Với ngoại hình độc đáo, như đang khoác một bộ lông khác lên mình, cùng với cách thức giao phối độc đáo, chim cánh cụt là một trong những sinh vật được yêu thích nhất.
Có tổng cộng 18 loài chim cánh cụt với kích thước khác nhau, từ những chú chim có dáng ngoài rất hoàng gia sống tại những vùng bờ biển gồ ghề của Nam Cực cao 1,2 mét đến những chú chim cánh cụt xanh ở nam Úc và New Zealand chỉ cao khoảng 30 cm.
Nhiều loài chim cánh cụt phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như loài Adélie đã tồn tại ở Nam Cực trong suốt gần 45.000 năm qua. Không thể bay và chỉ sống lưỡng cư, chúng có những kỹ năng điêu luyện đặc biệt để bơi lội và theo đuổi con mồi. Chim cánh cụt sống gần như hoàn toàn ở bán cầu nam.
Còn được biết đến với mối quan hệ giữa từng cá thể với nhau, chim cánh cụt thường chỉ có một vợ một chồng dù chúng cách mặt nhau gần suốt cả năm dài. Khi đến mùa giao phối, con đực sẽ tìm kiếm đúng con cái để làm tình dù có hàng ngàn con khác giống gần như hệt nhau trong bầy của chúng.
Tuy nhiên, chim cánh cụt là một trong những loài bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu gây ra bởi con người.
Các vùng biển ngày càng ấm hơn, nhiệt độ không khí ngày càng tăng đã khiến quần thể chim cánh cụt bị giảm đi đến 50% trong suốt ba thập kỷ qua ở bán đảo tây Nam Cực và biển Scotia.
Chim cánh cụt Macaroni, tên khoa học là Eudyptes chrysolophus, có cái tên được đặt theo ngoại hình của nó, là vùng lông ở đỉnh đầu có màu vàng nổi bật giữa vùng lông đen xung quanh, như một kiểu nón thịnh hành ở Anh quốc hồi thế kỷ 18. Ảnh: Joel Sartore.
Hai bé chim cánh cụt xanh, Eudyptula minor, có bộ lông màu nâu sậm. Loài chim cánh cụt này có tập tính sống vào ban đêm và ở những khu vực gần nơi có con người sinh sống. Ảnh: Joel Sartore.
Chim cánh cụt vua, Aptenodytes patagonicus, là một thợ lặn tuyệt vời. Nó có thể lặn sâu đến 300 mét để tìm kiếm con mồi. Ảnh: Joel Sartore.
Chim cánh cụt Châu Phi, hay còn được biết đến với cái tên là chim cánh cụt khoác áo hoặc chim cánh cụt chân đen, sống theo bầy đàn lớn ở bờ biển phía tây nam của Châu Phi, từ Namibia đến Nam Phi. Hình ảnh được chụp ở Vườn thú Bramble. Ảnh: Joel Sartore.
Năm chú chim cánh cụt quai nón, Pygoscelis antarctica, đang cùng nhau tập trung ở Thủy cung Newport. Tên gọi của chúng được đặt theo đặc điểm hình dáng của chúng, với một dải màu đen nằm dưới cằm. Đây là loài có số lượng loài lớn nhất Nam Cực, chúng sinh sản trong một quần thể ở lục địa Nam Cực và ở các đảo nam Đại Tây Dương. Ảnh: Joel Sartore.
Chim cánh cụt Fiordland, là loài chim cánh cụt có nguy cơ tuyệt chủng sống ở New Zealand. Chúng thường được chọn là đối tượng săn bắn bởi dân du mục ở đây. Hình được chụp tại Vườn thú Taronga. Ảnh: Joel Sartore.
Một bé chim cánh cụt xanh tại trung tâm bảo tồn chim cánh cụt ở Auckland, New Zealand. Ảnh: Joel Sartore.
Chim cánh cụt Rockhopper nổi bật với bộ lông màu vàng trên đỉnh đầu cùng tập tính sinh sản nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác, xuất hiện khắp nơi từ bắc Nam Cực, Chile và New Zealand. Ảnh: Joel Sartore.
Sống nhiều ở Peru và Chile, chim cánh cụt Humboldt đang giảm dần số lượng loài và có nguy cơ bị đe dọa. Thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu từ những hành động của con người khiến số lượng loài này bị sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh: Joel Sartore.
Một chú chim cánh cụt Adélie tại Vườn thú Faunia ở Madrid, Tây Ban Nha. Loài này chỉ có thể phân biệt được giới tính khi còn là những bé chim cánh cụt sơ sinh, khi lớn lên những đặc điểm để phân biệt giới tính sẽ không còn rõ và sẽ dễ bị nhầm lẫn. Ảnh: Joel Sartore.
Chim cánh cụt đuôi dài Pygoscelis papua có ngoại hình dễ phân biệt nhất trong số các loài chim cánh cụt, với một vệt lông trắng bao xung quanh mắt. Ảnh: Joel Sartore.