Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chim Khuyên Gọi Đàn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Đỗ Thượng Thế Phía Đàn Chim Gọi Bầy

12.12.2017-10:30

NVTPHCM- Vẫn hồn cốt quê hương đất Quảng, vẫn tinh thần văn hoá xứ Quảng, nhưng thơ Đỗ Thượng Thế mang lại một giọng điệu mới, gần gũi mà khác lạ, đắm say mà tinh lọc trong một dòng chảy xúc cảm ngôn ngữ hiện đại giàu cá tính. Ngoài tài năng thi ca, Đỗ Thượng Thế còn cho thấy sự lao động nghiêm cẩn, công phu trên từng câu từng chữ, không chỉ tái hiện và lưu giữ ký ức mà còn hiển lộ giấc mơ tạo sinh. Anh như người nông dân của vùng đất “chưa mưa đã thấm” chẳng chịu dừng ở giới hạn thâm canh mùa gặt mới mà còn hướng tới sự sáng tạo, thay đổi, biến cánh đồng ngàn đời thành không gian văn hoá sống động ngập tràn tình yêu và ánh sáng màu xanh tương lai. Khởi đầu Trích tôi rồi mới đây đến Dưới tấm trần rỉ mưa (NXB Hội Nhà văn tháng 10-2017), Đỗ Thượng Thế đang tự tin mở ra con đường riêng biệt và nhiều bất ngờ của một trong những đại diện thơ trẻ tiêu biểu nhất đất Quảng đầu thế kỷ XXI. (PH)

TỰ KHÚC

Có gì tận đáy nỗi buồn chòi ra từ giọng chào mào leo lẻo tháng Giêngnhư chú bò con vừa mới đẻ sau vườn bết lấm cỏ khô tháng ChạpĐại Hồng! Ơi… Đại Hồng! – Ai đó từng gọi ta như thế khi ta lầm lũi trên con đường gaikhi ta sốc nỗi dại cuồng hoang vu đến đuốiĐại Hồng! Thì ra con dế trống lửa vẫn xoay đầu ra Cựu Thổ lầm lầm lì lì tro bụiđiệu gáy nực nồng nụ hoa bù sítVẫn bện chạc trâu vẫn khấc dòm bò dắt giấc mơ ta qua cầu Đàng Huỳnhqua ngã Hai Sông, qua khe Đá Trảiqua bao mùa lụt “cột đầu gốc dâu”nước lũ xô làng cuốn trôi bát hương bát gạocuốn trôi biền biệt duyên thì chị ta

Đại Hồng! Ta lại trở về băng cồn Tịnh Đông cạp nhai bắp sốnghít no sữa đất tươi non bằng hai hàm răng sún của thằng cu Dân Xóm Chùa một thời đen đúaMột thời quần cụt lưng trần ngồi bệt xuống chiều mơ chén cơm không

, giẽ con cá lầm cá nụcMột thời mẹ ta rạc chân chợ sớm chợ chiều đò ngang đò dọc còng lưng bánh khoai bánh sắnCha ta dầu dãi tắc – rì

ngọn roi cứ rứt lòng vút thétNước mắt trâu già nhiều khi chảy ngượckhiến cánh đồng hoàng hôn thăm thẳm và buồnMột thời cả làng sớm hôm mót củ, họ hay kể nhau nghe câu chuyện bỗng dưng nhặt vàngRồi bỗng dưng luống cày ửng màu cổ tíchVà những khi tận cùng cố sức, họ thường: – “I-cờ-rếch (y) nằm ngay tại chỗ!…” ôi, cách giễu cuộc người như say

Ta lại trở về ngôi trường chân núiBạn ta áo vá mảnh dưa mảnh lúa Hà Vi, Lập Thạchbạn ta tóc săn đỏ nắng đầu nguồn Hữu Trinh, Xóm Mớida chì vỏ sắn Phước LâmCon chữ một thời ẩm mùi đất bệ, quánh nhựa cây rừng lấm lem tro rẫy và từng biết nhặt lên từ thảm máu sân trường

Đại Hồng! Thì ra trong những niềm lửa hạn đời tatỏa biêng biếc Vu Gia cánh buồm ngược nguồn lằng lặngtỏa tím ngát cỏ lau sương chiều Mồ Côi, Mụ Đụngrần rần bóng nước Khe Lim tiếng vượn chót gành mòn mỏitỏa hơi thở cơn mưa trẻ trung mùa hạ thơm mát ngực em trăng đầy…

Đại Hồng!Những tháng ngày mù mịtta thường mơ về khu vườn tụ gió bốn phươngở đó thầy ta gầy gầy mắt kiếng, đêm đêm treo ngọn đèn thơ.

Cơm không độn.

Tiếng hô điều khiển trâu, bò cày sang trái, phải.

Vụ nổ bom còn sót lại sau chiến tranh đã làm chết và bị thương nhiều học sinh trong lúc lao động trên sân trường (1977).

PHÍA ĐÀN CHIM GỌI BẦY

Tu tu r…út

Tu tu r…út…

Có những đêm bé con thổi qua khe cửa

Hơi ấm con cu no đậu no mè

Rồi lướt nghiêng nghiêng

Qua vạt chiều kia ngưng nắng

Rồi nheo mắt

Rồi thăm thẳm…

Lại có người dựng chui cày

Thịt da đẫm mùi đất bệ

Người tắm ngọn gió mọc lên từ nổng gò

Người đi như bóng sông mưa

Gánh gồng sương buổi chợ

Chân trời đốt đuốt

Soi từng giọt hừng đông

Có những đêm kẻ mộng du thổi không ra hơi

Một bị cuội rơi ú ớ

Hai bàn tay chặp vào run rẩy

Như bái về phía thượng nguồn

Về phía đàn chim gọi bầy

Em bước ra lộng lẫy điệu sa hồng

Lộng lẫy phương Đông

Trào…

Và tĩnh…

Xác hồn hòa phối!

Ngước nghiêng nghiêng tia mắt lưng chừng

Thế mà tóm tận xanh mây dại

Hừng hực ngát mạch mùa ngực mẩy

Bụi trở khúc ngời

Trông nắng hom hem

Tà khói vén

Eo trần khỏa gió

Thả sức xuân vươn cánh tay mầm

Hoa mãn khai xòe thơm ngón nõn

Nhón bổng gót thì

Thắp ngọn bình minh

Buồn vui lắng làn môi lửa sắc

Ngây nụ nồng hồn đất đang men.

DƯỚI TẤM TRẦN RỈ MƯA

Nằm ngửa mặt dưới tấm trần rỉ mưa

dòng sông bị cơn đêm đốt cháy

nét than vẽ muôn hình vô vọng

cánh buồm nào mọc lên

Ngôi nhà cố ngoại liễn đối cột kèo

bỏ hoang trong khói

dậu gộc trơ khô

thấy đâu mấy đọt bìm

Trưa cắm chang chang đầu ngõ

mắt hoa đom đóm chính ngọ

hạt nổ đỏ xanh vàng trắng

vãi cô hồn

Nhạc lễ đất đai vang lên

vang lên…

ánh mắt di dân dọc đường về

héo cơn đói mới

Khu vườn chân núi

ai đó gọi mà không ai mở cửa

ấm ức giếng thơi

nhiều năm dềnh một tiếng gàu đứt dây

Có phải thân tàn của gã chiêm bao

cái bóng tha về

nằm nhai mảnh tình dại

Ồ…

vị sư già khất thực cơn mưa

chiều lặn vào chiếc khung chạm trổ công phu

và thếp vàng A Di Đà Phật…

Tiếng Gọi Chim Yến (Tiếp)

Tiếng gọi chim yến để dụ chim vào nhà, rất cần thiết, không thể thiếu khi ngôi nhà xây dựng không nằm trong vùng có nhiều chim yến, không nằm trong vùng kiếm ăn của chim và trên đường chim bay đi bay về. Ngay cả trường hợp ngôi nhà sẽ xây dựng nằm trên đường chim bay, nhưng chim bay ở trên cao thì cũng cần gọi chim để chim hạ xuống thấp. • Tôi có một nhận xét, vào khoảng 4h45 đến 5h 30  sáng, trời còn mờ mờ tối, lúc mặt trời mới có những tia sáng đầu tiên, chim yến đã khỏi nhà và bay rất thấp là là trên ngọn cây về vùng có nhiều thức ăn mà chim yến thường đến (Vì lý do đó tầng trệt phải thiết kế sao để không quá tối, có một chút ánh sáng, giúp chim biết để thức dậy đi kiếm ăn, những con chim thức dậy muộn sẽ ít cơ hội nhận được thức ăn hơn). Lúc trời sáng rõ thì vẫn đường bay đó nhưng chim bay cao hơn, và thỉnh thoảng lượn trở lại để bắt côn trùng, buổi chiều cũng vậy khi trời sáng chúng sẽ dịch chuyển về nhà nhưng ở trên cao vừa bay vừa lượn trở lại bắt mồi, lúc sập tối thì bay nhanh mãi miết về nhà. Nếu nhà xây trên dường chim bay về thì  cửa cần mở ra đón hướng đường chim bay về, khi chim ở trên cao cần gọi chim xuống thấp. • Người nuôi chim yến cần có một bộ sưu tập các loại âm thanh dụ yến khác nhau. Người có kinh nghiệm thường có thể phân biệt các loại âm thanh của yến. Việc đầu tiên là người nuôi cần tập nhận biết các tiếng chim riêng rẽ: + Tiếng kêu của chim con, đó là tiếng của nhiều chim con đòi bố mẹ cho ăn, ta có thể nhận biết được dể dàng. Tiếng chim con có ảnh hưởng đặc biệt đến những con chim mới vào nhà, bắt đầu chọn một chổ để ở lại, giúp chim mới vào cảm thấy an toàn và dể dàng quyết định ở lại. Do đó tiếng chim con nhất thíết phải có trong băng đĩa “âm thanh trong nhà” + Âm thanh giao phối ghép đôi: Âm thanh này có ảnh hưởng đặc biệt đến những con chim trẻ. Sau khi bay khỏi tổ, chim con theo bố mẹ học tìm thức ăn, học cách tránh địch hại và sự nguy hiểm. Đến một lúc nào đó chúng cần tìm một bạn tình, thường là vào mùa khô và lúc này âm thanh giao phối là rất cần thiết. + Âm thanh của quần đàn yến: là tiếng của một đàn yến đông đúc, kêu ầm ĩ làm ồn khi chúng bắt đầu xây tổ mới, hoặc đang sữa chữa tổ, thường xẩy ra vào đầu mùa mưa. + Âm thanh của chim đầu đàn: Trong một đàn chim bao giờ cũng có con chim đầu đàn, nó thường phát ra một âm thanh như để hướng dẫn những con khác một lúc nào đó vào buổi chiều tối. Những con chim khác gần như dừng kêu một lúc, thậm chí cả chim con cũng dừng kêu.

Người nuôi yến có thể tự ghi, chắp nối và chế tác các phân đoạn âm thanh khác nhau vào cùng một đĩa. ( Còn tiếp)

Tiếng Vẹt Gọi Bầy Mp3

Nhắc đến vẹt, người ta thường nhớ nhiều đến vẻ ngoài sặc sỡ và vẻ vui nhộn của nó. Đây là một loài chim kiểng, với số lượng chi – cành lên tới hơn 200, vì vậy độ đa dạng của họ nhà Vẹt là vô cùng cao.

Trong cộng đồng người chơi chim kiểng, Vẹt luôn là loài chim giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt, không chỉ bởi sự kết hợp màu sắc tự nhiên và tuyệt vời mà còn vì chúng là một trong số rất ít loài chim biết bắt chước tiếng người. Ngoài ra, chiếc mỏ to, dài thoạt nhìn tưởng mất cân xứng, song lại đem đến cho loài chim này một vẻ đẹp khác biệt. Đó là lí do vì sao nhiều người muốn bẫy, mua Vẹt về nuôi làm cảnh.

3.7

/

5

(

3

bình chọn

)

Chim Ưng, Con Diều Và Đàn Bồ Câu

Sự xuất hiện thường xuyên của một con diều làm cho đàn bồ câu rất hoảng sợ nên chúng đã gọi chim ưng đến bảo vệ cho mình.

Đàn bồ câu nói:

– Ngài là người duy nhất chúng tôi quen biết, chỉ có ngài mới có thể bảo vệ chúng tôi khỏi nanh vuốt của kẻ thù. Nếu ngài bảo vệ chúng tôi, chúng tôi sẽ cảm thấy thật an toàn.

Chim ưng đồng ý ngay lập tức và chuyển đến sống trong chuồng chim bồ câu. Nhưng khi đàn bồ câu để chim ưng vào ở chung với mình thì chúng nhận thấy rằng số chim bồ câu bị chim ưng giết chết trong một ngày còn nhiều hơn số chim bồ câu bị con diều kia nhào trúng trong một năm.

Khi gặp rắc rối, chúng ta không được quên rằng có những mối nguy hiểm khác còn ghê gớm hơn những gì chúng ta đang phải đối mặt.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…