu thì dễ nuôi, gần như cho ăn thức ăn gì nó cũng tỏ ra thích khẩu cả. Nhất là về đạm, nó có thể ăn cả thằn lần, cóc nhái, dế, gián và cả thịt bò. Khướu cũng thích ăn chuối như Hoành Hoạch, Chóp mào, Sáo, Cưỡng…

Thức ăn chính của Khướu là gạo rang trộn trứng. Nói là gạo rang, nhưng tốt hơn là dùng tấm để rang, cho Khướu dễ ăn hơn. Hột gạo to, Khướu ăn thường văng ra ngoài vừa phí phạm vừa làm dơ bố lồng.

Cứ một kí lô tấm gạo thì trộn với 20 trứng gà hoặc trứng vịt.

Trước hết, rang tấm cho vàng, sau đó đập vào 20 trứng gà (cả lòng đỏ lẫn tròng trắng) đảo thật đèu đổ trứng bao kín hột tấm. Trộn thêm độ hai muỗng xúp đường cát, hai muỗng xúp sữa bột và hai muỗng xúp hột xương, (bột sò) rồi đem phơi nắng cho thật khô.

Tấm gạo rang trộn trứng này có thể để dành cho Khướu ăn lâu ngày, nhưng mỗi tuần nên đem ra phơi nắng một vài giờ đề tránh bị mốc.

Có người cũng dùng tấm gạo trộn trứng, nhưng lại trộn thêm bột bắp.

Có người lại cho ăn cám hỗn hợp dùng cho gia cầm.

Có người lại nuôi Khướu bằng thức ăn của Chích Chòe, tức là hột đậu phộng trộn trứng. Ăn theo công thức này thco ý chúng tôi vẫn tốt, nhưng phải làm đủ mọi cách để chiết bớt chất dầu trong đậu ra được càng nhiều càng tốt. Vì chất dầu trong đận phộng, Họa Mi và Khướu ăn vào sẽ khản giọng, hót không thanh, giọng không trong trẻo…

Muốn gạn dầu ra khỏi bột đậu phộng thì nên dùng chai cán đậu trên một xấp giấy báo dày để dầu rút hết vào giấy báo. Rồi sau khi trộn bột đậu phộng với trứng đem phơi ra nắng, cũng trải một xấp giấy báo dày ở dưới để dầu rút thêm vào giấy báo thêm một lần nữa. Thậm chí, khi bảo quản bột vào hộp, cũng nên lót kỹ giấy báo dưới đáy và chung quanh hộp để số dầu còn lại trong bột ngắm hết vào giấy báo.

Như phần trên chúng tôi đã trình bày là chim Khướu rất dễ nuôi, rất dễ cho ăn. Nhưng thay đổi thức ăn một cách đột ngột dễ làm cho chim bị sốc một cách đáng tiếc. Một khi chim đã quen với mùi vị của loại thức ăn này thì nó khó chấp nhận mùi vị của thức ăn lạ khác. Khứu giác của loài muông thú rất bén nhạy trong việc này. Nếu do đói quá mà ăn cầm chừng năm ha miếng đó là sự miễn cưỡng, ăn để sống qua cơn đói mà thôi.

Quí vị cũng biết, hễ chim biếng ăn trong vài ngày là bị xuống sức, khó khăn lắm mới vực lên được.

Vì vậy không nên thay đổi thức ăn của chim một cách đột ngột. Nghĩa là hễ trước đây đã cho Khướu ăn thức ăn gì thì nay cứ tiếp tục cho nó ăn mãi thức ăn đó. Với chim bổi thì ta đành chấp nhận, phải tập cho nó quen dần với thức ăn mới, nên có suy cũng phải chịu.

Trong trường hợp cần phải thay đổi một thành phần nào đó trong công thức đã định sẵn thì quí vị nên thay đổi từ từ với tỷ lệ nhỏ, để tập cho chim ăn quen dần dần…

Do đó, khi mua chim của ai về nuôi, để tránh cho chim bị sốc, quí vị nên hỏi han thật rõ về thức ăn của con chim đó ra sao, công thức chế biến thế nào. Ngay cả việc chăm sóc cũng nên hỏi kỹ tường tận… Chắc chắn người bán không vì một lẽ gì mà từ chối trả lời những câu hỏi chính đáng đó của mình.

Ngoài thức ăn chính là tấm gạo rang trộn trứng ra, mỗi ngày ta nên cho Khướu ăn thêm cào cào tươi, thằn lằn, cóc nhái (loại nhỏ) và thịt bò xắt vụn…

Tất nhiên, không phải trong một ngày mà phải cho Khướu ăn tất cả những thứ vừa kể, mà chỉ cần cho ăn một hay vài loại nào đó mà thôi. Có thể là cào cào, hoặc sâu tươi. Nếu không mua được hai thứ đó thì cho ăn vài con dế, hay vài con gián, có thể vài mẩu thịt bò xắt vụn cũng được.

Những thức ăn đạm động vật này có thể thay đổi hằng ngày mà không làm cho Khướu bị sốc. Nghĩa là tiện có thứ gì cho ăn thứ nấy, thậm chí ngày nào không cho ăn cũng không sao. Tuy vậy, nếu lâu ngày quá mà không cho ăn đạm động vật, mà chỉ cho ăn mỗi một món tấm rang trộn trứng không thôi, thì chim dễ bị suy vì khẩu phần thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể.

Thức ăn của chim nên tùy vào những thứ sẵn có ở địa phương. Chẳng hạn không có trứng gà thì thay thế bằng trứng vịt; không có sâu tươi thì thay bằng trứng kiến; không có cào cào thì thay thế gián, dế, thằn lằn, thịt bò… Có người còn cho ăn cá thịt (loại cá con dành cho cá Ngân Long ăn) để tạm thay thế vào những ngày không kiếm được cào cào hay sâu tươi chẳng hạn…

Thức ăn đạm là thức ăn phụ của Khướu, vài ngày cho ăn một lần cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của nó.

Khướu cũng thích ăn chuối chín, nhưng ít người cho chim ăn thường xuyên thứ trái cây này. vì một lẽ dễ hiểu phân nó thải ra quá nhiều làm dơ bố lồng, và lôi cuốn ruồi nhặng bu vào…

Xin được lưu ý là chim Khướu mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhiều, uống nước cũng nhiều. Vì vậy ta phải thường xuyên theo dõi thức ăn nước uống của chim còn hết ra sao, để nếu cần thì kịp thời châm thêm, nếu không chim sẽ bị đói khát.

Trong mùa nắng, thời tiết oi bức, Khướu thường thích vục đầu vào cóng nước uống mà tắm, vì vậy cóng nước uống của chim mau cạn. Tốt hơn hết, trong mùa nắng, nên tăng thêm vài cóng nước trong lồng đẻ Khướu uống được đầy đủ.

Có nhiều nghệ nhân nuôi chim vốn có tính cẩn thận nên nuôi chim rất kỹ. Thức ăn tấm rang trộn trứng chỉ cho vào cóng vừa đủ để chim ăn trong ngày; hôm sau nếu còn dư dứt khoát đổ bỏ.

Thức ăn đạm động vật, họ chỉ cho Khướu ăn vào bữa trưa, chiều ăn sợ chim lạnh bụng khó tiêu nên dễ bị bệnh. Đã thế, cào cào mua về không những cắt bỏ chân mà còn rửa lại trong nước vài lần để ngăn ngừa thuốc sát trùng mà nông dân xịt trên ruộng lúa. Thằn lằn trước khi cho Khướu ăn cũng cắt bỏ hểt bốn bàn chân, vì sợ những giác tu làm trầy trụa thực quản của chim…

Kỹ lưỡng như vậy cũng đúng, nhưng, nuôi nấng mà cầu kỳ như vậy cũng làm giảm bớt phần nào sự hứng thú của mình, vì cả ngày cứ cặm cụi lo chọ chim từng tí một thì còn thì giờ rỗi rảnh đâu mà… thưởng thức giọng hót của chim

Tóm lại, nuôi Khướu ít tốn kém hơn một số chim hót rừng khác. Thức ăn của nó cũng chế hiến giản dị, rẻ tiền, chỉ có điều đã cho ăn theo công thức pha chế thế nào thì cứ nuôi mãi với thức ăn đó. Nếu cần sửa đổi chế độ ăn uống cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, hoặc với tình trạng sức khỏe của chim, thì nên thay đổi từ từ, mỗi tuần tăng hay giảm một ít thì mới có kết quả tốt.

Chim Khướu: Cách Lựa Chọn Và Nuôi Chim Khướu Khỏe Mạnh Hót Hay

có tên khoa học là Timaliidae thuộc họ lớn của loài chim sẻ. Chim Khướu có khá nhiều kích thước và màu sắc khác nhau. Chúng sống chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới, thường gặp nhất ở các nước Đông Nam Á. Ngay cả người có tính nhất cũng phải gật gù đồng ý. Chim Khướu có giọng hót hết sức hay và đa dạng và ít giống chim nào có thể so bì được.

Hiện nay chưa có một tài liệu cụ thể nào phân tích chi tiết về nguồn gốc của Chim Khướu. Chỉ biết rằng chim Khướu xuất hiện khá nhiều ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt, các khu vực rừng già, rừng thưa thu hút rất nhiều Khướu tới làm tổ và sinh sống.

Chim Khướu có thể hót được rất nhiều giọng như giọng , chó, mèo, gà…Thậm chí tiếng mưa, gió, tiếng nước chảy. Nếu chú ý nghe kỹ thì chúng ta có thể nhận ra được nhiều âm thanh khác nữa. Tuy nhiên, cũng có một thực tế phũ phàng là không phải con Khướu nào cũng có thể nhại được nhiều âm thanh. Dù bạn có nhọc công dạy đến đâu chăng nữa chúng vân chỉ hót được 5- 6 câu.

Giọng Khướu rừng cũng hót không được trong và hay như Khướu nuôi trong nhà. Có lẽ một phần do kế sinh nhai trong môi trường tự nhiên. Nên chim Khướu rừng cũng không có thời gian để phát huy khả năng ca hát của mình.

Đại đa số những người mới chơi thường có thói quen mua thật nhiều chim. Với nhiều giống khác nhau để nghe được nhiều giọng hót cũng như hiểu hơn về kinh nghiệm chăm sóc của nhiều chim khác nhau.

Còn đối với những nghệ nhân chơi chim lâu năm lại hoàn toàn ngược lại. Họ chỉ muốn chăm sóc 1,2 chú chim đã vượt qua sàng lọc gắt gao theo kinh nghiệm của họ. Một là đỡ tốn kinh phí, hai là có thể tập trung chăm lo cho chúng được tốt hơn. Thông thường, người chơi chim thường dựa vào 3 tiêu chí sau để chọn giống chim Khướu tốt

Qua chia sẻ của người chơi chim lâu năm thì Khướu chỉ có 2 âm là Âm Thổ và Âm Kim. Những chú chim mang âm thổ thì giọng hót sẽ có phần Trầm còn âm Kim thì có xu hướng nhỏ nhưng lại vang khá xa. Nhưng người chơi khướu cũng thật khắt khe họ đa phần sẽ chọn giống Thổ pha kim. Tức giọng hót vừa vang nhưng lại có độ trầm bổng nhất định

Những chú Khướu hay hót thường sẽ dễ lọt vào mắt xanh của người mua chim. Trong giạng của những chú khướu thường sẽ có những âm thanh tương tối quen thuộc đôi khi sẽ có một số âm thanh khác thường như tiếng gió hú, tiếng nước suối róc rách…

Tùy vào từng giống chim mà hình dáng của chúng sẽ không giống nhau. Phần đầu Khướu có vóc dáng đẹp phải là chim có chiếc mỏ dài nhưng nhỏ. Nếu bạn may mắn tìm thấy chú Khướu này hãy nhanh chóng chọn mua, bởi đây là chú chim khôn, học nhanh nên sẽ hót rất hay.

Về mắt Khướu đẹp nhất phải là giống có mắt vàng, tiếp theo là mắt hạt lựu, cuối cùng là Khướu mắt nâu. Về đuôi nên chọn mua Khướu có đuôi thước, to, dài. Về chân cần chọn mua những chú chim có đầy đủ móng, chân cần thẳng, to để tạo được thế đứng vững chãi

Một chú Khướu có duyên hay không được đánh giá qua cử chỉ. Đây cũng là tiêu chí quyết định giá bán có cao hay không. Bởi chỉ những chim quý mới có được điệu bộ tốt. Một chú chim quý không chỉ có giọng hót hay mà khi chúng hót chiếc đuôi của chúng xòe ra và đập lên đập xuống nhẹ nhàng.

Hiện nay, ở Việt Nam chim Khướu được phân thành hai loại chính là Khướu Mun và Khướu Bạc Má

Khướu Mun sinh sống chủ yếu ở Miền Bắc và không sống được ở Miền Nam. Có hình dáng tương đối nhỏ nhắn, nhỏ hơn nhiều so với Khướu Bạc Má. Khướu Mun Mái có mắt đen láy, phần đuôi mắt có vệ đen dài. Đỉnh đầu sẽ có một cụm nhỏ lông màu trắng.

Hai bên má của chím có một vệ trắng có chiều dài chỉ bằng ngón tay út người trưởng thành. Nên nhiều người gán cho chim cái tên Bạc Má. Tùy theo khu vực sinh sống mà màu lông của Khướu Bạc Má cũng không giống nhau giữa hai miền Nam Bắc. Điển hình là Khướu Bạc Má ở Bảo Lộc có màu lông xám. Khướu ở Phú Giáo lại có lông màu đỏ đậm, Khướu Khe Sanh lại có màu xám tro.

Chân có màu đen, móng đen. Đặc biệt theo kinh nghiệm chơi chim lâu năm. Thì những chú chim có bốn móng chắc ở hai chân thì đều hót rất hay. Đây chính là lý do, những chú chim Khướu có màu lông dị thường cũng như chân có màu khác lạ dị tướng. Thì thường được rất nhiều anh em săn lùng và tìm mua với mức giá cao.

Cùng là người chơi chim Khướu nhưng sẽ có những nhận định khác nhau. Người thì nhận định Khướu Mun có giọng trong trẻo, dài hơi hót hay hơn Khướu Bạc Má. Người kia lại lớn giọng bảo Khướu Bạc Má Khe Sanh mới là loài Khướu hót hay nhất hiện nay ở Việt Nam.

Tốt hơn hết, chúng ta không nên tranh luận chuyện ai đúng ai sai. Nếu bác thấy Khướu này hay thì bác mua bác chăm sóc. Không chê bai gây mất hiềm khích, hòa khí giữa các anh em chơi chim.

Đối với các loài động vật có lông thì việc thay lông là rất bình thường. Thông thường chim thường thay lông sau khi quá trình sinh sản của chúng đã kết thúc. Thường rơi vào tháng 7 âm lịch. Quá trình thay lông nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi chú chim. Khướu khỏe thì thanh lông sớm còn chim yếu thì quá trình này diễn ra chậm hơn.

Vào giai đoạn thay lông, Khướu phải đối mặt với tình trạng sức khỏe suy giảm, xệ cánh. Tình trạng này bất kỳ chú khướu nào cũng phải trải qua một lần mỗi năm. Nói thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên nếu người chơi chim không chú ý chăm sóc, sưởi ấm, trùm lồng. Bổ sung các thức ăn bổ dưỡng cho khướu thì chú chim rất dễ chết.

Thức ăn tốt nhất trong giai đoạn này nên là bột đậu xanh trộn trứng thay thì gạo rang trộn trứng như mọi khi. Bạn không nên để vẻ ngoài của Khướu đánh lừa. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp Khướu thay lông những vấn hót rất căng. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau là suy yếu và chết.

Mùa thay lông có lẽ là mùa buồn nhất của những chú Khướu và người nuôi. Bởi phải bỏ ra nhiều công sức để chăm bẵm mà lại không được hưởng trọn vẹn giọng hót của Khướu

Nếu chơi Khướu chỉ để chúng sống thì ta cho ăn gì cũng được. Nhưng để chúng hót hay và có sức khỏe dồi dào thì cần phải có một chế độ ăn uống khoa hoc và đủ chất. Khướu không hề kén ăn. Chúng có thể ăn thằn lằn, ếch, nhái, thịt bò, chuối, táo và các loại hoa quả khác. Nhưng thức ăn hằng ngày của chúng nên là gạo rang trộn trứng.

Hòa trộn một kg gạo tấm với 20 lòng trứng gà hoặc vịt đều được. Rang đều gạo tấm trên bếp lửa nhỏ, khi gạo đã vàng thì bạn. hòa trộn 20 lòng trứng với gạo. Cho thêm một chút đường, sữa bột và bột xương trộn khoảng 5 phút và đem phơi khô dưới nắng. Tấm gạo rang trộn trứng có thể cho khiếu ăn trong thời gian dài. Tuy nhiên, hàng tuần bạn nên đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 3-5 tiếng để tránh ẩm mốc

Một lưu ý khác bạn cần quan tâm là không nên thay đổi thức ăn của Khướu liên tục thì có thể sẽ làm chúng bị sốc. Vậy nên, trước khi mua chim bạn cần hỏi thật cẩn thận người bán về chế độ ăn uống trước đây của chim để về chăm sóc được tốt hơn. Khướu cũng đặc biệt thích ăn chuối. Tuy nhiên chuối sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của Khướu nên sẽ dễ khiến chất thải bị ra nhiều làm bẩn lồng.

Trong quá trình cho chim ăn bạn cũng cần đặc biệt chú ý về lượng nước có trong lồng. Khướu ăn và uống rất khỏe nên tuyệt đối không được để thiếu nước có thể khiến chúng bị chết.

Mặc dù Khướu là một dòng những giống chim có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, chúng cũng có thể mắc một số bệnh như ghẻ, rận. Ngoài ra nếu không chăm sóc tốt chúng cũng có thể mắc bệnh cảm, suy nhược cơ thể.

Do người chăm sóc không vệ sinh chuồng sạch sẽ cũng như không tắm thường xuyên cho chim. Khi bị vi khuẩn Chorioptex tấn công khiến cho chim bị khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tình nặng có thể sẽ khiến chim không đứng được trên cầu nữa.

Cách điều trị: Nếu chim đã mắc bệnh, bạn có thể điều trị cho chúng bằng cách cho chân chim vào nước muối rửa sạch. Và xịt thuốc Frontline lên vết thương mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn

Rận chủ yếu sống ký sinh dưới lớp lông chim. Nếu có rận hút máu thì Khướu sẽ ngày càng ốm yếu và thường xuyên rỉa vào lông. Điều này vô tình khiến lông Khướu bị xù lên, trông rất mất thiện cảm.

Điều trị: Sử dụng nước muối pha loãng để tắm cho chim đồng thời kết hợp dùng Fronline để xịt vào cánh sẽ trừ được rận mạt.

Và còn rất nhiều bệnh khác, Tóm lại để chim luôn khỏe mạnh thì cần cho chúng ăn uống tẩm bổ đầy đủ, kết hợp tắm nắng và cho đi ngủ sớm

Tùy thuộc vào từng giống chim Khướu mà giá bán sẽ khác nhau, cụ thể: