Top 10 # Xem Nhiều Nhất Chim Yến Ở Nước Nào Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Tổ Yến Ở Nước Nào Tốt Nhất?

Thật ra đây là lý do quan tâm của nhiều người khi chọn mua Tổ Yến để giử sức khỏe cho mình và gia đình. Tổ Yến ở nước nào cũng có nhiều loại khác nhau vì đặt thù Tổ Yến là từ thiên nhiên. Đều quan trọng là môi trường sống chung quanh của chúng như thế nào tạo nên dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn như việc mua tôm , cá đánh bắt hay nuôi – Wild catch or farmer raise , thường thì chúng ta nên chọn loại nào? Vì sao lúc nào loại wild catch giá thành cũng cao hơn?

Chim yến ở các nước Đông Nam Á chỉ là một loài duy nhất C. Fuciphaga. Nước bọt của chim yến ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan hay ở Việt Nam ( ở các tỉnh miền Trung hay miền Nam) là như nhau, không có tổ non, tổ già. Tổ yến có màu trắng ngà có mùi tanh thoảng nhẹ của nước bọt tựa như mùi lòng trắng trứng. Sau khi rửa qua một lần nước để loại bỏ các tạp chất bám bên ngoài Tổ Yến, ngâm Tổ Yến vào nước sạch, tùy theo chất lượng Tổ Yến, sợi yến sẽ hút nước trương phồng lên từ 6-7 lần so với trọng lượng ban đầu. Các sợi yến của Tổ Yến dù có màu nào, khi ngâm trong nước sạch sẽ trở nên trong suốt và nước dùng ngâm Tổ Yến vẫn trong và không màu.

Tổ Yến là mặt hàng xuất chủ lực của Indonesia lớn nhất chiếm 80% sản lượng trên thế giới, mỗi năm trên 2.000 tấn Tổ Yến, doanh thu trên 4 tỷ USD. Trung Quốc và Hồng Kông là quốc gia nhập khẩu tiêu thụ hơn 60% sản lượng Tổ Yến trên thế giới

Tổ Yến tiêu thụ trên thị trường có 3 dạng:

Tổ yến rút lông, sơ chế: được nhặt lông từ Yến thô có mùi hơi tanh, mùi ẩm mốc, màu trắng ngà. Tổ yến thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân cứng, giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và ảnh hưởng thời tiết. Chân tổ yến cứng để có thể gắn chặt vào vách vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến sơ chế  khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà từng sợi yến vẫn nguyên vẹn, nở to .

Tổ yến tinh chế: Sợi yến sạch hoàn toàn không còn lông, tạp chất. Do rửa nhiều lần nên hàm lượng các khí độc giảm đến mức thấp nhất và vì vậy chất lượng dinh dưởng cũng mất đi một ít do ngâm nước . Tổ Yến tinh chế thường không có mùi vị vì đã qua chế biến, tẩy trắng, và có màu trắng trong. Tổ yến tinh chế vì đã qua quá trình chế biến và ép khuôn nên có thể kết Yến vụng và Yến sợi vào thành khuôn đều nhau.

Vi vậy, tuỳ theo nhu cầu và sở thích mọi người mà chọn loại Yến thích hợp.

Lưu ý: Nên dùng yến thường xuyên với 1 lượng vừa đủ thay vì dùng thỉnh thoảng với 1 lượng lớn. Thời gian dùng yến tốt nhất là trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy.Không nên dùng khi ăn no

Nguồn: Internet

Nuôi Yến Ở Việt Nam Và Bài Học Từ Các Nước

Hiện nhiều vùng nuôi yến ở Indonesia, Malaysia bị chựng lại, vì nguồn sản sinh côn trùng tự nhiên làm mồi ăn cho đàn yến đã suy kiệt.

Theo Hiệp hội Yến sào Việt Nam, nghề khai thác tổ yến đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam. Khởi đầu chỉ là việc thu hoạch tổ yến trên các vách đá cheo leo nguy hiểm ở các hoang đảo; thời gian sau này, khi phát hiện có chim yến làm tổ ở những ngôi nhà cổ, đã hình thành nghề nuôi yến trong nhà và đang phát triển ở nhiều tỉnh, thành, chủ yếu phía Nam và bắt đầu lan ra cả phía Bắc.

Yến đảo và yến nhà

Suốt chiều dài duyên hải miền Trung – nhất là các đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Bình – đến Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang), đều có đàn yến sinh sống; nhưng 3 quần thể chim yến tập trung lớn nhất là Cù Lao Chàm – Hội An (Quảng Nam), bán đảo Phương Mai (Bình Định) và các đảo yến tỉnh Khánh Hòa.

Điều đáng lưu ý là sản lượng yến đảo ở Cù lao Chàm và bán đảo Phương Mai hiện suy giảm, chỉ ở Khánh Hòa có tăng nhưng không nhiều: Năm 1996 là 4 tấn, đến 2016 (sau 20 năm) là 6 tấn, chỉ tăng 25%. Các nhà chuyên môn nhận định, trong 10 năm tới, nghề thu hoạch yến đảo sẽ gặp khó khăn, sản lượng bị sụt giảm. Nếu được quản lý tốt như ở Khánh Hòa thì sản lượng có tăng, nhưng cũng rất ít (khoảng 2% – 3%/năm). Nguyên nhân là các vùng ven biển từ Thanh Hóa tới Bình Thuận đã và đang hình thành ngày càng nhiều các khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn và cả các khu công nghiệp. Vì vậy, những vùng ven biển trước đây là môi trường tự nhiên sản sinh côn trùng làm thức ăn cho đàn yến bị thu hẹp và phải lùi vào sâu đất liền, nên có khoảng 50% – 60% chim yến non (tơ) từ đảo khi đi tìm mồi sẽ không trở về đảo, mà vào những nhà yến trong đất liền để tìm nơi trú.

Tại Indonesia, nghề nuôi yến đã có gần 70 năm, đến nay có hơn 200.000 nhà yến, sản lượng trên 2.100 tấn/năm. Ở Malaysia, từ năm 1986 đến nay có hơn 60.000 nhà yến, sản lượng 800 tấn/năm. Ở Thái Lan, tính từ 1996 đến nay có gần 5.000 nhà yến, sản lượng 270 tấn/năm. Còn tại Việt Nam, sự xuất hiện nhà yến đầu tiên ở ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ (TPHCM) vào năm 2003 – nơi có khu rừng ngập mặn ven biển trên 30.000ha – đã đặt dấu son cho nghề nuôi chim yến ở TP và cả nước. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam có 5.800 nhà yến, tổng diện tích sàn nuôi hơn 1 triệu mét vuông, vốn đầu tư xã hội trên 7.500 tỷ đồng, tổng đàn chim ước khoảng 6,1 triệu con, sản lượng gần 50 tấn/năm, tạo ra sản phẩm hàng hóa khoảng 800 tỷ đồng/năm.

Tránh vết xe đổ

Trong 41 tỉnh, thành có nhà yến, TPHCM là địa phương nhiều nhất, với hơn 540 nhà yến tại 19 quận – huyện, sản lượng hơn khoảng 6 tấn/năm, chủ yếu tập trung tại huyện Cần Giờ với 231 nhà. Kế tiếp là Rạch Giá, Tiền Giang, Bạc Liêu và một số tỉnh miền Trung. Theo Hiệp hội Yến sào Việt Nam, tốc độ xây dựng nhà yến nửa đầu năm 2017 vẫn nhiều và trải đều khắp các tỉnh phía Nam, từ đèo Hải Vân (tiếp giáp giữa Thừa Thiên – Huế với Đà Nẵng) đến tỉnh Cà Mau và đảo Phú Quốc (Kiên Giang), tỷ lệ xây dựng nhà yến mới tăng 23% – 25%/năm; riêng các vùng Tam Quan thuộc Bình Định, Hà Tiên ở Kiên Giang và Nghĩa An, Nghĩa Phú (Quảng Ngãi) tăng trên 35%. Hiện giá tổ yến (yến sào) thô do các nhà yến ở TPHCM bán ở mức 20 – 30 triệu đồng/kg, tổ yến tinh chế 40 – 45 triệu đồng/kg, một số loại đặc biệt có giá lên đến 100 – 200 triệu đồng/kg. Với vị trí ven biển, có nhiều khu rừng ngập mặn, rừng phòng hộ và cả dãy Trường Sơn là môi trường tự nhiên vô cùng phong phú cho nhiều chủng loại côn trùng sinh sống, nên Việt Nam có thể tiến xa hơn so với các nước Đông Nam Á trong ngành công nghiệp nuôi yến.

Để nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam phát triển bền vững, cần tạo điều kiện giải quyết tính pháp lý của gần 5.800 nhà yến hiện có, hiện chỉ mới có 15 – 20 nhà yến được cấp phép xây dựng nuôi chim yến thử nghiệm tại huyện Cần Giờ (TPHCM), Rạch Giá, Long An và Bạc Liêu. Việc nuôi yến cần được xác định như những vật nuôi khác, được sử dụng đất nông nghiệp như đất nuôi trồng thủy sản, đất trang trại… Ngành chức năng cần xây dựng quy định về quản lý vệ sinh an toàn nhà yến, công bố vùng nuôi yến để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư…

Bên cạnh đó, cần rút kinh nghiệm của các nước trong khu vực để tránh đi vào vết xe đổ, khi sản lượng và doanh số bán tổ yến đang sụt giảm. Hiện nhiều vùng nuôi yến ở Indonesia, Malaysia bị chựng lại, vì nguồn sản sinh côn trùng tự nhiên làm mồi ăn cho đàn yến đã suy kiệt. Nguyên nhân do nạn khai thác tàn phá rừng và cháy rừng hàng năm; do tác động xấu của hiện tượng biến đổi khí hậu; do khi xây dựng những làng yến công nghiệp đã chưa tính toán đúng tốc độ đô thị hóa, các resort nghỉ dưỡng và các khu công nghiệp… đã xóa các vùng cung cấp mồi ăn tự nhiên cho đàn yến.

Theo tính toán của các nhà điểu học, tỷ lệ tăng cơ học của tổng đàn yến Việt Nam khoảng 13,4%/năm (ở Malaysia và Indonesia khoảng 10%/năm). Với tốc độ này, đến năm 2020, tổng đàn yến Việt Nam khoảng 13,2 triệu con và sản lượng tổ yến có thể ở mức 250 tấn; đến năm 2025 vào khoảng 21,5 triệu con và sản lượng 350 tấn; năm 2030 sẽ là 32,6 triệu con và sản lượng tổ là 800 – 1.000 tấn/năm, giá trị xuất khẩu 200 triệu – 500 triệu USD/năm. Lúc đó, cần khoảng 20.000 nhà yến xây dựng với khoảng 300 – 400 ha đất. Qua đó, tạo việc làm cho 20.000 lao động chăm sóc nhà yến và 120 triệu công lao động chế biến tổ yến mỗi năm, hiệu quả kinh tế dây chuyền rất lớn (Indonesia mỗi năm sử dụng hơn 500 triệu công lao động chế biến tổ yến xuất khẩu).

CÔNG PHIÊN – NGUYỄN CHUNG

Nước Yến Hoa Cúc Hộp 6 Lọ

Từ xa xưa người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã đã sử dụng hoa cúc như một phương thuốc để chữa bệnh, loại hoa cúc được sử dụng nhiều là hoa cúc trắng, và trong đó Cúc La Mã là loại chứa nhiều dược chất nhất. Những lợi ích chính cho sức khỏe mà hoa cúc mang đến cho chúng ta là:

– Giúp điều trị ung thư: Theo như các nghiên cứu được công bố vào năm 2013 tại Mỹ thì hợp chất Apigenin trong hoa cúc có tác dụng điều trị ung thư và phòng chống ung thư phổi. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hợp chất Apigenin này có thể chống lại và ức chế sự gia tăng của tế bào ung thư phổi. Điều này không chỉ mang lại hy vọng cho những bệnh nhân ung thư phổi mà còn là tin vui cho toàn nhân loại kỳ vọng tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.

– Giúp thanh nhiệt, mát gan và an thần: Tinh chất có trong hoa cúc có tính an thần nhẹ, tính mát vì vậy ngoài công dụng giảm các triệu chứng kích thích trong dạ dày, hoa cúc còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, làm sáng mắt. Sử dụng trà hoa cúc hàng ngày sẽ giúp cơ thể xua tan mệt mỏi, giảm đau đầu, chóng mặt, mang lại cho chúng ta giấc ngủ ngon và sâu hơn.

– Khắc phục bệnh tiểu đường: Bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý thì uống trà hoa cúc mỗi ngày có thể làm giảm lượng đường huyết, tránh lượng đường trong máu tăng cao và hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường.

– Tác dụng kháng viêm và làm đẹp da: Theo nghiên cứu, thành phần hoạt tính Flavonoid trong chiết xuất hoa cúc mang lại những công dụng làm đẹp tuyệt vời cho phụ nữ trong quá trình chăm sóc làn da như: Trị mụn và kháng viêm cho da nhạy cảm; Dưỡng ẩm cho da khô; Làm mờ quầng thâm mắt; Làm sáng da, mờ nếp nhăn, nếp chân chim nơi khóe mắt, khóa môi hoặc chữa lành các vết thương nhỏ do côn trùng cắn đốt, dị ứng thời tiết…

– Giảm cơn đau kỳ kinh nguyệt: Các chuyên gia cho rằng trong kỳ kinh nguyệt, những người thường xuyên uống trà hoa cúc sẽ ít đau bụng hơn so với những người không sử dụng do các hoạt chất trong hoa cúc giúp làm giảm cơn co thắt.

Trên cơ sở chắt lọc các dược tính có trong hoa cúc kể trên, kết hợp với nguồn dinh dưỡng quý giá có trong yến sào, đội ngũ nghiên cứu của Song Yến mới đây đã nghiên cứu thành công và cho ra mắt sản phẩm Nước yến hoa cúc. Với phương châm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, Song Yến đã sử dụng chiết xuất hoa cúc đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, áp dụng quá trình chưng cất, tiệt trùng hiện đại và khép kín, đảm bảo những hoạt chất quý giá trong hoa cúc và nguồn dưỡng chất có trong yến sào được kết tinh trọn vẹn nhất trong từng lọ nước yến. Có thể nói, nước yến hoa cúc là sự hòa quyện hoàn hảo giữa các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, mang đến hương vị ngọt thanh, thơm dịu cho người thưởng thức.

* Thành phần chính: Yến tổ (13%), chiết xuất hoa cúc (2%), đường phèn, nước và phụ gia thực phẩm.

* Cách sử dụng:

– Sản phẩm này phù hợp với mọi đối tượng từ 01 tuổi trở lên, đặc biệt phù hợp với người bị chứng mất ngủ, đau đầu hoặc thường xuyên căng thẳng thần kinh.

– Phải sử dụng hết sau khi mở nắp, và phải lắc đều trước khi dùng.

– Uống trực tiếp từ lọ, uống từ 1-2 lọ/ngày.

– Hương vị ngon hơn khi uống lạnh.

* Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào?

Chim yến làm tổ trong nhà hoặc các hang động ngoài biển, chúng làm tổ để ngủ hoặc đẻ trứng. Thời gian từ 35-45 ngày, tổ được làm bằng nước bọt. Ngày xưa, ai cũng nghĩ rằng chim yến chỉ sống và làm tổ ở những nơi hoang dã hoặc ngoài đảo xa. Nhưng ngày nay con người nắm được các quy trình sinh hoạt và tính năng của yến, nên con người đầu tư và thu hoạch Tổ yến ngay tại nhà của mình. Ví dụ như các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng …

Chim yến làm tổ để ngủ vào ban đêm, vì chúng bay kiếm ăn vào ban ngày. Chim yến có thể nghe, nhìn, và ngửi rất được. Đặc biệt là giác quan của nó rất tốt, nên dễ nhận biết được kẻ thù gây nguy hiểm với chúng. Điểm mấu chốt là chim yến có thể nghe được sóng siêu âm và đã làm tổ ở đâu là chúng sẽ lại tiếp tục làm tổ ở đó, không bao giờ bỏ đi. Chính vì vậy, người làm tổ cho chim yến sẽ đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

Chim yến làm tổ ở đâu?

Chúng thường làm tổ trong nhà hoặc các hang động, vách đá; những nơi càng hiểm trở, chúng càng dễ thích nghi, vì nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất. và phải đảm bảo được các yếu tố như nhiệt độ khoảng 27 -29 độ C, độ ẩm trung bình khoảng 80-95%, độ tối khoảng 2 lux.

Mỗi tổ yến có thể nặng từ 8-10gr. Tổ càng ở sâu trong hang động, thì chất lượng càng cao vì tổ yến sẽ được tiếp xúc với những chất kim loại như Fe, Cu, Zn, Mn, Cr,… và tạo ra nguồn dinh dưỡng mới và làm biến đổi màu sắc của nó. Vì vậy mà chúng ta thường thấy Tổ yến có 3 loại với tên gọi tùy theo màu sắc của chúng: Huyết Yến, Hồng Yến, Bạch Hồng

Thời gian làm tổ trung bình

Chim yến đực giữ vai trò làm tổ bằng trong vòng từ 35-45 ngày cho chim cái bằng nước bọt. Một năm chúng sẽ làm tổ khoảng 2 lần, và đẻ mỗi lứa là 2 quả trứng. 5h mỗi sáng, chim bay ra khỏi tổ để kiếm ăn, đến khoảng 17h -18h là chim bay về tổ nghỉ ngơi. Chim yến có định vị rất tốt nên không dễ bay lạc vào tổ chim khác giữa hàng ngàn tổ.

Chim yến thường ăn những con côn trùng có kích thước nhỏ. Trọng lượng tầm 0.01 – 0.72g bay trên không trung như: ruồi, kiến, mối, rày,… Giới hạn bay của chúng tầm khoảng 200km. Chu kì của chim yến tầm khoảng 8 năm.

Chim yến làm tổ tại nhà hiện đang phát triển ở Việt Nam. Và đặc biệt thương hiệu J’nest với nguồn cung ứng từ yến sào Phan Rang – Ninh Thuận. Các loài Yến sống ở Phan Rang với độ dẻo dai, sức bền, và khả năng sinh tồn cực cao. Hàm lượng dinh dưỡng có trong tổ Yến Phan Rang cao hơn nhiều lần so với tổ Yến các vùng miền khác. Vì vậy ngoài cung ứng tổ yến trong nước; J’nest còn đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mang dinh dưỡng cho sức khỏe con người trên thế giới.