Top 5 # Xem Nhiều Nhất Chim Khướu Thích Ăn Gì Nhất Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chim Khướu Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chim Khướu. Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu

Khướu được chia làm 3 loại căn bản dựa vào màu lông của nó: Khướu ô (hay Khướu mun), Khướu ô lờ và Khướu bạc má. Tên gọi phản ánh chính xác màu sắc lông của chúng.

Khướu ô/ Khướu mun thì đen từ đầu đến chân như quạ.

Khướu ô lờ cũng có lông đen nhưng bên má sẽ có màu bạc.

Khướu bạc má thì có lông đen hoặc xanh, hai bên má có màu trắng. Sở dĩ nó có tên là Khướu Bạc Má là vì hai bên má của loài Khướu này có vệt lông trắng che phủ ngoài tai, kích cỡ bằng móng ngón tay cái người lớn.

Kỹ thuật nuôi chim Khướu

1. Chuẩn bị lồng nuôi

Lồng nuôi chim Khướu phải là lồng lớn (kích thước chim Khướu khoảng 23-30cm), đan bằng tre hoặc mây đều được. Bạn nên chọn lồng vuông, bề mặt nhẵn, có nan khít, sơn hoặc phủ vec-ni bên ngoài để tránh nấm mốc gây hại đến sức khỏe của chim, lồng cần được phủ kín để tránh chim dễ bị kích động, hoảng hốt.

Phía trong lồng, bạn cần bố trí cầu lớn bằng ngón tay người lớn để chim có thể đậu vững trên đó. Khi chim lớn hơn thì bạn nên bố trí sẵn nước và thức ăn, thỉnh thoảng hạ lồng xuống và thay một lần.

2. Chú trọng môi trường sống

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chim Khướu. Mua chim về bạn nên treo lồng ở 1 nơi yên tĩnh, ít người qua lại rồi đặt chim Khướu vào đó. Bởi khi mới về Khướu rất nhát, nếu gặp người hoặc môi trường ồn ảo nó sẽ bay loạn xạ vì hoảng sợ dẫn đến dập đầu, gãy móng.

Chim Khướu khoảng 6 tuần tuổi sẽ bắt đầu biết bay nhảy. Chúng bắt đầu tập hót những tiếng đầu tiên sau 2 tháng, ban đầu chỉ là những âm sắc đơn điệu, chưa có độ trầm bổng đa sắc. Phải mất khoảng 4 tháng chim Khướu mới quen dần với môi trường xung quanh, và qua nửa năm thì chim mới thuần thục.

3. Vệ sinh cho chim Khướu

Khướu là loài chim rất thích tắm, điều này dễ thấy trong tự nhiên, chim Khướu thường chọn sống ở những nơi mát mẻ như khe, suối.

Khi nuôi Khướu được khoảng 2 tuần thì bắt đầu tập cho Khướu tắm. Bạn cần chuẩn bị 1 lồng riêng để tắm cho chim. Mở 2 cửa lồng rồi áp sát vào nhau để Khướu chui qua, tuyệt đối không bắt Khướu bằng tay, rồi dùng nước tắm vẩy nhẹ nhàng đủ làm ướt lông Khướu.

Đồng thời bạn để một chậu nước phía dưới lồng, sau đó bạn cầm lồng tắm và chậu nước ra đặt ở nơi có ánh nắng, bản năng của Khướu sẽ biết tự dùng nước để tắm và rỉa lông. Trong lúc Khướu tắm bạn kết hợp chà rửa lồng chính cho chúng, bạn cứ duy trì thói quen vài lần như vậy Khướu sẽ quen và thích được tắm thường xuyên, không còn sợ người nữa.

Chim Khướu là loài dễ ăn, dễ nuôi. Bạn cũng cần tạo thói quen cho ăn với chim Khướu non, cách một giờ đút thức ăn một lần vì Khướu tiêu hóa thức ăn rất nhanh, lý do chính là để tạo cho chúng thói quen khi đói sẽ há mỏ ra chờ người đến mớm (như phản xạ của chim con với chim mẹ vậy)

1. Khi chim Khướu còn non

Khi mới về, thức ăn của chim Khướu nên là: gạo rang bột trộn trứng. Bạn có thể mua ở tiệm hoặc tự làm ở nhà.

Hoặc bạn có thể chuẩn bị thức ăn cho Khướu từ những nguyên liệu đơn giản như: bột ngô xay nhỏ, tép khô, bột dinh dưỡng em bé, trứng gà. Bạn để lửa nhỏ, rồi đổ bột ngô lên chảo đảo đều tay sao cho bột ngô không bị cháy, khi ngửi thấy thơm thì đổ ra. Tiếp tục cho tép vào chảo, rang vàng và giòn thì đổ vào đống bột ngô. Sau đó trộn bột dinh dưỡng em bé vào chung rồi đảo đều tất cả. Cuối cùng bạn cho trứng gà vào, trộn đều tay để đảm bảo bột không vón cục, không dính rồi vào lọ, để dành cho chim ăn dần.

Đây là món ăn dễ làm và rất tiết kiệm, có thể dùng cho chim Khướu ở mọi độ tuổi.

2. Khi chim lớn hơn

Khi chim lớn hơn, ngoài thức ăn dạng bột như trên bạn nên cho Khướu ăn thêm thức ăn tự nhiên như cào cào, thằn lằn, dế, thịt bò thái nhỏ, gián… Nhớ phải cho chim ăn no đủ thì chim mới đủ khỏe mạnh, hót nhiều và hót hay. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung thêm một vài loại trái cây như chuối, trứng cá… vào khẩu phần ăn của Khướu.

Kết luận

Tóm lại, để nuôi được một chú khướu khỏe mạnh, hót hay và hay hót cần một người chủ kiên nhẫn, khéo léo và cẩn thận trong việc thuần dưỡng, cho ăn, chăm sóc và vệ sinh cho Khướu.

Chào Mào Thích Ăn Trái Cây Gì?

Chào mào là loại dễ nuôi, ăn thức ăn đa dạng. Ở ngoài thiên nhiên thức ăn chính của chào mào là trái cây. Khi ở trong lồng thức ăn chủ yếu của chào mào là cám chứa nhiều chất đạm và tinh bột, và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của chú chim. Vì thế trái cây phải được bổ sung đầy đủ để cân bằng dinh dưỡng cho chim và phòng tránh bệnh tật.

Đa số thì các loại trái cây người ăn được thì chim chào mào cũng ăn được : Chuối, táo, mướp khía, cà chua, đu đủ, bơ, xoài, cam…Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào.

#1. Chuối

Đây là trái cây hầu như lúc nào cũng có cho chào mào bởi sự phổ biến và thành phần dinh dưỡng. Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột. Giúp kích dục chim trống làm cho chim chơi căng hơn, ngoài ra chuối còn giúp trị bệnh tiêu chảy cho chim rất hiệu quả.

#2. Trái đủ đủ

Chứa nhiều chất beta carotene, đây là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt. Đặc biệt phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều. Đu đủ chứa vitamin B1, B2, các khoáng chất giúp chim tiêu hóa và hấp thụ đạm rất tốt. Chú ý không cho chim mái ăn vào mùa sinh sản quá nhiều, nó làm cho tỉ lệ trứng ung cao.

#3. Quả táo

Ngoài vitamin A, C, E táo con chứa hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim. Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.

#4. Quả cam

Đây cũng là trái cây yêu thích của chào mào. Chứa nhiều Vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn. Cam còn giúp cho giọng chào mào được thanh và vang hơn. Chỉ nên cho chim ăn 1 tuần 1 lần, hoặc ăn vào ngày nắng nóng, mang đi dợt.

#5. Trái bình bát dây

Thuộc họ dây leo, nếu để ý thì ngoài thiên nhiên chào mào thường đậu trên cây này rất nhiều. Trong trái bình bát chứa đa số chất đạm, bột đường, khoáng chất và các loại vitamin tổng hợp khác. Giúp bổ sung đầy đủ chất cho chim chào mào, giúp cho bộ lông đít, má của chào mào luôn đỏ.

#6. Quả ráy

Quả này thuộc họ môn ( mùng ) có tính ngứa. Nên khi chào mào ăn vào sẽ làm cho chim ngứa họng và hót suốt ngày. Giọng hót to và vang rất xa. Quả này thường dùng cho chim chào mào lười hót, hoặc chim thuần. Cho chim ăn khoảng 3 tuần đến 1 tháng thì em nó hót ầm trời. Nhưng không nên cho chim ăn nhiều quá.

#7. Trái xoài

Xoài có vị chua ngot, tính mát giúp thanh nhiệt cho chim. Giúp bổ sung lượng lớn vitamin C. Xoài còn giúp chim tiêu hóa tốt, giúp đào thải chất độc và giun sán trong cơ thể.

#8. Mướp khía ( còn gọi là mướp trâu )

Chứa nhiều khoáng chất như mg, ca, P, chất nhầy ( chất nhờn) giúp chim có bộ lông đẹp khi thay lông. Mướp khía giúp thanh nhiệt và là trái cây yêu thích của chào mào.

#9. Cà chua

Có vị chua ngọt chứa nhiều nước giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ sung vitamin A, B, C cho chim và giúp cho chim thay lông nhanh. Trái này thích hợp cho chim ăn vào lúc thay lông và ngày nắng nóng, không nên cho ăn nhiều làm chim xuống lửa và đi phân loãng.

#10. Trái ớt

Chứa đa số vitamin C, nhiều gấp 3 lần trái cam ( nhiều nhất ở trái ớt xanh) và vitamin A. Giúp kích thích hệ tiêu hóa cho chim, giảm đau khi chim bị thương. Ớt có vị cay và nóng nên chim ăn ớt sẽ siêng hót và nhanh lên lửa. Trong ớt còn chứa sắc tố giúp cho bộ lông chim đẹp, cứng. Cho chim ăn nhiều ớt quá cũng không tốt, làm chim nóng và ảnh hưởng đến dạ dày của chim.

Ngoài ra còn có các loại trái cây khác. Bơ chứa đa số Protein vá các loại khoáng chất. Giúp bổ sung dinh dưỡng, bộ lông đẹp. Dứa ( thơm, khóm) chứa Vitamin giúp thanh nhiệt và trị tiêu chảy cho chào mào. Sapoche cũng là trái cây yêu thích của chào mào. Có vị ngọt, chát giúp cải thiện rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu cần bổ sung thêm vitamin C thì nên cho chim ăn thêm ổi, đây là loại trái cây chứa vitamin C nhiều nhất.

Những loại trái cây trên cần luân phiên thay đổi cho chim, mỗi loại chứa Vitamin và hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm.

Chim Chích Chòe Đất Thích Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Chuẩn

Ai cũng biết hai con chim Chích Chòe Than và Chích Chòe Đất có nhiều điểm thật giống nhau. Thứ nhất là giọng hót, không tài nào phân biệt được. Kế đó là dáng hình cũng không có gì khác nhau, trừ việc lớn nhỏ. sắc lông thì có khác. Chích Chòe Than có sắc lông hai màu đen trắng, còn Chích Chòe Đất thì có con đen tuyền, có con điểm nhiều bông trắng. Nhưng rìa cánh cũng dán cánh như nhau.

1. Tìm hiểu về Chim Chích Chòe Đất

Chính vì có sự giống nhau gần như trùng hợp này nên nhiều nghệ nhân thích nuôi Chích Chòe Than từ trước đến nay, lại nảy ra ý muốn nuôi thêm vài con Chích Chòe Đất để nghe giọng hót…

Thỉnh thoảng, có người cũng gặp nó ở trong các trảng tranh, các bãi lau sậy bạt ngàn, nhưng giống chim này quá nhát, gặp người từ xa đã lo biến dạng nên dân địa phương cũng đánh giá là giống chim, hoang dã tầm thường, chứ đâu ai ngờ nó cũng thuộc giống Chích Chòe có giọng hót thật hay.

Ngay những người đi cài bẫy chim Chích Chòe Than, nghe giọng hót của Chích Chòe Đất cất lên, nhiều người cũng tưởng lầm là giọng chim Than nên mới lần mò tìm đến, và khi biết ra thì quả là chuyện đáng ngỡ ngàng.

Tuy nhiên, nhiều người cũng chưa chịu nuôi con Chích Chòe Đất, vì chê nó nhỏ con, chê nó không có bộ lông sắc sảo như chim Than… Đó là chuyện ba bốn mươi năm trở về trước. Còn ngày nay thì người ta lại đổ xô đi mua Chích Chòe Đất về nuôi, và giống chim này tự nhiên có giá trên thị trường…

2. Nguồn gốc cái tên Chích Chòe Đất?

Đúng ra là chúng có mặt ở các vùng Long Thành, Long Khánh, Bà Rịa, và từ Ben Cát đổ lên… Như vậy là Chích Chòe Than thích sống ở trên cây cao, còn Chích Chòe Đất lại sống ở tầng thấp của cây cối, mà vùng nhiều lau sậy lại thích nghi với cuộc sống của chúng.

Giống Chích Chòe Đất rất nhát người, vì cuộc sống của chúng gần như cách biệt vối làng mạc, vì vậy việc đánh bắt loại chim này là việc vô cùng khó khăn.

Cũng như Chích Chòe Than, đến mùa sinh sản thì chúng mới sóng với nhau thành cặp. Chim mái có thân hình hơi nhỏ hơn chim trống một chút, toàn thân phủ lông đen pha xắm tro, nên nhìn chim trống mái rất dễ phân biệt.

3. Cách nuôi chim Chích Chòe Đất

Chim bổi khó bẫy được, nhưng đem về cũng khó nuôi, do chúng quá nhát nên dễ chết. Chỉ có người nhiều kinh nghiệm trong nghề, lại chịu khổ cất công chăm sóc may ra mới nuôi được.

Vì vậy, muốn nuôi Chích Chòe Đất, tốt nhất là nên nuôi chim con. Giống chim này đẻ rất sớm. Mùa sinh sản bắt đầu sau Tết Nguyên Đán, tức là giữa mùa nắng, chứ không trễ như các giống chim rừng khác, phải chờ đến đầu mùa mưa, tức là khoảng cuối tháng ba đầu tháng tư Âm lịch mới bắt đầu…

Muốn tìm ổ chim con thì cứ chịu khó lặn lội tìm tòi trong các trảng lau sậy. Do chim cha mẹ nhỏ bằng nửa Chích Chòe Than, nên con Chích Chòe Đất có thân mình rất nhỏ: khoảng bằng ngón tay cái mà thôi, thế nhưng chim con lại dễ nuôi.

Chích Chòe Đất thích ăn gì?

Nuôi chim con Chích Chóe Đất cũng giống như cách nuôi chim con Chích Chòe Than, nghĩa là hằng ngày ta phải ủ ấm và đút mồi nhiều lần trong ngày cho nó. Mồi là cào cào non, sâu tươi. Đó là thời gian ban đầu khi chim con còn nhỏ trên mình còn nhú lông ống. Khi chim đã hơi khôn một chút thì bắt đầu tập cho chim ăn dần bột đậu phộng trộn trứng, bằng cách nhúng cào cào hay sâu vào bột (đã pha nước sền sệt) rồi đút cho chim ăn.

Nuôi chim con thì phải nói là mất nhiều thì giờ và phải bận bịu với nó cả ngày, nhưng chỉ vất vả vài ba tuần là chim đã có thể tự tìm đến ống thức ăn nước uống mà ăn uống.

Một chi tiết khác mà quí vị cũng đã biết rằng là chim con rất cần được ủ ấm cho đến khi đã khôn lớn, tức là tự biết ăn mà sống. Nếu lơ là trong khâu cho chim con uống nước và ủ ấm cho nó thì chim con không sống được là phải!

Thức ăn của Chích Chòe Đất cũng là thức ăn của Chích Chòe Than: vẫn bột đậu phộng trộn trứng, vẫn cào cào, sâu tươi, sâu khô, trứng kiến. Cách tập dượt cho chim hót hay cũng không ngoài cách phải đem chim đi dượt, hoặc là cho nó nghe băng cassette, trong đó thâu giọng chim Chích Chòe Than cũng có kết quả tốt.

Khi căng lửa, Chích Chòe Đất cũng siêng hót và hót rất hay. Giọng hót của nó chẳng khác gì giọng Chích Chòe Than, chỉ hơi nhỏ hơn một chút. Khi hót, đuôi chim gật lên gật xuống hình thức như múa vậy, thấy cũng vui mắt.

Hiện nay, ngoài thị trường có bán loại lồng dành riêng nuôi Chích Chòe Đất trông cũng đẹp. Hình thức cũng từa tựa như lồng nuôi chim Chích Chòe Than

Thỉnh thoảng, ở chợ chim chúng tôi cũng thấy bán loại chim chuyền và được nhiều người chọn mua. Chim chuyền thì dễ nuôi, khó bị chết, lại không tốn công chăm sóc như nuôi chim con.

Tuy Chích Chòe Đất hót cũng hay, nhưng từ trước đến nay vẫn chưa nơi đâu tổ chức thi hót loại chim này. Trong khi đó thì chim Khoen (hay Vành Khuyên) thân hình nhỏ hơn nó và giọng líu cũng nhỏ, nhưng thỉnh thoảng vẫn được vài Câu Lạc Bộ chơi chim tổ chức thi hót, và rất được giới chơi chim hoan nghênh.

Xem nguyên bài viết tại:Chim Chích Chòe Đất thích ăn gì? Cách nuôi Chim CHUẨN

Thức Ăn Của Chim Khướu

Nếu nuôi để mà sống thì ta cho Khướu ăn thức ăn gì cũng được. Thậm chí tập cho nó thói quen ăn tạp như ở trong rừng, nay thứ này, mai thứ nọ cũng quen đi.

Nội dung trong bài viết

Còn nuôi để cho con Khướu giữ được sức khỏe dẻo dai, lại hót hay (Chúng ta nuôi Khướu mục đích chính là để khai thắc triệt để giọng hót của nó kia mà?) thì phải tìm cho Khướu một chế độ ăn uống hợp lý, vừa lợi cho nó mà cũng giản tiện cho mình, như vậy mới có lợi.

Thức ăn gọi là lợi cho Khướu là giúp nó giữ được sức khỏe để căng lửa mà hót hay, còn giản tiện cho mình là chỉ bỏ thì giờ ra pha chế một lần là có thể để đành cho chim ăn dần vài tuần hay cả tháng… Đôi khi tìm thức ăn phụ cho chim lại tốn nhiều thì giờ hơn…

Khướu thì dễ nuôi, gần như cho ăn thức ăn gì nó cũng tỏ ra thích khẩu cả. Nhất là về đạm, nó có thể ăn cả thằn lần, cóc nhái, dế, gián và cả thịt bò. Khướu cũng thích ăn chuối như Hoành Hoạch, Chóp mào, Sáo, Cưỡng…

Thức ăn chính của Khướu là gạo rang trộn trứng. Nói là gạo rang, nhưng tốt hơn là dùng tấm để rang, cho Khướu dễ ăn hơn. Hột gạo to, Khướu ăn thường văng ra ngoài vừa phí phạm vừa làm dơ bố lồng.

Cứ một kí lô tấm gạo thì trộn với 20 trứng gà hoặc trứng vịt.

Trước hết, rang tấm cho vàng, sau đó đập vào 20 trứng gà (cả lòng đỏ lẫn tròng trắng) đảo thật đèu đổ trứng bao kín hột tấm. Trộn thêm độ hai muỗng xúp đường cát, hai muỗng xúp sữa bột và hai muỗng xúp hột xương, (bột sò) rồi đem phơi nắng cho thật khô.

Tấm gạo rang trộn trứng này có thể để dành cho Khướu ăn lâu ngày, nhưng mỗi tuần nên đem ra phơi nắng một vài giờ đề tránh bị mốc.

Có người cũng dùng tấm gạo trộn trứng, nhưng lại trộn thêm bột bắp.

Có người lại cho ăn cám hỗn hợp dùng cho gia cầm.

Có người lại nuôi Khướu bằng thức ăn của Chích Chòe, tức là hột đậu phộng trộn trứng. Ăn theo công thức này thco ý chúng tôi vẫn tốt, nhưng phải làm đủ mọi cách để chiết bớt chất dầu trong đậu ra được càng nhiều càng tốt. Vì chất dầu trong đận phộng, Họa Mi và Khướu ăn vào sẽ khản giọng, hót không thanh, giọng không trong trẻo…

Muốn gạn dầu ra khỏi bột đậu phộng thì nên dùng chai cán đậu trên một xấp giấy báo dày để dầu rút hết vào giấy báo. Rồi sau khi trộn bột đậu phộng với trứng đem phơi ra nắng, cũng trải một xấp giấy báo dày ở dưới để dầu rút thêm vào giấy báo thêm một lần nữa. Thậm chí, khi bảo quản bột vào hộp, cũng nên lót kỹ giấy báo dưới đáy và chung quanh hộp để số dầu còn lại trong bột ngắm hết vào giấy báo.

Như phần trên chúng tôi đã trình bày là chim Khướu rất dễ nuôi, rất dễ cho ăn. Nhưng thay đổi thức ăn một cách đột ngột dễ làm cho chim bị sốc một cách đáng tiếc. Một khi chim đã quen với mùi vị của loại thức ăn này thì nó khó chấp nhận mùi vị của thức ăn lạ khác. Khứu giác của loài muông thú rất bén nhạy trong việc này. Nếu do đói quá mà ăn cầm chừng năm ha miếng đó là sự miễn cưỡng, ăn để sống qua cơn đói mà thôi.

Quí vị cũng biết, hễ chim biếng ăn trong vài ngày là bị xuống sức, khó khăn lắm mới vực lên được.

Vì vậy không nên thay đổi thức ăn của chim một cách đột ngột. Nghĩa là hễ trước đây đã cho Khướu ăn thức ăn gì thì nay cứ tiếp tục cho nó ăn mãi thức ăn đó. Với chim bổi thì ta đành chấp nhận, phải tập cho nó quen dần với thức ăn mới, nên có suy cũng phải chịu.

Trong trường hợp cần phải thay đổi một thành phần nào đó trong công thức đã định sẵn thì quí vị nên thay đổi từ từ với tỷ lệ nhỏ, để tập cho chim ăn quen dần dần…

Do đó, khi mua chim của ai về nuôi, để tránh cho chim bị sốc, quí vị nên hỏi han thật rõ về thức ăn của con chim đó ra sao, công thức chế biến thế nào. Ngay cả việc chăm sóc cũng nên hỏi kỹ tường tận… Chắc chắn người bán không vì một lẽ gì mà từ chối trả lời những câu hỏi chính đáng đó của mình.

Ngoài thức ăn chính là tấm gạo rang trộn trứng ra, mỗi ngày ta nên cho Khướu ăn thêm cào cào tươi, thằn lằn, cóc nhái (loại nhỏ) và thịt bò xắt vụn…

Tất nhiên, không phải trong một ngày mà phải cho Khướu ăn tất cả những thứ vừa kể, mà chỉ cần cho ăn một hay vài loại nào đó mà thôi. Có thể là cào cào, hoặc sâu tươi. Nếu không mua được hai thứ đó thì cho ăn vài con dế, hay vài con gián, có thể vài mẩu thịt bò xắt vụn cũng được.

Những thức ăn đạm động vật này có thể thay đổi hằng ngày mà không làm cho Khướu bị sốc. Nghĩa là tiện có thứ gì cho ăn thứ nấy, thậm chí ngày nào không cho ăn cũng không sao. Tuy vậy, nếu lâu ngày quá mà không cho ăn đạm động vật, mà chỉ cho ăn mỗi một món tấm rang trộn trứng không thôi, thì chim dễ bị suy vì khẩu phần thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể.

Thức ăn của chim nên tùy vào những thứ sẵn có ở địa phương. Chẳng hạn không có trứng gà thì thay thế bằng trứng vịt; không có sâu tươi thì thay bằng trứng kiến; không có cào cào thì thay thế gián, dế, thằn lằn, thịt bò… Có người còn cho ăn cá thịt (loại cá con dành cho cá Ngân Long ăn) để tạm thay thế vào những ngày không kiếm được cào cào hay sâu tươi chẳng hạn…

Thức ăn đạm là thức ăn phụ của Khướu, vài ngày cho ăn một lần cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của nó.

Khướu cũng thích ăn chuối chín, nhưng ít người cho chim ăn thường xuyên thứ trái cây này. vì một lẽ dễ hiểu phân nó thải ra quá nhiều làm dơ bố lồng, và lôi cuốn ruồi nhặng bu vào…

Xin được lưu ý là chim Khướu mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhiều, uống nước cũng nhiều. Vì vậy ta phải thường xuyên theo dõi thức ăn nước uống của chim còn hết ra sao, để nếu cần thì kịp thời châm thêm, nếu không chim sẽ bị đói khát.

Trong mùa nắng, thời tiết oi bức, Khướu thường thích vục đầu vào cóng nước uống mà tắm, vì vậy cóng nước uống của chim mau cạn. Tốt hơn hết, trong mùa nắng, nên tăng thêm vài cóng nước trong lồng đẻ Khướu uống được đầy đủ.

Có nhiều nghệ nhân nuôi chim vốn có tính cẩn thận nên nuôi chim rất kỹ. Thức ăn tấm rang trộn trứng chỉ cho vào cóng vừa đủ để chim ăn trong ngày; hôm sau nếu còn dư dứt khoát đổ bỏ.

Thức ăn đạm động vật, họ chỉ cho Khướu ăn vào bữa trưa, chiều ăn sợ chim lạnh bụng khó tiêu nên dễ bị bệnh. Đã thế, cào cào mua về không những cắt bỏ chân mà còn rửa lại trong nước vài lần để ngăn ngừa thuốc sát trùng mà nông dân xịt trên ruộng lúa. Thằn lằn trước khi cho Khướu ăn cũng cắt bỏ hểt bốn bàn chân, vì sợ những giác tu làm trầy trụa thực quản của chim…

Kỹ lưỡng như vậy cũng đúng, nhưng, nuôi nấng mà cầu kỳ như vậy cũng làm giảm bớt phần nào sự hứng thú của mình, vì cả ngày cứ cặm cụi lo chọ chim từng tí một thì còn thì giờ rỗi rảnh đâu mà… thưởng thức giọng hót của chim

Tóm lại, nuôi Khướu ít tốn kém hơn một số chim hót rừng khác. Thức ăn của nó cũng chế hiến giản dị, rẻ tiền, chỉ có điều đã cho ăn theo công thức pha chế thế nào thì cứ nuôi mãi với thức ăn đó. Nếu cần sửa đổi chế độ ăn uống cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, hoặc với tình trạng sức khỏe của chim, thì nên thay đổi từ từ, mỗi tuần tăng hay giảm một ít thì mới có kết quả tốt.