Top 10 # Xem Nhiều Nhất Chim Khuyên Bị Gãy Chân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chó Gãy Chân Có Tự Lành Không

Chó là 1 loài động vật thông minh và trung thành. Do đặc tính mà chúng rất hiếu động, thích chạy nhảy, vui đùa. Ở các thành phố lớn như Hà Nội thì việc có 1 không gian thoáng đãng để chúng chơi đùa là khá khó khăn.

Nên những trường hợp chó bị gãy chân do tai nạn trong lúc được chơi đùa ngoài đường là đùa không hiếm gặp. Vậy những lúc như thế này bạn cần phải gì? Đội ngũ duypets sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên qua bài viết này.

Kiểm tra xem chó bị gãy chân hay không?

Đây là bước đầu tiên bạn cần làm để xác định được phương pháp điều trị. Gãy xương thường được chia thành 2 loại:

Do các tác nhân bên ngoài: ví dụ như bị tai nạn, bị ai đó đá vào, bị cắn…

Do bệnh lý: ví dụ như 1 chú chó bị loãng xương có thể bị gãy xương khi nhảy từ trên ghế xuống

Bạn hãy kiểm tra xem chú chó có mình có bị gãy xương thật hay không bằng một vài nhận biết sau:

Chân của chó có bị biến dạng hay không: như cong đi, dài hoặc ngắn hơn bình thường…

Chỗ đau có thể kèm sưng đỏ, bong gân…

Chó đi lại rất khó khăn, không như lúc bình thường, tỏ ra đau đớn

Nếu đã xác định được chó bị gãy chân, bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương.

Kiểm tra chó bị gãy chân bằng chụp X-quang

Chụp X-quang là cách chính xác nhất để xác định mức độ tổn thương. Đồng thời nếu như bạn vẫn chưa xác định được chó có bị gãy chân hay không thì x-quang cũng là 1 phương pháp tối ưu.

Vì nhiều khi chó bị gãy xương, nhưng chân không có biến dạng nhiều và không có tổn thương phần mềm như sưng tấy.

Cách điều trị chó bị gãy chân Hình ảnh của X-quang sẽ giúp cho các bác sĩ tìm được phương pháp điều trị đúng và việc băng bó sẽ trở nên chuẩn xác hơn.

Tuy vậy có đôi khi chụp X-quang cũng không xác định được vị trí xương gãy, nên 1,2 ngày sau bạn hãy mang chó đi kiểm tra lại các khu vực bị ảnh hưởng.

Nếu chó chỉ bị bong gân, sưng tấy thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm đá và nước nóng. Lưu ý là lúc ban đầu bạn chườm đá để giảm mức độ sưng tấy.

Sau đó mới chườm nước nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn. Không nên làm ngược lại. Sau đó hãy cho chó nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều.

Cách sơ cứu nhanh chóng khi chó bị gãy chân

Nếu chó bị gãy chân, bạn hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau:

Tìm và đeo rọ mõm cho chó của bạn. Việc này rất cần thiết vì lúc sơ cứu có thể bạn sẽ làm chó đau và hoảng sợ. Có nguy cơ là chúng sẽ quay lại cắn bạn.

Xác định chân bị gãy và tìm 2 thanh gỗ rộng dẹt đủ chiều dài chân chó. Đặt 1 miếng bên trong và 1 miếng bên ngoài chân, rồi dùng băng gặc quấn lại. Sau đó hãy nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y. Nếu bạn không tự thực hiện được, hãy đưa chó đến ngay các cơ sở thú y.

Các phương pháp điều trị chó bị gãy chân

Sau khi đưa chó đến bác sĩ thú y, qua quá trình chụp X-quang, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phú hợp nhất. Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị là: cố định bên trong và cố định bên ngoài:

Cố định bên ngoài là phương pháp dùng thạch cao, nẹp, băng gạc. Đây là phương pháp mà chúng ta hay gọi là bó bột. Cách này áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng. Nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định chân chó. Làm cho chúng không vận động được nhiều. Qua đó thúc đẩy nhanh quá trình liền lại của xương.

Cố định bên trong là phương pháp dùng đinh, ốc… Phương pháp này cần phải phẫu thuật và đòi hỏi bác sĩ có 1 trình độ cao. Cách này chưa được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở thú y.

Chăm sóc chó sau khi bị gãy chân

Bạn hãy để chó nằm yên 1 chỗ, tránh không cho chúng hoạt động nhiều

Đảm bảo chỗ nằm luôn được sạch sẽ, thoáng mát

Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, vitamin A,D… Hãy cho chú chó của bạn đi tắm nắng sớm

Cho chúng đi kiểm tra thường xuyên nếu điều kiện cho phép

Thông thường, chỉ từ 3-4 tuần là xương có thể cử động nhẹ. 12-16 tuần xương sẽ liền thành 1 khối, chó sẽ cơ bản hồi phục hoàn toàn. Bạn cần lưu ý là chó con sẽ liền xương nhanh hơn chó to, nên hãy chú ý đến chúng nhiều hơn.

Đề phòng chó bị gãy chân

Hạn chế cho chó vui chơi ngoài đường vì rất dễ xảy r

Khi cho chó đi vệ sinh hoặc đi dạo, hãy luôn đeo dây xích cho chúng. Đặc biệt là với những chú chó hiếu động

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa loãng xương

Chó bị gãy chân có tự lành được không

Tùy theo cơ địa của mỗi chú chó, cũng như phần xương chân bị gãy ở mức độ nào, mới có thể đưa ra kết luận về việc chó bị gãy chân có thể tự lành.

Do đó, Duypets khuyên bạn hãy đưa chú cún của mình đến các cơ sở thú y để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng chân của chú chó tự lành và để lại những di chứng đáng ngại.

Chào Mào Bị Yếu Chân Cần Làm Gì ?

Khi bạn thấy chú chim chào mào bay nhảy khó khăn, chim yếu, lười hót đó là dấu hiệu chim đang bị vấn đền về chân. Khi chim bị yếu chân thì trước tiên mình cần tìm nguyên nhân để có cách trị phù hơp:

#1. Tại sao chào mào bị yếu chân?

Do chim hoảng sợ, bay nhảy đụng vào nan lồng làm chân bị đau, sưng

Do móng chim quá dài, vảy chân đóng cục quá dày làm cho việc bay nhảy khó khăn.

Chim bị thiếu chất, đặc biệt là canxi

Chim nuôi nhốt trong lồng quá lâu, ít được bay nhảy và chim đã quá già.

#2. Trị chào mào yếu chân thế nào?

Khi đã tìm ra được nguyên nhân thì có cách trị phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu do chim bay đụng nan lồng thì các bạn nên bắt chim ra và bôi dầu cho nó, treo chim ở nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi cho chân nhanh hồi phục

Móng hay vảy quá dài thì cần phải xử lý. Để cắt móng cho chim thì các bạn bắt chim ra và dùng bấm móng tay để cắt. Cắt khoảng 1/3 độ dài của móng hoặc nhìn vào ánh đèn thấy chỗ nào có màu đỏ thì không cắt, màu đen thì cắt. Vì đoạn màu đỏ là máu, cắt sâu quá chim bị chảy máu. Nên sử dụng cầu đậu cho chim phù hợp, nhỏ quá làm móng mọc nhanh.

Đối với lột vảy cho chim thì cần phải dùng chanh tươi chà vào đó trước, khi vảy mềm rồi thì tiến hành lột nhẹ cho chim.

Chim thiếu chất thì cần bổ sung đầy đủ mồi tươi, trái cây và cám chất lượng cho chim. Đặc biệt bổ sung canxi bằng cách dùng vỏ tôm, vỏ trứng gà nướng chín và xay nhuyễn cho chim ăn để bổ sung canxi.

Chim nhốt trong lồng lâu năm bị yếu chân thì trị bằng cách cho chim ra lồng lớn, phía dưới cho đất cát, cầu đậu nên dùng cầu gỗ xoan, thức ăn và nước nên để dưới đất. mục đích cho chân chim tiếp đất và đậu cầu gỗ xoan sẽ giúp chân phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra nếu bệnh nặng quá thì cân phải cho chim uống thuốc yếu chân sẽ giúp phục hồi nhanh hơn

#3. Phòng ngừa yếu chân cho chim

Cần phải bổ sung đầy đủ chất cho chim, đặc biệt là canxi. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi để hạn chế vi khuẩn. Tập lực cho chim cũng giúp chim tăng sức khỏe và phòng yếu chân.

Con Chim Vành Khuyên Bị Nhốt Trong Lồng Tự Kể Chuyện Mình

Con chim vành khuyên bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình

Tôi tên là vành khuyên, tôi mới được 20 ngày tuổi, tôi mới chập chững bay chuyền theo mẹ. Sáng nào cũng vậy, bố mẹ tôi dậy từ rất sớm, từ khi ông mặt trời còn chưa mọc sau lũy tre làng ý, để đi kiếm mồi cho tôi ăn. Sau khi cho tôi ăn no bố mẹ sẽ cùng dạy tôi bay như các anh các chị tôi. Được sống trong tình yêu thương của gia đình nên tôi hạnh phúc lắm, sáng nào khi bố mẹ đi kiếm mồi tôi cũng dậy theo nằm hót líu lo trong tổ

Hôm nay cũng như mọi ngày, khi bố mẹ đã đi tôi đang nằm hót trong tổ thì bỗng nhiên tôi thấy một cái gì đó khổng lồ chộp lấy tôi, tôi cứ nghĩ là một chiếc lá to rơi trúng đầu mình. Nhưng khi ngửi mùi lạ thì không phải, đó là bàn tay của một cậu bé chừng 10 tuổi, cậu ta đã chộp lấy tôi. Tôi biết mình đã bị bắt nên muốn cầu cứu bố mẹ. Tôi ra sức kêu:

– Chíp, chíp, chíp…

Nhưng kêu mãi chẳng thấy bố mẹ tôi đâu. Tôi thấy cậu ta nói rằng:

Và thế là tôi bị bắt rồi nhốt vào một chiếc lồng làm bằng trúc, tôi quen sống cuộc sống rộng rãi rồi bây giờ bị vào đây tôi thấy cuộc sống của mình mới chật hẹp làm sao. Tôi thầm nghĩ: “Tại sao con người lại độc ác đến vậy,họ muốn có cuộc sống tự do mà sao họ lại nhốt chúng tôi vào đây”. Lúc này mặt trời đã bắt đầu lên có lẽ bố mẹ tôi đã đi kiếm ăn về, không thấy tôi đâu chắc bố mẹ tôi lo lắm. Càng nghĩ tôi càng không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Tôi cứ bay loạn lên trong chiến lồng, làm nước và thức ăn trong lồng bắn tung tóe khắp nơi. Khi không còn đủ sức bay nữa tôi lại nằm kêu chíp, chíp. Như để cầu cứu cho mẹ tìm thấy mình. Nhưng tiếng kêu của tôi dường như chìm trong vô vọng. Mệt mỏi, và chán nản tôi nằm ngủ thiếp đi từ lúc nào. Đang chìm trong giấc ngủ, thì tôi bị đánh thức bởi một bàn tay mềm mại, ấm áp. Mở mắt ra tôi nhìn thấy một cô bé tầm 5, 6 tuổi có đôi mắt đen láy, đôi môi hồng hào, nhưng chân lại bị băng bó kín mít. Cô bé nhìn tôi bằng ánh mắt ấm áp, tôi kêu chíp, chíp như để cầu cứu cô bé dê thương hãy thả tôi ra cho tôi về với bố mẹ. Cô bé liền nhẹ nhàng vuốt vuốt đầu tôi và nói:

Thực sự tôi rất thương chị, tôi nằm in trong tay chị, tôi không kêu inh ỏi nữa. Một lát sau chị gọi anh trai lđi bắt sâu cho tôi ăn. Những con sâu béo mầm được anh bắt về, chị nhẹ nhàng đút cho tôi ăn, tôi ăn no thật no. Rồi chị nhốt tôi vào lồng, tôi không thấy chiếc lồng kia chật hẹp nữa mà tôi thấy nó nhỏ nhỏ xinh xinh. Tôi được treo trước cửa sổ phòng chị, nó đủ để tôi ngắm cảnh thiên nhiên, đủ để tôi ngắm những tia nắng ấm áp và ngắm nhìn chị. Tôi vừa đứng vừa hót líu lo, hót những bài mà tôi thược, chị ngồi xa xa và nhìn tôi cười. Tôi cảm thấy rằng chị đã cô đơn lâu lắm rồi, có lẽ lâu rồi chị không được cười như vậy.

Ngày qua ngày, tôi bên chị, mỗi buổi sáng thức dậy, chị hát cho tôi nghe, chị kể chuyện khi chị đi học cho tôi nghe. Tôi cùng ăn, cùng chơi với chị, tôi dường như hiểu chị hơn. Không hiểu sao lúc này tôi không còn nghĩ suy về sự giam cầm nữa mà chỉ có ước muốn giúp chị vui vẻ hơn.

Cuộc sống cứ thế trôi đi, cho đến một ngày khi thức dậy tôi không thấy chị đâu. Tôi cứ nhảy khắp lồng đi tìm chị, ngó khắp các góc phòng mà tôi không thấy chị đâu. Tôi nghĩ chị đã bỏ rơi mình mà đi chỗ khác, chán nản tôi nằm xuống ngủ. Trời đã quá trưa mà tôi khong thấy chị về, từ sáng tới giờ tôi cũng chưa ăn gì, dù thức ăn và nước uống đã được đổ đầy bình. Đến khi mặt trời sắp lặn, khi đang nằm nghĩ về gia đình về chị thì tôi giật mình bởi tiếng “cạch’. Tôi quay lại thì thấy chị về, như một đứa trẻ tôi vui sướng nhảy khắp lồng, hót líu ló. Tôi thấy chị có gì khác thường, à tôi nhớ rồi, chị đi lại được rồi. Chị bước từng bước chân tập tễnh, đến bên tôi. Tôi hót líu lo như chúc mừng chị. Chị ở nhà thêm với tôi vài ngày nữa rồi chị di học. Tôi cả ngày bị nhốt trong bức tường kín một mình. Hôm nay chị được nghỉ chị dậy rất sớm chị chạy lại chơi với tôi. Chị bảo tôi hôm nay chị sẽ đưa em về nhà.Tôi cảm thấy buồn, suốt khoảng thời gian qua, tôi đã coi đó là gia đình của mình. Ác cảm với con người cũng dần phai nhạt trong tôi. Tôi từng nghe có câu: ” Nhân loại là cả một đại dương, nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà dơ bẩn”. Tôi thực sự yêu mến chị. Chị và anh đưa tôi đi ra chỗ tổ cũ của tôi rồi thả tôi ra. Lâu lắm rồi tôi mới được bay, được hòa về thiên nhiên như vậy. Tôi kêu thật to để gọi bố mẹ, quay về tổ nhìn thấy bố mẹ đang chuẩn bị đón em bé mới ra đời tôi cảm thấy thật hạnh phúc.

Trước khi trở về với gia đình mình, tôi quay lại hót líu lo để chào chị, như để cất tiếng chào chị lần cuối. Chị vẫy tay chào tôi và bảo:

Nhất định khi trở về với thiên nhiên tôi sẽ sống thật ý nghĩa.

Nguồn: Bài văn hay

Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Non Khỏe Mạnh Lớn Nhanh Không Bị Chết

Chim Vành Khuyên non thường được bắt trên rừng, khi chúng đang lông ống hoặc tập bay chuyền. Loại chim này về chăm sóc cũng khá đơn giản, chỉ cần hòa cám sột sệt rồi bón thi thoảng thêm sâu dế.

Ưu điểm của nuôi chim Vành Khuyên non là chim sẽ khá thuần, sâu dế thoải mái, nếu được chăm sóc và huấn luyện tốt thì chúng cũng có thể đi thi đấu bình thường.

Khi bắt hoặc mua một ổ chim Vành Khuyên non về bạn cần xác định một số vấn đề khi nuôi như: Thức ăn, nước uống và luyện hót cho chim.

Về thức ăn thì bạn có thể tận dụng cám gà (cám mảnh) hoặc cám số 0 như Thúy Tuấn 0, Hiển 0… Đây là những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, ngoài ra bạn cũng cần điểm thêm dế, cào cào non ngày 2-3 bữa. Bởi những chất tươi sẽ giúp cho chim phát triển nhanh và khỏe.

Trộn cám sao cho cám sột sệt, dùng que vót giống như hình chiếc thìa và bón cho chim ăn. Cứ 20 – 30 phút sẽ bón cho chim ăn một lần. Bón cho chim Vành Khuyên non nuốt hết, đợi 5 – 10 giây sau thì bón tiếp. Bón miếng nhỏ, và chậm tránh làm chim nghẹn. Ngày điểm thêm 2- 3 bữa dế hoặc cào cào non vào sáng, trưa, chiều.

Anh em lưu ý thời điểm chim non không nên cho chim ăn sâu quy (sâu gạo). Do đặc tính của loại sâu này rất nóng, có thể làm chết chim nên bị lạm dụng.

Lưu ý: Khi bón cho chim các bạn thường huýt sáo để chim há mồm rồi bón. Tuy nhiên với mình (cách của cá nhân mình) khi bạn cho ăn nên bật file ghi âm hoặc video chim Chích Chòe hót hoặc chim Vành Khuyên lứu chòe hót. Tạo cho chúng cảm giác như tiếng hót của bố mẹ nó và nó sẽ bắt chiếc dần dần. Đây là một trong những yếu tố giúp cho chú chim Vành Khuyên của bạn lứu chòe sau này.

Nhiều bạn thắc mắc có nên cho chim Vành khuyên non uống nước hay không?

Nên cho uống nếu thấy cần thiết, nếu bạn cho chim ăn cám khô hoặc cám pha không được loãng thì cần thiết phải bổ sung thêm nước. Khi ở trên rừng, chim mẹ bón mồi cho chim non bằng cách tiết ra nước dãi theo miếng mồi. Enzim của chim mẹ giúp bổ sung nước và kích thích tiêu hóa cho chim non. Do vậy khi nuôi nhốt, chúng ta nên pha loãng cám để vừa bổ sung nước vừa giúp chim non dễ tiêu hóa hơn.

Nếu bạn cho chim ăn cám khô hoặc pha cám khô thì nên bổ sung nước cho chim non hàng ngày. Bởi cám ăn sẽ rất nóng và háo nước. Bổ sung nước bằng cách lấy ngón tay hoặc lông gà chấm vào chén nước rồi đợi chim há miệng sẽ nhỏ 1 giọt nước vào, mỗi lần cho uống từ 1 – 3 giọt nước.

Có nên tắm cho chim vành khuyên non không? Khi chim vẫn còn nằm tổ thì không nên tắm tát gì cả, nhưng khi chim đã biết đậu hoặc tập mổ thức ăn thì bạn nên cho chim tắm. Thời gian tắm sau 12h trưa, ở nơi thoáng mát, không có nắng trực tiếp. Cho chim tắm 10-15 phút và 2 ngày/ lần.

Khi nuôi chim Vành khuyên non, một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là cho chim nghỉ ngơi. Sau khi cho chim ăn xong, nhớ để vào chỗ yên tĩnh để chim non ngủ. Treo cao, tránh gió, mèo chuột.

Nuôi chim Vành Khuyên non lên thì việc thuần, sờ gãi sâu dế là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, không phải cứ nuôi non lên là thuần. Chúng ta cần phải chơi với chim, vuốt ve sờ gãi từ bé, thực hiện hàng ngày thì chim mới thuần được. Nhiều con chim bắt về lúc chuyền, nếu không được quan tâm hàng ngày thì một thời gian sau chim vẫn sẽ nhát.

Để có được một chú chim hót, lứu hay thì việc cho chim học hỏi là rất cần thiết. Như đã nói ở trên, mỗi khi cho chim non ăn ( từ khi nằm ổ) chúng ta nên bật video chim Chích Chòe hoặc Khuyên lứu chòe để chim non có thể học hỏi. Video lựa chọn cho chim nghe cũng nên có giọng chuẩn và hay. Bởi trò muốn hay thì phải được học thầy giỏi.

Thời gian cho chim nghe là trước và trong lúc cho chim ăn. Sau này khi chim đã biết tự mổ thì một ngày nên cho chim nghe 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 – 30 phút. Việc học hỏi giúp chim định hình được giọng hót sau này.