Top 11 # Xem Nhiều Nhất Giá Chim Họa Mi Bổi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chia Sẻ Cách Nuôi Chim Họa Mi Bổi

Chim họa mi bổi sống quen với môi trường hoang dã

Trước tiên, chim họa mi bổi là những chú chim mới được đưa từ rừng về, chúng đã có một thời gian dài sinh sống và trưởng thành với môi trường tự do của rừng núi. Chúng chưa bao giờ tiếp xúc với con người, vì vậy khi mới được đưa về, chim họa mi bổi rất hoảng sợ và nhút nhát. Bạn phải rất cẩn thận khi nuôi chim họa mi bổi.

Bước đầu sau khi đưa chim về bạn chuẩn bị chiếc lồng phù hợp để thuần hóa chim họa mi bổi. Chiếc lồng này chỉ nên nhỏ nhắn vừa để cho chim có thể xoay người, có thể sử dụng loại lồng thổ dân tộc hoặc mẫu lồng giả côn minh size 30 -32-34. Vì như đã nói ở trên, chim bổi rất hoảng loạn và sợ hãi, dùng lồng kích thước nhỏ để hạn chế chim nhảy loạn xạ, gây toác mỏ, gãy cánh hoặc có thể tử vong. Kinh nghiệm được chia sẻ là : ở giai đoạn đầu này, người nuôi nên phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều.

Thêm vào đó là thức ăn cho chim, với cách nuôi họa mi bổi, bạn nên cho chim ăn những thức ăn tự nhiên vốn quen thuộc mà chúng hay ăn khi sống trong tự nhiên hoang dã như côn trùng, dế, sâu, cào cào.. bởi vì họa mi là giống ương ngạnh, chúng thà chịu đói chịu khát rồi chết chứ không chịu tới cóng để ăn tấm rang trộn trứng. Dần dần sau một thời gian người nuôi nên tập cho chim họa mi ăn cám, gạo hay trứng gà; Chỉ nên hé lồng nhỏ xíu đủ cho chim ăn và tập cho chúng quen với chủ, và thói quen khi chủ tới là chúng có thức ăn. Kiên trì khoảng 6 tháng tới 1 năm thì chim họa mi bổi sẽ dạn hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một con chim họa mi mái đã được thuần để “ấp” chim đực hoặc ngược lại, để cho chim bổi bớt hoảng sợ trong giai đoạn đầu. Cách “ốp đực” rất đơn giản, bạn chỉ cần treo chim mái đã được thuần cạnh chim đực hay ngược lại, mở hé lồng chim để chúng nhìn thấy nhau. Theo độ hấp dẫn và thu hút của loài giống, sẽ khiến cho chim họa mi bổi quên hoảng sợ, nhanh được thuần và nhanh quen với cuộc sống trong lồng hơn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng chim họa mi đực đã được thuần với chim họa mi đực bổi bởi vì chim họa mi là loài có tính hiếu thắng, ganh đua và cạnh tranh nhau, phân chia địa bàn trong tự nhiên, vì thế dùng chim họa mi đực thuần bởi đực bổi sẽ bị phản tác dụng.

Nếu như ở giai đoạn ban đầu, người chủ nuôi chỉ tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng nhỏ thì ở giai đoạn kế tiếp , khoảng từ 2 tới 3 tháng sau, bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ khi chúng sống ở trong lồng lớn hơn. Chăm sóc chim họa mi bổi nên có lịch trình đều dặn hàng ngày, từ việc thay nước, cho ăn, mở áo lồng… sau một thời gian được chăm sóc như vậy sẽ tạo cho chim họa mi bổi những phản xạ có điều kiện phù hợp với môi trường sống mới trong lồng.

Chuẩn bị một chiếc lồng nhỏ xinh khi thuần chim họa mi

Ngoài việc cung cấp thức ăn đủ chất dinh dưỡng và tạo không gian yên tĩnh, người nuôi cũng nên chú ý cho chim tắm nắng và tắm nước. Tắm nắng để cung cấp vitamin D và tạo bộ lông mượt mà ấp áp. Tắm nước là thói quen của chim họa mi trong tự nhiên, chúng rất cẩn thận và thử nước trước khi tắm, tuy nhiên chim họa mi tắm rất nhanh, chỉ với vài phút. Càng được tắm nhiều, bộ lông chim càng được mướt mát, tươi tắn, và sức khỏe của chim cũng khá hơn.

Trong quá trình chăm sóc chim họa mi bổi, bạn nên hành động nhẹ nhàng, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Có thể bạn sẽ thất bại trong những lần đầu thuần chim họa mi bổi nhưng qua một quá trình tự bản thân người nuôi sẽ rút ra được những kinh nghiệm về cách nuôi họa mi bổi.

Trong thời gian sau khi chim đã dạn, người nuôi vẫn nên trùm lồng kín cho chim vào ban đêm. Dù chim họa mi là loại có sức khỏe và đề kháng tốt nhưng chúng vẫn dễ trúng gió lạnh dẫn tới tử vong.

Tóm lại, việc chăm sóc và thuần một chú chim họa mi bổi rất vất vả và người nuôi mất rất nhiều thời gian theo đó là sự tỉ mỉ và kiên trì. Nếu bạn là một người thật tâm huyết với chú chim của mình, nhất định khi trải qua một thời gian chăn sóc thì chú họa mi sẽ cất cao tiếng hót mỗi ngày. Tuy sẽ mất thời gian dài từ 6 – 8 tháng, cũng có thể là một năm tùy từng con chim, nhưng cuối cùng bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự thú vị trong quá trình thuần hóa chim họa mi và hạnh phúc khi được thưởng thức tiếng chim hót mỗi ngày.

Hướng Dẫn Thuần Chim Họa Mi Bổi Dạn Người Nhanh

mộc là những con chim được bẫy ở ngoài rừng còn rất nhát người, cái gì cũng bỡ ngỡ và hoảng loạn, đang tự do bên ngoài lại bị nhốt vào trong lồng chật hẹp nên cảm thấy tù túng và chưa thể quen là điều không thể tránh khỏi. Vậy cần phải làm gì để chim cảm thấy thoải mái nhát và quen hơi chủ. Cùng tìm hiểu những kiến thức về cách nuôi chim Họa mi bổi sau đây.

Chọn chim bổi vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3 Dương lịch. Ở tháng 12, chim rừng thay lông gần như xong, có con vẫn đang thay lông nhưng hầu như đều bắt đầu có lửa, những con đã căng lửa thì rất dễ thuần hóa và vực lửa.

Nuôi chim bổi thì cần phải có một con mái (mái hay và thuần thì càng tốt) thì mới có thể vực được bổi thành công được còn nếu không có mái sẽ rất lâu và không may có thể làm hỏng con chim đi. Nếu như ai đã chơi chim cảnh chuyên nghiệp thì có hai con mái càng tốt. Sau khi vực lên được rồi thì sẽ tách mái dần ra.

Phải có thời gian rảnh để có thể thường xuyên gần gũi với chim.

Nuôi chim bổi bắt buộc phải có không gian riêng, không có bất kì 1 con Họa mi nào khác ở gần vì đặc tính của Họa mi máu đấu đá, đè nhau để chiếm lãnh thổ hoặc chiếm mái.

Nên thuần Họa mi ở lồng hộc kích thước 20 hoặc là 25x25x25, 5 mặt kín trên, dưới, 2 bên mé và đằng sau còn đằng trước để hở để con chim có thể thấy được mọi hoạt động diễn ra hằng ngày của chủ, lồng được thiết kế riêng có 2 cửa trước và sau để khi sang chim mộc sẽ không làm hoảng chim. Chim mộc là những con chim được bẫy ở ngoài rừng còn rất nhát người nếu nhốt luôn vào lồng thì có thể nhảy rất nhiều và sẽ làm cho chim sứt mẻ, yếu lực hoặc bị lỗi mất móng, xước mắt hoặc gãy lông…

Quá trình chuyển từ lồng hộc sang lồng chim sẽ mất khoảng từ 2-3 ngày nên tốt nhất luôn đảm bảo có con mái kè cạnh chim để chim bớt sợ hãi, hoảng loạn và quen dần với mọi thứ xung quanh.

Chỉ cần cho ăn cám của gà (vịt) con hoặc cám Ba Vì, không nên cho ăn cám nóng sẽ làm lông chim xơ xác và màu lông sẽ không đẹp. Từ từ để chim tập làm quen với việc ăn cám thay vì thức ăn tự nhiên ở bên ngoài. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm mồi tười như dế, cào cào…loại thức ăn khoái khẩu của chim để tiếp cận chim nhanh hơn.

Muốn nhanh thuần thì buổi sáng chỉ cần đổ 1 ít cám vào cóng thức ăn tầm 9-10h là cám hết sạch cho chim nhịn đói tầm 2-3 tiếng. Đói, mệt thì chim sẽ bớt nhảy nhót lại lúc đó cầm dế hoặc cào cào non nhử cho chim ăn. Có thể hôm đầu chim chưa dám ra mổ ăn nhưng nếu kiên trì khoảng 3-4 hôm sau chim sẽ quen dần. Sau đó tiếp tục cung cấp cám cho chim.

Lưu ý: đừng cho ăn mồi tươi vào giờ buổi chiều muộn quá. Muộn nhất là tầm 2h chiều đổ lại. Vì chim cho ăn mồi tươi muôn thì đi ra phân lỏng, hơn nữa lại ảnh hưởng đến đường ruột của chim.

Chim mộc cũng không nên quá giữ gìn có thể cho tắm khi về. Nếu chim vận chuyển đường dài thì chỉ đổ 1 chút nước vào khay tắm vừa đủ để ngập phần chân chim sau đó dùng bình xịt để phun nước tưới cây phun xịt vào phần chân và đuôi của chim do chim đi xa, vận chuyển bằng hộc nhỏ, việc ăn ỉa ngay tại chỗ nên phần lông bụng. lông chân và lông đuôi có thể dính phân nên cho vào lồng luôn sẽ mất vệ sinh.

Khi chim đang tắm trong lồng tắm, đặt lồng chim mái bên cạnh vừa để ốp mái vừa để chim đỡ hoảng.

Họa mi chịu lạnh rất tốt nhưng không thể chịu được nóng nên chim rất thích tắm. Càng được tắm nhiều chim càng nhanh dạn.

Khi chim tắm thì nên lưu ý khoảng cách để theo dõi chim, tuyệt đối không được đứng gần chim sẽ hoảng loạn và không thấy thoải mái khi tắm.

Cách Thuần Chim Họa Mi Bổi Dạn Người Chỉ Sau 1 Tháng Nuôi Nhốt

Chim họa mi bổi là chim mới bắt từ rừng về nên bạn cần chuẩn bị một vài thứ để nuôi chim hoàn hảo nhất. Vì chim mới từ rừng về còn rất sợ sệt nên khi thuần chim họa mi bạn cần có kỹ năng, kiên nhẫn và hết sức cẩn thận.

Đầu tiên, việc chọn nuôi chim họa m i bổi nên bắt đầu vào những tháng dương lịch là 12 đến tháng 3 năm sau. Vì thời gian này hầu như chim đã trải qua thời kỳ thay lông gần như hoàn chỉnh. Và đặc biệt sau khi thay lông thì con nào cũng bắt đầu có lửa trở lại. Bắt những con đã căng lửa thì vô cùng dễ thuần hóa nó mau dạn.

Tiếp theo, trong nhà bạn phải có chim họa mi mái, nếu chim mái hót hay, giọng thánh thót và thuần nữa thì quá tốt. Có chim mái là đã chiếm phần trăm lớn trên con đường đi đến thành công của việc thuần chim họa mi rừng. Còn không có chim mái sẽ khó có thể thuần được, đôi khi còn làm hỏng chim.

Với một tay chơi chim chuyên nghiệp sẽ biết được mức cần thiết to lớn của họa mi mái. Để tăng thêm phần trăm thành công thì nên có hai con mái sẽ dễ căng lửa hơn cho chim rừng. Sau khi chim dạn hơn rồi thì bắt đầu tách mái dần dần.

Họa mi bổi mới về phải có không gian riêng cho mình, đặc biệt là họa mi trống. Nếu để gần với những con chim khác, họa mi đã có sẵn tính hung hãn thì càng làm chúng háu đá hơn. Chúng sẽ bắt đầu giành giật chim mái cho mình, đá nhau gây tổn thương cho họa mi.

Người nuôi chim phải dành nhiều thời gian chăm chút cho chú chim của mình. Chỉ dạy và gần gũi họa mi bổi nhiều hơn, nhằm giúp chúng tiếp xúc với con người nhiều, không còn nhát với chủ mình nữa. Từ đó, thời gian và chất lượng thuần hóa chim họa mi cũng tăng cao hơn.

Lồng dành cho họa bổi thích hợp nhất là loại lồng hộc có kích thước 25x25x25 hoặc là 20 cũng được. Các mặt trên dưới phải kín toàn bộ. Hai bên cánh lồng, các mặt trước sau của lồng cũng nên để hé thôi. Với trong gian rộng rãi, thoáng đãng thì chim có thể tự do bay nhảy, theo dõi các hoạt động xung quanh dễ dàng.

Nên thiết kế lồng có hai cửa trước sau luôn, để khi sang lồng thì chim ít bị hơn. Lồng phải hết sức tự nhiên, không gian lớn để chim có được cảm giác tự do. Nếu lồng chật quá, khi mới về chim còn rất nhát sẽ nhảy loạn xạ. Điều này làm chim dễ bị thương như gãy cánh, rụng lông, trầy xước đầu và chân.

Theo nhiều người truyền lại, thì ở giai đoạn thuần hóa chim Họa Mi bổi nhất định phải treo lồng ở nơi yên tĩnh và có phủ áo lồng. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với con người. Cần quan sát xem chim có nhát nhiều quá hay không, nếu không thì có thể hé lồng nhiều hơn một chút cho chim thoải mái hơn. Còn nhát quá thì hé màn ít thôi.

Khi di chuyển chim từ lồng hộc để thuần sang lồng chim nuôi bình thường thì cần khoảng thời gian 3 đến 4 ngày. Nhằm giúp chim quen với môi trường sống mới, bớt hoảng loạn hơn. Tuyệt đối không quên để họa mi mái gần cạnh, điều này giúp chúng đỡ sợ hãi hơn rất nhiều khi thấy đồng loại mà còn là chim mái.

Vì là chim bổi nên khuyên bạn chỉ cho chim ăn loại thức ăn ngoài tự nhiên vốn dĩ quen thuộc với chúng từ lâu. Các loài côn trùng có thể cho ăn như: trứng kiến, sâu, cào cào, châu chấu,… Vì vốn là loài chim quý, rất khó ăn khi ở trong môi trường mới, chúng thà đói chết chứ không hề chịu ăn thức ăn lạ khác.

Do đó, việc vào cám cho chim giúp cho việc nuôi nhốt trở nên đơn giản hơn, đồng thời giúp việc thuần chim Họa Mi nhanh hơn.

Khi đã nuôi được một thời gian thì bắt đầu cho chúng ăn hỗn hợp tấm rang trộn với trứng. Có thể tập dần cho chim ăn cám được rồi. Khi cho ăn chỉ hé lồng để chúng thấy được mặt chủ, quen dần. Khi chủ đến là chúng biết mình được cho ăn, cứ thế khoảng 6 tháng là chim bổi dạn dĩ hẳn lên nhiều, còn căng lửa nữa.

Về các loại cám, thì chỉ cần cho chim ăn cám mà gà, vịt hay ăn là được (cám Ba Vì). Chú ý không được cho chim ăn những loại cám nóng vì sẽ làm lông của chúng xơ xác, màu lồng xỉn lại, không đẹp. Đồng thời cũng không quên bổ sung các món ăn tự nhiên (dế, cào cào,…) những món ưa thích của chim.

Muốn chim nhanh thuần hơn nữa thì cần cho chim ăn vào mỗi buổi sáng một ít cám. Đến khoảng 10h trưa là hết cám, sau đó bỏ đói 2 đến 3 tiếng rồi cho ăn lại. Khi bạn đến cho ăn thì chúng đã mệt, ít nhảy nhót hoảng loạn hơn. Và nên nhử cho chim ăn cào cào, sẽ dễ tiếp cận chim hơn, cứ thế dần 3- 4 ngày là chim quen ngay.

Không nên không chim họa mi ăn mồi tươi ngon vào buổi chiều muộn. Thời gian chấp nhận được là 2h chiều. Nếu ăn côn trùng tươi muộn thì sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, chim sẽ đi phân lỏng.

Ngoài cung cấp đủ thức ăn nước uống thì việc tiếp theo là tắm táp, vệ sinh cho chim sạch sẽ. Việc cho chim tắm cũng góp phần thuần hóa chim Họa Mi bổi nhanh hơn.

Tắm nước là một thói quen vốn có của chim họa mi từ trong tự nhiên. Vì chim họa mi chịu lạnh được nhưng chịu nóng thì không thể nên phải thường xuyên tắm táp cho chúng.

Đặt một khay nước đủ để ngập đầu chim vào lồng tắm cho chim. Đặt luôn chim mái ở gần đó giúp chim ốp mái đồng thời ít hoảng sợ hơn nhiều. Khi càng được tắm thường xuyên chim sẽ nhanh dạn hơn.

Chim họa mi cũng cần phải tắm nắng để hấp thụ vitamin D. Vitamin giúp bộ lông mượt mà, óng ả hơn, xương cứng cáp và sức khỏe của chim cũng được tăng cường. Nên tắm nắng cho họa mi vào sáng sớm, phơi nắng ít thôi vì chim không thể chịu được nhiệt độ cao. Tránh nơi có gió lùa nếu không chim sẽ dễ bị trúng gió.

Chim Họa Mi Ăn Gì? Cách Cho Chim Họa Mi Ăn Đúng Kỹ Thuật

Về ngoại hình, chim Họa Mi có hình dáng nhỏ, đôi mắt tròn, đen nhưng sáng và đẹp một cách lạ lùng. Điểm đặc biệt là viền mắt thường có nhiều màu như xanh xám, xám bạc hoặc ánh lên như được vẽ trông rất ấn tượng. Lông của Họa Mi cũng có màu sắc đa dạng tùy theo vùng địa lý mà chúng sinh sống. Chẳng hạn như Họa Mi nuôi ở miền Nam thì bộ lông màu lâu đất, Họa Mi được nuôi ở vùng núi phía Bắc thì lại có màu hung đỏ như màu đất núi, còn những chú được nuôi ở khu vực miễn Trung thì không chỉ lông mà cả mỏ và chân đều có màu vàng sẫm… Chúng thường thay lông vào khoảng 6 tháng cuối năm.

Về tính cách, Họa Mi được đánh giá là loài khá nhút nhát dù có sinh sống ở điều kiện hoang dã. Vì vậy muốn chúng hót và làm bạn với mình, người nuôi phải hết sức kiên trì, nhất là phải tạo cho chúng một môi trường thực sự hài hòa với thiên nhiên.

Khi mới được mua chim họa mi về nuôi, những chú chim này giống như trẻ sơ sinh vậy. Chúng khá nhạy cảm và rất cần được chăm sóc cẩn thận. Vì vậy, bạn hãy chú ý lựa chọn nguồn thức ăn có nguồn gốc tự nhiên như cào cào, trứng kiến… giúp chim non ăn và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Sau một thời gian thích nghi với môi trường, Họa Mi có thể trạng tốt và cứng cáp hơn rất nhiều. Lúc này, bạn nên thay đổi chế độ cũng như khẩu phần ăn, đặc biệt đa dạng thức ăn từ mua sẵn đến tươi sống. Chú ý bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin A, A13, D3… và axit phosphoric, canxi, kali, natri để đảm bảo dinh dưỡng cho chim, hạn chế sắt vì chất này có thể khiến chim giảm khả năng chiến đấu và độ hay của giọng hót.

Cách tự làm cám trộn với trứng cho chim họa mi

Một việc khá thú vị nữa là nếu có thời gian và đam mê với thú vui của mình, bạn có thể học hỏi công thức tự chế biến đồ ăn cho Họa Mi như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 250gr cám gạo, 4-5 quả trứng, 1 thìa cafe đường trắng và 2 thìa cafe bột xương

Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho cám vào rang đến khi ngả màu vàng.

Tắt bếp, đập trứng và thêm bột vào chảo đảo cho đều tay rồi mang ra phơi nắng. Trường hợp trời không nắng to, bạn nên để lên bếp để đảo tiếp cho đến khi cám không còn dính bết nữa là được.

Sau khi đã biết được chim họa mi ăn gì và chuẩn bị được nguồn thực phẩm tốt cho chúng, bạn cần tìm hiểu cách cho ăn. Nên nhớ, chim là loài có khẩu phần ăn khá ít, có khi mỗi ngày chúng chỉ cần đến 1 thìa nhỏ cám và thêm vài con cào cào là đủ để nạp năng lượng. Vậy nên, bạn không nên đổ quá nhiều thức ăn vào lồng, vừa lãng phí mà nếu vương vãi ra ngoài còn gây mất vệ sinh và khiến chim bị bệnh nếu ăn phải cám lẫn phân của chúng.

Luôn phải bổ sung thêm chất đạm từ thịt động vật hoặc côn trùng tươi sống nếu muốn Họa Mi hót sung và hót hay

Không dùng thực phẩm kém chất lượng để làm thức ăn cho chim

Không nên dùng loại thức ăn tổng hợp như cám con gà vì dễ làm chim bị tiêu chảy

Không đột ngột thay đổi thức ăn vì dễ khiến họa mi bỏ ăn hoặc thậm chí là ốm

Không cho quá nhiều gia vị khi chế biến thức ăn cho chim

Người nuôi cũng cần phải chú ý đến nguồn nước cho chim. Luôn phải đảm bảo sạch sẽ, không lẫn tạp chất hay đồ ăn thừa hoặc phân chim.