Top 10 # Xem Nhiều Nhất Chim Khuyên Đực Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Kinh Nghiệm Chọn Nuôi Hoa Mi Đực, Cái?

Đây là việc rất khó, người TQ có câu ” Họa my bất khiếu,Thần tiên bất trí đạo” tạm dịch là họa my không hót thì thần tiên cũng chịu (không biết đâu là đực cái). Những người có khả năng phân biệt đực cái tốt nhất: ngươi đi bẫy, người chuyên thu gom để giao buôn, ngươi chuyên bán lẻ họa my… cũng chỉ có khả năng chọn đúng từ 85-90%. (Hoàn toàn bằng trực giác)

Những đặc điểm chính về loài chim họa mi

Về hình thể thì nhỏ, thon,nhìn từ phía trước thì tiết diện hình tròn (được tạo bởi đường cong của lưng và đương cong của ngực), mỏ nhỏ thường có màu sừng bò,râu nhỏ,ngắn,cánh ngắn mút cánh tròn,vị trí tiếp giáp giữa đuôi và thân bị thắt do lông bao lưng và bao hậu môn ít,ngắn), đùi nhỏ hơn dùi họa my đực khá nhièu.

Họa my đực có hình thể to hơn, nhìn từ phía trước thì tiết diện có hình mai rùa, mỏ to và dài hơn con cái, sống mỏ trên thường có màu vàng nhạt hoặc sừng bò nhưng gốc mỏ bao giờ cũng có màu vàng tươi đăc biệt là gốc mỏ dưới, phần lông tiếp giáp giữa gốc mỏ và đầu tạo thành đốm đen thẫm hai bên gốc mỏ, râu to và dài hơn,đen hơn con cái. Những vệt đen toàn thân thẫm hơn con cái,cánh con đực dài hai mút cánh thường chạm vào nhau (con cái thì không chạm) đuôi con đực dài, nặng, chỗ tiếp giáp giữa thân và đuôi thuôn dần tự nhien không bị thắt vì lông bao đuôi và bao hậu môn của con đực dài và dầy đăc biệt là lông bao hậu môn. Đùi con đực thương to gấp rưỡi con cái.

Tuy vậy đối với bạn vẫn rất khó, bởi vì bạn lấy đâu ra cả đực cả cái lúc đó để mà so sánh, cho nên cái gì cũng phải chịu khó vậy quan sát nhiều, hơn nữa việc quan sát nhìn ngắm nhiều sẽ cho bạn cách xác định độ to – nhỏ của con đực và con cái. So sánh nhiều nhất định bạn sẽ có đươc trực giác này.

Nguồn: Hội những người yêu chim cảnh

Chọn Chào Mào Đực Trưởng Thành Đẹp Hót Hay

Chọn theo mào: Gốc mào to, khi mào dựn gleen phải thnawgr cạnh từ giữa mào xuống hết cổ, không gấp khấc ở cổ, ở trên đầu chim phần lông nào dựng thì tính là mào, từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn, đỉnh mào nhọn, không loe hoe mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc, mào thnawgr đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã, mào cong về phía trước là mào lân.

Chọn theo yếm: Yếm tạo nên sự quyến rũ, thu hút của con Chào Mào nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống hai bên vai màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại, tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ có chào mào mới có, một chú chim đực có yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với chào mào, càng dày thì càng đẹp, càng sâu dương hai bên vai thì càng quý phái, càng khít càng quyến rũ.

Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.

Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối người ta phân biệt chào mào trống mái cũng thông qua mí mắt của chim. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.

Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi.

Chọn khi nghe giọng:

Rao: chim hót giọng bình thường, hót đều đều để thỏa cái bản năng trời phú cho nó. Rao là khi nó đứng một mình, tâm trạng phấn chấn, nó đứng thẳng vươn cổ ra hót. Chim rao càng nhiều thì là càng siêng. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang, đều đặn và chuyển đổi âm điệu luyến láy. Chứ cứ rao như rao kẹo kéo thì nghe một chặp là oải người rồi.

Whitch: là tiếng chim kêu – nó whitch để gọi bầy, chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. chim whitch nhiều thì không tốt, nhưng khi treo trong rừng nghe tiếng whitch nó vang vang cũng cảm giác run người.

Sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt – nghe mới ép-phê. Khi con chim sung nó đang rao mà có con khác “chõ mõm” vào là nó chuyển qua giọng sổ – ôi thôi rồi … nghe mà sướng tái tê …

Chẻ: em chim nó sung tột độ thì nó ré lên, chẻ là tiếng sổ quíu của nó – khi nó muốn tuôn ra một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn thì nó chẻ. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang. Có nhiều con chim khi nó ra giọng chẻ là lũ chim kia giật mình nhốn nháo, có ku trốn tuốt xuống đáy lồng nhòm lên ngơ ngác cứ như né bom …

Rọt: Cũng là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó ko há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.

Như vậy, dựa vào những yếu tố trên bạn sẽ có được những chú chim chào mào đực đẹp, có cách nuôi chim chào mào hót hay để có được chú chim tuyệt đẹp cho chính mình .

Thông Tin Về Chim Khuyên (Chim Vành Khuyên). Mua Chim Khuyên Ở Đâu?

Hiện nay, thú vui chim cảnh không chỉ với mục đích nghe tiếng hót hay để ngắm nghía lúc buồn tẻ nữa mà còn dùng chúng để “thi đấu”. Để đạt được mục đích đó bạn cần có một chế độ chăm sóc hợp lý và phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về việc nuôi chim khuyên (hay còn gọi là chim Vành Khuyên) để có thể trở thành một “nhà vô địch”.

Mỗi giai đoạn phát triển của chim bạn cần chăm sóc tận tình để tránh tình trạng chim ốm. Đặc biệt là giai đoạn thay lông. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để quyết định chú chim của bạn có tiếng hót “vô địch thiên hạ” hay không 🙂

Chăm sóc chim Khuyên thay lông

Trong giai đoạn thay lông, cơ thể của chim bị mất một lượng lớn protein nên bạn cần bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất cho chim để giúp chúng hình thành một lớp lông mới cứng cáp và mềm mượt hơn.

Chú chim Vành Khuyên của bạn nếu được chăm sóc trong chế độ ăn uống như thế này sẽ giúp chim hót bình thường khi thay xong lông, có khi chim sẽ líu nhiều hơn giai đoạn trước khi thay lông.

Thức ăn là một phần thiết yếu rất quan trọng cho chim nhưng bạn đừng quên cung cấp nước sạch cho chim thường xuyên nha!

Cách chăm sóc chim Khuyên thi đấu

Theo những chuyên gia đầu ngành về chim cảnh và những người chơi chim lâu năm, để chim vành khuyên thi đấu tốt thì bạn nên có một chế độ chăm sóc chim riêng, khác với chim bổi, chim trong thời gian thay lông. Được chăm sóc riêng biệt chắc chắn chim vành khuyên sẽ khỏe hơn, líu hay hơn và thường xuyên líu hơn. Lúc đó bạn có thể tự tin đem chú chim của mình ra chiến đấu nhá.

Không để bạn tò mò lâu, sau đây là cách chăm sóc chim Vành Khuyên thi đấu:

Chế độ ăn của chim vành Khuyên

Cho chim ăn nho (táo tàu) kết hợp với châu chấu, cào cào hoặc dế

Không nên cho chim Vành Khuyên ăn chuối chín quá vào mùa nắng nóng, bởi vì vào thời điểm này chuối lên men rất nhanh, khiến chim rất dễ bị tiêu chảy

Thường xuyên quan sát chim nếu bạn thấy chú chim của bạn nhảy nhiều thì nên cho chim ăn cam, nhưng tối đa chỉ là 2 lần/ tuần.

Vào mùa lạnh (mùa đông), nên bổ sung thêm mồi tươi (các loại như đã nói phía trên) và tránh đừng cho chim ăn cam bạn nha, vì chim sẽ bị hạ lửa đấy.

Nuôi chim không thể bỏ qua công đoạn tắm táp và vệ sinh chuồng thường xuyên cho những chú chim của bạn được.

Vào mùa hè nắng nóng, chim thường xuyên phải uống nước nên bạn để ý thay nước cho chim khoảng 2 lần/ngày, kiểm tra chỗ treo chim của bạn, không nên để nơi nắng gắt thì thời tiết nóng sẽ làm nước trong cóng nóng lên, chim không uống được, dẫn đến chú chim của bạn thiết nước mà hốc hác, há mỏ, có thể bị tiêu chảy. Nếu bạn không để ý sẽ bị hậu quả khôn lường đấy ạ!

Các bạn nên cẩn thận vệ sinh cầu, lồng ấp đều đặn, vì khi ăn mồi, thức ăn, chim hay quẹt mỏ vào cầu hoặc xung quanh nan lồng khiến cho chúng bị bẩn, nên khi tắm cho chim các bạn chú ý cẩn thận chút để tránh chim cọ mặt vào sẽ bị đau mắt.

Với chế độ chim sóc cẩn thận như thế, tự tin rằng chú chim của bạn sẽ có giọng líu hay, khỏe. Đủ khả năng để bạn mang đến Hội quan thi đấu.

Mua chim Khuyên căng lửa ở đâu???

Nếu bạn là một người quá bận rộn không thể dành thời gian nuôi một chú chim Khuyên từ lúc sinh ra cho đến khi chúng biết hót thì hãy đến Dogily shop – Nơi cung cấp các chim Khuyên căng lửa uy tín nhất hiện nay.

Với niềm đam mê về các loài chim và hiểu biết thâm sâu về chim, những chú chim ở Dogily shop luôn luôn sở hữu một vóc dáng khỏe mạnh, tiếng hót thánh thót, căng lửa. Đến đây bạn không chỉ bạn sẽ chọn mua được một chú chim Khuyên ưng ý mà còn được mở rộng tầm mắt với vô vàn các loài chim từ bé đến lớn.

Khác với hình thức mua chim ở chợ, bạn sẽ phải trả giá, xem xét thật kỹ, phải dành nhiều thời gian để lựa chọn, ngoài ra sau khi mua chim nếu không có kiến thức thì bạn chả biết chọn lồng chim hay phải nuôi chúng như thế nào. Đến với Dogily shop, bạn sẽ được tư vấn tận tình về cách nuôi chim, cách chọn chim, kỹ thuật chăm chim thật hợp lý.

Tâm lý của bạn sẽ rất thoải mái vì những chú chim ở Dogily shop đã được nuôi dưỡng và sàng lọc kỹ càng rồi mới đưa lên diễn đàn. Một chính sách bảo hành sẽ giúp bạn tự tin hơn khi chọn mua chim Khuyên ở Dogily shop. Dogily shop luôn đảm bảo giá cả cạnh tranh trên thị trường chim cảnh Việt Nam (điều này bạn có thể kiểm chứng), bạn sẽ không phải mất thời gian trả giá hay lo lắng về việc “tiền thật mua hàng giả”.

Hàng nghìn lợi ích đặt ra cho bạn khi chọn mua chim Khuyên tại Dogily shop, thế cớ gì bạn còn chần chờ mà không liên hệ đến shop.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Khuyên

Chim Vành khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, vẻ bề ngoài trông không hấp dẫn, xinh đẹp như các loài chim cảnh khác nhưng chúng cũng có cái hấp dẫn riêng, tiếng hót riêng rất hay nếu chúng ta nắm vững các kỹ thuật nuôi cơ bản sau đó hướng dẫn thuần hóa chúng thành một người bạn tri kỷ của mình.

Tóm tắt nội dung bài viết

Chọn giống trống mái

Cách chọn chim Vành khuyên mộc phải nhanh nhẹn, mỏ mỏng có giọng to, tu cuồn cuộn thìa là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót vì tu nhỏ.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Vành khuyên

Giống như các loài chim khác, khi mới bắt chim Vành khuyên về nuôi cần phải treo lồng chim ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, tránh làm chim sợ hãi vì lúc này điều kiện sống thay đổi chúng vẫn còn nhút nhát không dám gần ai. Sau đó cần phải chuẩn bị đồ ăn, đồ uống sẵn trong lồng như một hộp đựng bột đậu xanh trộn trứng, một hộp đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm. Cho đến khi chim quen dần mới hé mở lồng để chim tiếp xúc với thế giới xung quanh.

Dinh dưỡng cho chim Vành khuyên

Một số loại thức ăn trái cây thích hợp cho chim Vành khuyên như chuối, cam, cà chua, dưa leo, cà rốt… Những thức ăn này sẽ giúp cho chim giải nhiệt, giúp chim mát có bộ lông mượt mà. Cách chế biến bạn xay nhỏ thức ăn ra trộn với cám rồi cho chim ăn.

Cách tắm và vệ sinh cho chim Vành khuyên

Mùa Hè trời nóng bức bạn cần phải thay nước uống cho chim 2 lần/1 ngày, tránh treo chim nơi nắng gắt . Vì thời tiết nóng nên nước trong cóng cũng nóng nên chim không dám uống, do thiếu nước nên chim bị hốc, xõa cánh, há mỏ. Dẫn đến chim bị tiêu chảy.

Sau vài ba tháng, có khi đến năm 6 tháng ta mới bắt đầu nghe chim cất giọng, nghĩa là hót tỉ tê với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi. Vì vậy bạn cần luyện giọng cho Vành khuyên hót hay bằng cách treo lồng gần các lồng chim lạ.