Top 9 # Xem Nhiều Nhất Em Như Chim Bồ Câu Tung Cánh Giữa Trời Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Nấu Cháo Chim Bồ Câu Cho Trẻ Em

Thịt chim bồ câu là một trong những thực phẩm vàng giúp trẻ em bổ sung dinh dưỡng và phát triển tốt nhất, tránh các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Cháo chim bồ câu thích hợp dùng cho trẻ ăn dặm từ 1 tuổi trở lên.

Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu hơn thịt gà, thịt bò

Theo Đông y, thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa, rất thích hợp với trẻ em và những người cần bồi bổ.

Thịt chim bồ câu giàu dinh dưỡng, có lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp, còn có nhiều vitamin A, B1, B2, E và các nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu. Vì vậy, không phải tự nhiên mà người ta đánh giá giá trị dinh dưỡng trong thịt chim bồ câu cao hơn thịt gà, thịt bò.

Cháo chim bồ câu nấu với rau củ gì?

Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ có thể nấu cháo chim bồ câu cho con ăn nhằm tăng cường sức khỏe thể chất.

Do thịt chim bồ câu rất lành, hương vị thơm ngon nên cháo chim bồ câu có thể nấu với hầu hết các loại rau củ mà không bị kỵ hiềm.

Tuy nhiên, một số loại rau củ, hạt sau đây thường được các mẹ đánh giá tạo mùi vị ngon hơn khi kết hợp với thịt chim bồ câu: bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau chùm ngây, quả đậu cô ve, hành lá và rau răm, nấm tươi, hạt sen, hạt đậu hà lan, hạt đỗ xanh, củ dền, củ khoai lang, ngô ngọt…

2 cách nấu cháo chim bồ câu cho trẻ em

Cách 1: Hầm nhừ thịt chim cùng với cháo: Chim bồ câu thui vàng hoặc áp chảo cho bớt mỡ rồi bỏ nguyên con vào nồi hầm cùng gạo nếp, gạo tẻ và hạt sen, đỗ xanh tới nhừ. Khi cháo chín thì nêm thêm gia vị mắm muối cho vừa miệng. Thêm hành lá, rau răm thái nhỏ vào cháo và ăn khi còn ấm nóng.

Tùy theo khả năng nhai nuốt của trẻ mà cha mẹ chú ý tới độ thô của thức ăn, có thể xé nhỏ thịt chim hoặc xay nhỏ nếu cần thiết.

Cách 2: Nấu cháo riêng, thịt chim riêng: Thịt chim bồ câu sau khi làm sạch lông thì lọc riêng thịt chim và xương. Sau đó băm nhỏ thịt chim. Phi thơm hành khô rồi xào thịt chim với chút mắm cho thơm.

Xương ninh nhừ, sau đó lọc qua rây để bỏ xương, lấy nước dùng ninh cháo. Khi cháo chín nhừ thì múc ra nồi nhỏ, thêm rau củ xay vào nấu chín, nêm gia vị nếu cần. Thêm thịt chim bồ câu vào bước cuối cùng, nấu sôi đều rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát cho trẻ ăn khi còn ấm.

Cùng với các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, lươn, tôm, cua, cá… thịt ếch được nhiều mẹ lựa chọn cho thực đơn ăn dặm của bé.

Tổng Thống Putin: ‘Tôi Là Chim Bồ Câu Nhưng Có Đôi Cánh Thép’

Tổng thống Putin: ‘Tôi là chim bồ câu nhưng có đôi cánh thép’

Tổng thống Nga Vladimir Putin tự ví mình là một chú chim bồ câu nhưng có đôi cánh thép, theo trang Rushincrash(Nga).

Tổng thống Nga Vladimir Putin tự ví mình là một chú chim bồ câu nhưng có đôi cánh thép – Ảnh: AFP

Truyền thông Nga dẫn tin từ báo Kommersant của nước này cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự diễn đàn Valdai tại Sochi, diễn ra từ ngày 19 đến 22.10. Ngay tại buổi đón tiếp, ông Putin đã tự ví mình như một chú chim bồ câu. Câu trả lời thú vị này được đưa ra khi ông nhận được câu hỏi rằng ông là diều hâu hay là bồ câu. “Tôi là bồ câu nhưng có đôi cánh bằng thép rất mạnh mẽ”, Tổng thống Nga vừa nói vừa giơ hai cánh tay vẫy vẫy để minh họa cho câu trả lời của mình, theo trang Rushincrash ngày 25.10. Trong chính trị quốc tế, người ta thường dùng thuật ngữ diều hâu để chỉ những người có chính sách ngoại giao, quân sự mạnh mẽ, hiếu chiến. Trong khi đó, bồ câu thường dùng để chỉ những người chủ trương hòa bình, linh hoạt trong các vấn đề về ngoại giao, quân sự… Trên thực tế, các nước phương Tây luôn cáo buộc chính phủ của ông Putin hỗ trợ phe ly khai, gây hấn ở miền đông Ukraine, cũng như chỉ trích quyết định sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của Nga hồi tháng 3.2014. Trong khi đó, Nga bác bỏ những cáo buộc này.

Ngọc Mai

Nguồn:

Thanh Niên online

Nuôi Chim Bồ Câu Ta Như Thế Nào Mới Đúng Cách?

Bồ câu ta có rất nhiều tên gọi khác nhau từ dân dã cho đến sang chảnh. Kể ra một số tên như, bồ câu VN1, bồ câu Việt Nam. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là vì bồ câu có nguồn gốc, xuất xứ đất Việt. Chúng không hề bị lai tạp từ những giống bồ câu ngoại.

Bồ câu ta có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao. Do vậy mà được rất nhiều người tìm mua.

Chim bồ câu ta yêu cầu về con giống như thế nào?

Để mua được con giống chim bồ câu ta chất lượng, người nuôi cần mua chim từ 5 tháng tuổi trở lên. Vì thời gian này có thể nhận biết được sức khỏe của chúng qua màu sắc, bộ lông rất dễ dàng… Với những con nhỏ rất khó để biết được chúng có khỏe mạnh hay không?

Khi chọn con giống, bạn cần chú ý những đặc điểm sau. Với con đực, xương chậu hẹp, đầu thô và to, có thể gù mái. Còn với con mái đầu nhỏ và thanh, phần xương chậu rộng hơn. Cả đực và cái đều phải sở hữu bộ lông mềm mượt và dày. Chú ý không chọn con có dị tật hoặc lừ đừ chậm chạp.

Thời gian nuôi bồ câu bố và mẹ để làm giống tối đa là 3 năm. Sau đó, bạn cần thay thế chim bố và mẹ để có được con giống tốt hơn.

Cách chăm sóc bồ câu ta mùa sinh sản

Bồ câu bố mẹ được tuyển chọn kỹ càng, khỏe mạnh mỗi năm sẽ đẻ khoảng 20 cặp bồ câu con. Nếu như người nuôi biết cách chăm sóc, phòng bệnh tốt bồ câu 6 tháng đã bắt đầu sinh lứa đầu tiên. Và khoảng 1 tháng sau con mái sẽ tiếp tục đẻ lứa thứ 2.

Có 2 hình thức nuôi bồ câu ta đó là nuôi thả và nhốt chuồng. Ở mỗi cách nuôi sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Cụ thể như, nuôi chuồng khả năng sinh sản và ấp trứng tỉ lệ sống cực kỳ cao, có lứa đạt 100%. Tuy nhiên, người nuôi phải vệ sinh chuồng trại kỹ lưỡng nếu không bồ câu dễ bị bệnh chết. Ngoài ra, chúng còn dễ bị các động vật khác ăn thịt như rắn, mèo…

Nuôi thả tỷ lệ sống sót và bị lạc mất rất cao vì người nuôi khó theo dõi và giám sát chúng thường xuyên. Nhưng ở cách này bồ câu luôn khỏe mạnh, nguồn thức ăn dồi dào, ít bị dịch bệnh.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi bồ câu hiệu quả

Khi xây dựng chuồng cho chim bồ câu ta, người nuôi cần cân nhắc số lượng để xây dựng diện tích phù hợp. Kích thước lý tưởng nhất người nuôi nên tham khảo đó là 300m2. Với diện tích này bạn có thể nuôi được 100 con bồ câu bố mẹ.

Để quá trình chăm sóc theo dõi chim dễ dàng hơn, bạn nên phân chia thành từng khu riêng biệt. Ví dụ như xếp theo từng tầng đâu là nơi nuôi bồ câu thịt, khu vực nào để bồ câu mái nằm chờ để trứng. Vị trí nào làm ổ cho bồ câu ấp trứng…

Chuồng trại nuôi chim cũng cần phải trang trí đẹp, sạch sẽ, cao ráo. Vì nếu quá thấp chim dễ bị các con vật khác ăn thịt. Xây cao quá gió lớn sẽ khiến tổ sớm hư hỏng, chim bị bệnh.

Tham khảo kích thước chuồng nuôi bồ câu

Chim bồ câu nuôi thả trong chuồng khoảng 5 – 7 con/m2. Đến kỳ giao phối, mỗi ô chuồng chỉ nên đặt 1 đôi chim bố và mẹ. Với bồ câu mái sinh con, người nuôi chú ý khi được 1 tháng tuổi chim con cần tách mẹ. Chuồng để nuôi chim con có thể chứa tối đa 15 con/m2.

Chuồng cao 50cm x sâu 60cm và rộng 55cm sẽ phù hợp với 1 đôi chim mẹ và bố sinh sản từ 6 tháng tuổi.

Chuồng dài: 7m x rộng 4m x cao 6m, dùng để nuôi chim con khoảng 2 – 6 tháng tuổi.

Cả 2 chuồng này đều có máng ăn, uống và ổ để sẵn cho chim đẻ. Nếu cẩn thận hơn, bạn đặt thêm thức ăn bổ sung.

Chuồng cao 50cm x sâu 70cm x rộng 60cm dùng để nuôi khoảng 50 con chim thịt.

Ổ đẻ cần có chiều cao 9cm và đường kính 30cm.

Máng ăn cần có kích thước dài 20cm x rộng 6cm x sâu 15cm. Không nên đặt máng cạnh nơi chim hay ỉa để tránh bị nhiễm bệnh.

Máng ăn cần có kích thước phù hợp

Người nên vệ sinh máng ăn và uống thường xuyên để đảm bảo an toàn vệ sinh. Đây là cách phòng chống bệnh dịch rất hiệu quả.

Lượng thức ăn của chim thế nào?

Cũng giống như con người, chim bồ câu ta cần chế độ ăn uống 3 bữa đều đặn mỗi ngày. Mỗi con có thể ăn khoảng 0,3g thức ăn/cữ. Thức ăn mà chúng yêu thích nhất là cám tổng hợp, ngoài ra còn có lúa, đậu, bắp…

Mỗi bữa ăn, người nuôi cần trộn nhiều loại thức ăn lại với nhau để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho chim. Cụ thể, 50% đậu xanh, 20% bắp hạt, 20% gạo lức và còn lại là lúa. Bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin khác cũng là cách hay giúp chim dễ dàng sinh sản, sống lâu.

Nuôi chim bồ câu ta theo mô hình mới lạ ở Lạng Sơn

Trước đây người dân chỉ nuôi bồ câu để làm cảnh. Nó như 1 thú vui tao nhã và bình dị. Tuy nhiên, những năm gần đây số lượng hộ gia đình mở chuồng trại để nuôi chim bồ câu kinh doanh ngày càng nhiều.

Hình thức chăn nuôi phổ biến được nhiều người tận dụng đó chính là thả vườn. Bởi, chim bồ câu có thể tự kiếm ăn ở mọi nơi như ruộng lúa, ngô, đậu… Vì hoạt động tự nhiên nhiều nên thịt của chúng rất chắc, thơm và ngon.

Trên thị trường, bồ câu ta làm thịt có giá 150 ngàn đồng/kg. Bồ câu giống có giá 170 – 180 ngàn đồng/kg. Nếu nuôi bồ câu ta có kỹ thuật, 1 năm các hộ dân có thể thu được hơn 40 triệu đồng/10 cặp chim bố mẹ.

Có thể nói đây là một trong những nghề kinh doanh mới hội tụ nhiều tiềm năng. Hơn nữa, ai cũng có thể thử làm giàu từ mô hình trang trại này. Vốn đầu tư ít, chim bồ câu khả năng sống sót cao, dễ nuôi, ít dịch bệnh và nhu cầu thị trường lớn… Đó chính là những lí do khiến nuôi chim bồ câu ta ở Lộc Bình, Lạng Sơn ngày càng hot.

Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Như Thế Nào Để Hiệu Quả Nhất?

Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đang phát triển mạnh mẽ cũng như chiếm lĩnh được thị trường bởi hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Tuy nhiên để có thể chăn nuôi giống chim này đạt hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi người nuôi cần phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu năm.

Cách lựa chọn con giống bồ câu Pháp

Không lựa chọn những con ốm yếu, lờ đờ, xù lông hay dị tật.

Nếu lựa chọn những con bồ câu trắng thì nên lưu ý lựa con có đầu lớn, có khả năng thu hút chim bồ câu mái và khoảng cách của hai xương chậu hẹp.

Nếu lựa chọn chim bồ câu mái thì nó có khối lượng nhỏ hơn con trống, đầu thanh và nhỏ, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng để khả năng sinh sản của chúng tốt hơn.

Thời điểm tốt nhất để mọi người lựa chọn mua con giống là khi chim bồ câu Pháp được khoảng 4 – 6 tháng tuổi.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp

Thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu Pháp

Không giống như nhiều động vật khác thì việc thiết kế chuồng trại không được quan tâm nhiều. Nhưng riêng đối với chim bồ câu Pháp thì đây là việc mà người nuôi cần phải hết sức lưu ý đến hai điều: đủ ánh sáng và độ khô thoáng sạch sẽ. Đặc biệt khi xây chuồng nuôi chim bồ câu Pháp có độ cao vừa phải, quây kín, tránh gió lùa và bị hắt nước mưa. Bên cạnh đó, người nuôi cần chọn nơi đặt vị trí chuồng ở không gian yên tĩnh nhất là đối với chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa. Có hai loại chuồng mà người nuôi cần phải thiết kế như sau:

Chuồng nuôi cá thể: Những cặp chim bồ câu đang trong quá trình sinh sản thì cần phải có một chuồng riêng để phục vụ cho mục đích sinh sản. Bởi khi tách chúng trong quá trình sinh sản thì dẫn đến tình trạng lạ chuồng, chim sẽ mang lại hậu quả là chất lượng thịt ít và kém. Chuồng chim bồ câu Pháp nên có chiều cao :40cm, chiều sâu 60cm và chiều rộng là 50 cm.

Chuồng nuôi quần thể: Đối với loại chuồng nuôi này thì người nuôi nên để kích thước một gian chuồng sẽ là : Chiều dài 6m, chiều rộng khoảng từ 3-3,5m và chiều cao là 5,5m (đã bao gồm cả mái).

Cách cho ăn và chế độ dinh dưỡng của chim bồ câu Pháp

Chim bồ câu Pháp là loài động vật khá dễ nuôi và thức ăn của chúng cũng rất đơn giản. Thông thường, chim bồ câu Pháp sẽ ăn trực tiếp các loại hạt như ngô, gạo, thóc, đỗ và một số thức ăn nhiều vitamin khác. Việc kết hợp thức ăn với nhau là rất quan trọng bởi bạn phải kết hợp những loại có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bạn có thể cho Chim bồ câu Pháp ăn 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14h-15h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. Trong những giai đoạn phát triển nhất định như chim sinh sản, chim đẻ trứng, nuôi con, chim non, chim ra ràng sẽ có chế độ dinh dưỡng nhất định. Vì vậy, bà con cần tìm hiểu kỹ chim bồ câu ăn gì nhanh đẻ và sinh trưởng tốt để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Cách phòng bệnh cho chim bồ câu Pháp

Thường xuyên làm vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ chuồng trại và không gian xung quanh, cạo sạch phân, thay ổ đẻ và phun thuốc sát trùng định kỳ

Rửa máng ăn, uống cho chim hàng ngày, loại bỏ nước uống bẩn, thức ăn thừa đã bị hỏng đảm bảo chim bồ câu phát triển khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Tiêm vacxin phòng bệnh để bảo vệ và chăm sóc đàn chim bồ câu Pháp trước các dịch bệnh cúm ở gia cầm.

Nuôi chim từ khi còn non để tập cho chim quen hơi chủ, thường xuyên chăm sóc, chăm nom ổ chim mới nở để chúng không bị sốc và giữ chim bồ câu Pháp không bay đi.

Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu Pháp đẻ nhiều

Chim bồ câu Pháp đẻ nhiều và nhanh là cách để tăng hiệu quả kinh tế, phát triển quy mô chăn nuôi. Về khả năng sinh sản, muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở sau đó chim trống sẽ chăm sóc chim non để chim mái nghỉ ngơi từ 7 10 ngày.