là một loại bệnh được hiểu theo nghĩa bình thường trong dân gian là bị gió độc xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, cá thể có xu hướng mệt mỏi, rũ rượi… đối với chim nếu không chữa trị kịp thời có để dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ chim chào mào dễ bị trúng gió. Vì thế, người nuôi chim cần tìm hiểu kỹ càng để có bước chữa trị cũng như phòng tránh tốt cho chào mào.
Thứ nhất, Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa nên việc thời tiết thường xuyên chuyển mùa đột ngột dẫn đến hướng gió cũng như loại gió thay đổi theo. Đây chính là nguyên nhân khiến chim chưa kịp thích ứng với môi trường tự nhiên lúc này đã gặp kiểu thời tiết khác. Thêm việc treo lồng chim ở hướng gió hay lùa thì chim bị trúng gió là không tránh khỏi.
Thứ 2, khi tắm cho chào mào chọn nơi có quá nhiều gió. Hoặc tắm xong cho chim mà không đem phơi nắng nhẹ, làm khô lông bằng cách sấy vội chuyển chào mào vô lồng. Từ đó, dẫn đến việc chim sẽ dễ bị nhiễm lạnh vì gió, nhất là tắm vào buổi chiều tối.
Sau khi biết nguyên nhân thì phải biết được dấu hiệu để kịp thời chữa trị khi chào mào bị bệnh. Vậy những biểu hiện nào cho thấy chim bị trúng gió? Khi nhiễm gió độc chào mào sẽ gây ra một hay nhiều triệu chứng như:
– Thấy chim hay đậu dưới đáy lồng, không đậu nổi trên các cầu bắt ngang, sức yếu dần khi bay một hồi.
– Cơ thể chim thường bị mệt mỏi, ủ rũ, đầu lúc nào cũng dụi và cắm đầu vào một góc hoặc vào cánh.
– Chim không bay nhảy linh hoạt, di chuyển khó khăn, hay nấc. Không còn nhát hay bay lên né tránh người như lúc bình thường.
– Mắt chào mào hay nhắm lại, lim dim. Thức ăn không tiêu hóa được, phân ra lỏng. Chim yếu dần đi.
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu như trên thì chắc chắn chào mào bị trúng gió hơn 80%.
Khi phát hiện chào mào bị trúng gió phải lập tức tìm cách chữa trị ngay cho chim nếu không sẽ dễ dẫn tới việc chim chết nhanh. Việc chữa bệnh không có gì quá khó khăn, chỉ cần có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng và các cách trị hiệu quả theo các bước sau.
– Vì chào mào rất yếu, không thể di chuyển được nên cho thức ăn và nước uống vào dưới đáy lồng để chim dễ ăn uống hơn. Điều quan trọng là không nên ép chim ăn nhiều, cũng giống như con người khi bị bệnh sẽ quá yếu không dễ dàng ăn uống. Nếu cho nhiều thức ăn chim dễ bị mắc nghẹn dẫn đến ngạt thở.
– Vạch lông ở mông của chim ra, bạn nên dùng một cây kim nhọn có bôi dầu trên đó châm vào phần đỉnh phao câu chào mào. Tại điểm châm nặn ra một chút để giải gió phần nào cho chim.
– Rồi dùng lượng nhỏ dầu gió (loại thường dùng cho người, mua ở các tiệm tạp hóa hoặc nhà thuốc) bôi vào dưới nách của hai cánh chim. Bôi vào cả lòng bàn chân và phao câu. Sau đó lấy một ít bôi vào mũi để thông mũi chào mào hơn. Chú ý nên dùng lượng ít để tránh chim bị cay, nóng.
– Nhỏ dầu gió vào bố lồng chim rồi đem treo ở những nơi yên tĩnh, thoáng để chim nghỉ ngơi. Lồng chim phải được tủ áo đầy đủ, tránh nơi có gió mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe chào mào. Nếu người nuôi có điều kiện hãy mua trầm kẹp vào lồng nhằm kị gió cực tốt, bảo vệ chim giai đoạn này hiệu quả hơn.
– Đặc biệt, hoàn toàn không nên tắm cho chim vào thời điểm chim bị trúng gió cũng như bị mắc các loại bệnh nào khác. Vì lúc này cơ thể yếu đuối, dễ bị cảm lạnh trúng gió nặng hơn, khó cứu chữa.
Bệnh trúng gió thì tất nhiên hãy tránh hướng gió lùa vào lồng là cách phòng chống bệnh cho chào mào tốt nhất. Có một cách để loại bỏ, kị gió độc hiệu quả đối với con người cũng như cho chim là dùng các kim loại bằng bạc (nhẫn, lắc tay, dây chuyền hoặc mặt dây chuyền… ).