Top 5 # Xem Nhiều Nhất Nuôi Chim Ưng Việt Nam Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

‘Chim Ưng’ Suzuki Hayabusa 2011 Đầu Tiên Tại Việt Nam

Siêu xe tốc độ trong dòng xe hai bánh, mệnh danh “chim ưng” Hayabusa phiên bản 2011 của Suzuki vừa cập cảng Sài Gòn.

Suzuki Hayabusa 2011 vừa cập cảng Sài Gòn.

Ngay từ khi ra đời, mẫu phân khối lớn Suzuki đã không có đối thủ trên thị trường. Sportbike thuộc diện hàng “hot” của Suzuki được thiết kế cho những tay lái ưa cảm giác mạnh.

Hayabusa kết hợp giữa sức mạnh của khối động cơ 1.340 phân khối với những đường nét thiết kế dạng khí động học tạo ra chiếc xe sản xuất hàng loạt có tốc độ nhanh nhất thế giới. Tốc độ cao nhất được của Hayabusa ghi nhận năm 2007 là 305 km/h.

Phiên bản “chim ưng” 2011 thiết kế bộ khung sườn từ hợp kim nhôm đặc biệt để đảm bảo độ cứng và giảm trọng lượng. Suzuki Hayabusa 2011 có tổng trọng lượng 260 kg.

Hayabusa 2011 sử dụng động cơ 4 thì cam kép DOHC làm mát bằng dung dịch, dung tích xi-lanh 1.340 phân khối. Hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử, cùng hộp số 6 cấp. “Chim ưng” đạt công suất 197 mã lực tại vòng tua máy 9.500 vòng/phút. Tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 2,8 giây.

Siêu môtô của Suzuki trang bị hệ thống trợ lực côn. Ngoài ra, hệ thống định vị S-DMS với công tắc đặt trên tay lái cho phép người điều khiển lựa chọn ba cấp bậc hoạt động khác nhau của động cơ tùy thuộc vào điều kiện đường sá vận hành. Hayabusa sử dụng bánh trước có kích thước 120/70ZR17, bánh sau 190/50ZR17.

Phiên bản Suzuki Hayabusa do Saigonmoto nhập về Việt Nam phối hai màu đặc trưng của phiên bản 2011. Màu trắng ngọc trai cùng bộ tem viền màu vàng (gold) đẹp mắt.

Suzuki Hayabusa 2011 có giá tham khảo tại nước ngoài ở dưới 13.000USD.

Hayabusa 2011 vẫn giữ nguyên thiết kế truyền thống của Suzuki.

Cụm đèn pha thiết kế dạng khí động học.

Hayabusa sử dụng cặp thắng đĩa trên bánh trước đường kính 310mm.

Bộ gác chân được làm gọn.

Ống xả kích thước lớn được bố trí hai lên phía sau xe.

Đèn xi nhan sau trên Hayabusa.

Động cơ được làm mát bằng két nước được đặt ngay phía trước.

“Trái tim” Hayabusa là khối động cơ 1.340 phân khối có công suất cực đại 197 mã lực.

Cụm tay lái, đồng hồ trên Suzuki Hayabusa.

Nút điều chỉnh chế độ vận hành động cơ đặt trên tay lái.

Gương chiếu hậu kích thước lớn, dễ quan sát phía sau.

Bình xăng Hayabusa có dung tích 21 lít.

Phanh đĩa trên bánh sau đường kính 260mm.

Theo VNE

Toyota: Xe Fortuner V TRD Sportivo – riêng một vị thế. Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức giới thiệu Fortuner V TRD Sportivo 2011 – một phiên bản hoàn toàn mới của dòng sản phẩm Fortuner, nhằm mang đến sự lựa chọn đầy cá tính và phong cách cho người yêu thích dòng xe thể…

Chim Cảnh Đắt Nhất Việt Nam

Chim cảnh hay chim đẹp khỏe đá tốt, hót hay ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Trong những năm gần đây thị trường Việt Nam bùng nổ về số lượng người chơi chim một cách nhanh chóng và tỉ lệ những chú chim đắt nhất được mua về cũng tăng lên đáng kể. Khi cuộc sống vật chất được cải thiện thì tinh thần sẽ là điều mà con người ta quan tâm nhất. Thời đại cơm áo gạo tiền đã qua, thời ăn ngon mặc đẹp đến thì những đại gia chơi chim cảnh, chim đẹp sẵn sàng bỏ ra hàng chục thậm chí hàng trăm triệu VNĐ của tìm cho mình những chú chim tuyệt vời nhất.

Chúng ta cùng điểm qua những chú chim đẹp, chim cảnh đắt tiền nhất tại Việt Nam được các đại gia chơi chim tại Việt Nam đầu tư.

Con đầu tiên phải kể đến đó là đại bàng Mông Cổ giá hơn 200 triệu VNĐ!

Đại gia đầu tiên sở hữu hai con đại bàng Mông Cổ tuyệt đỉnh đó chính là một chủ nhân ở Hà Nội mà cụ thể là phố Hàng Rươi, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Đại gia tên là Nguyễn Văn Hà, anh Hà mua hai con chim quý này rất khó khăn và gian khổ, không chỉ bỏ ra một số tiền khá lớn khoảng 10.000$ (200M VNĐ) để mua mỗi một con đại bàng Mông Cổ mà anh phải trải qua những thủ tục hết sức khó khăn mới có thể sở hữu hai con đại bàng đỉnh cao này. Anh Hà chia sẻ để mang hai con Golden Eagle này về thì sở kiểm dịch, các thủ tục tại Việt Nam rất rườm rà và nghiêm ngặt mới có thể đưa hai chú Golden Eagle này về. Anh Hà con chia sẻ thêm phải chăm sóc cho hai chú đại bàng Mông Cổ này như hai chú bé vậy, vì đại bàng ăn rất nhiều và thịt phải là thịt sống tươi như cá, thịt heo, thịt bò, thịt chuột,….và nhiều loại thức ăn tươi khác, đại bàng thường ăn rất nhiều, mỗi ngày thường ăn 2-3 lần, trong một lần ăn số lượng thịt có thể tính đến hàng kg vì lớn xác và to con nên đại bàng rất khỏe trong ăn uống. Những chú chim lớn thì thường cho ăn thịt thỏ thịt chuột đồng. Còn nếu có điều kiện hơn thì tìm những loại thịt bò, thịt heo để cho ăn. Phải nói là Nguyễn Việt Hà là người đầu tiên sở hữu hai chú Golden Eagle chim cảnh đắt nhất Việt Nam.

Chim cảnh đắt nhất Việt Nam – Bộ đôi Golden Eagle

Con thứ hai đó chính là giống chim đẹp đột biến gen!

Chim cảnh đắt nhất Việt Nam – Chim hoàng khuyên đột biến gen

Nếu nói đến người sở hữu những chú chim đột biến gen giá nghìn đô hay triệu đô thì phải nhắc đến anh Lý Hùng Tú. Anh Tú là người ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, anh ấy đang sở hữu 13 chú chim cảnh đột biến gen với 6 chú chim khuyên, 7 chú chim chào mào. Như anh Tú chia sẻ thì giá của tất cả các chú chim đột biến gen này là hơn một tỉ đồng, một số tiền quá lớn để chơi chim. Trong 13 chú chim thì anh Tú tâm đắc nhất và bỏ ra một số tiền 9000$ để sở hữu chú chim hoàng khuyên, chú chim bị đột biến gen có màu xanh mơ, lông vàng như chú chim yến. Có người đã bỏ ra cả hơn 10.000$ để mua lại chú chim hoàng khuyên này của anh Tú nhưng anh không có ý định bán nó đi. Phải nói mặc dù mới vào nghề chơi chim nhưng số tiền mà anh Tú bỏ ra để chơi chim là một số tiền quá lớn. Đúng là chỉ có đại gia mới có thể dám chơi những chú chim như thế này.

Chim cảnh đắt nhất Việt Nam – Chim vành khuyên

Con thứ ba đó chính là chú chim vành khuyên không có đối thủ!

Con chim vành khuyên có thể gọi là vô địch thiên hạ đánh đâu thắng đó của anh Phạm Sĩ Hà hiện đang sinh sống ở thành phố Hải Phòng có giá hàng chục và đang lên đến hàng trăm triệu, con chim này nhiều người đã trả giá 110M VNĐ mà anh Hà chưa bán. Chim vành khuyên này có màu xanh lá chuối, lông mượt và nhìn rất hăng hái, phải nói chú chim vành khuyên này thật sự rất hiếu chiến. Đây là chú chim nổi tiếng ở Hà Nội vì chưa thua trận nào cả. Một chú chim khác cũng được anh Hà mua về Hồ Chí Minh với giá 800$ nó cũng là một con vành khuyên màu xanh rêu trong rất khỏe và chưa đau ốm lần nào.

Con thứ tư đó chính là nữ hoàng chào mào!

Giá của chú chim này là 300M VNĐ nhưng chủ nhân của chú chim này nhất quyết không bán chú chim này của mình. Nữ hoàng chào mào này có bộ lồng trắng từ vị trí đỉnh đầu đến yếm của nó trông thật là vi diệu, mắt nó có một chấm đỏ vô cùng ấn tượng trang hoàng thêm vẻ đẹp của nữ hoàng chào mào.

Ngày nay, những chú chim cảnh có giá hàng trăm triêu xuất hiện ngày càng nhiều và người chơi chim cũng ngày càng mạnh tay hơn trong việc bỏ ra chi phí để chơi chim. Nếu là dân chơi chim chuyên nghiệp bạn không chỉ quan tâm đến chú chim của mình mà còn phải quan tâm đến ngôi nhà nhỏ của chú chim đó chính là những lồng chim, những chiếc lồng chim đẹp, lồng chim giá rẻ, lồng chim bền, lồng chim xinh sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để bạn dành cho chú chim của mình. Một chú chim vành khuyên xinh đẹp phải có một ngôi nhà xinh đẹp. Một chú chim chào mào khỏe, đá giỏi thì phải có một lồng chim chào mào đẹp chất lượng.

Nếu bạn nếu tìm lồng chim, chim cảnh, chim đẹp thì hãy tìm hiểu tại chúng tôi công ty chim cảnh Minh Châu chuyên cung cấp lồng chim, chim cảnh, chim đẹp.

Các Loài Chim Ở Việt Nam Được Nuôi Làm Cảnh Trong Nhà

Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh trong nhà

Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh

Yến Phụng tên khoa học là Melopsittacus Undulatus, là một loài chim cảnh đẹp thuộc bộ Vẹt, có nguồn gốc từ Châu Úc. Chim Yến Phụng là loài chim có dáng khoằm, mỏ sắc nhọn, mắt tròn và to. Yến Phụng là một dòng nhỏ trong họ Vẹt nên có màu lông đa sắc như Vẹt nhưng dáng người và phần mỏ nhỏ hơn. Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 loài chim Yến Phụng khác nhau.

Điểm để người ta yêu thích loại chim này đó chính là tính dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân thiện và gần như là tin tưởng tuyệt đối của chúng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Vàng anh là một trong những loại chim cảnh ở Việt Nam được nhiều người yêu thích, nó sở hữu một bộ lông vàng với thân hình nhỏ nhắn. Loài chim này khá dễ nuôi, nó không cần quá cầu kì trong cách nuôi dưỡng chăm sóc, không cần đòi hỏi chủ nhân của chúng phải chăm chút từng giờ những chú chim vàng anh vẫn khỏe mạnh và thánh thót trong từng âm vực trong giọng cả của mình. Thức ăn của chúng có thể là các loại côn trùng và hoa quả rất dễ tìm kiếm.

Đây là loại chim sở hữu một giọng ca xuất sắc, chúng có một màu lông khá đặc trưng, giống chim này rất dễ dàng trong chuyện ăn uống chúng có thể ăn được các loại ngũ cốc khác nhau cách chăm sóc cũng không cầu kì. Tuy nhiên khi nuôi loài chim này bạn cần phải cho chúng một khoảng lồng đủ rộng để chúng có thể sống một cách thoải mái nhất.

Có tên khoa học là Garrulux Canorus, chúng thường sinh sống ở các khu rừng, vườn cây, công viên,… Chim Họa Mi thường có màu lông vàng hoặc hạt dẻ tùy từng loại, vùng miền sinh sống. Để nhận biết Chim Họa Mi như thế nào thì bạn hãy nhìn vào mắt chúng, chim họa mi sẽ luôn có một đường viền trắng nhỏ quanh mắt.

Chúng là một trong các loại chim hót hay nhất ở nước ta. Tuy nhiên không phải con nào cũng có thể hót hay, một số con có giọng hơi khàn, thấp sẽ không được đánh giá cao. Chim Họa Mi chuẩn phải có giọng cao, vang và hót được nhiều loại âm thanh.

Chào Mào cũng là một trong các loại chim cảnh thường nuôi trong nhà được nhiều người yêu thích. Loài chim này sống theo bầy đàn, ăn các loại côn trùng nhỏ và hoa quả. Khi làm tổ chúng sẽ quấn các sợi rơm, cành cây nhỏ thành hình cái cốc nhỏ.

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của loài chim này là phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu, lông chim có màu nâu nhạt, đậm nhất ở phần đầu và mào. Hiện nay tại Việt Nam có hơn 20 loại Chào Mào khác nhau như: huế, bạch, nữ hoàng, bạch tạng,…

Vẹt là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài và 86 chi, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ, loài này được phân bố khắp các miền nhiệt đới và một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.

Chế độ ăn uống của các loài vẹt thường là hạt, trái cây, chuối, chồi và các bộ phận thực vật khác, số ít loài ăn động vật và xác thối. Đa phần các loài vẹt làm tổ trong các hốc cây. Đây được xem là một loài chim cảnh đẹp và thông minh khi có thể bắt chước được tiếng người.

Cách Nuôi Chim Ưng Ấn Độ, Ưng Shikra Và Ưng Lửa

Khái niệm chim ưng

Chim ưng có tên tiếng Anh là Falcon, là một loài chim thuộc bộ Ưng cùng với đại bàng, diều hâu, kền kền v.v… Chúng đều có tập tính săn mồi và ăn thịt.

Vào năm 1758, nhà khoa học Linnaeus chính thức phát hiện và đặt tên cho loài chim dữ này. Hiện chúng gồm hơn 40 giống khác nhau, sống phân bổ trên khắp thế giới, Tuy nhiên tại nước ta, về cơ bản chỉ có 3 giống chim ưng Ấn Độ, chim ưng Shikra và chim ưng Lửa là được nuôi phổ biến như chim cảnh.

Đặc trưng ngoại hình của chim ưng

Chim ưng có hình dạng tương tự như đại bàng – 1 giống chim cùng thuộc bộ Ưng – nhưng kích cỡ nhỏ hơn. Khi đã đến tuổi trưởng thành, chúng có thể dài từ 25 đến 70cm, tương ứng với cân nặng nằm trong khoảng 0.5 – 4kg. Chim ưng mái có kích cỡ to hơn chim trống rất nhiều, thậm chí còn nặng hơn gấp đôi.

Về hình dạng, ta dễ dàng nhận thấy phần đầu chim ưng khá bé và nhọn, chiếm một tỷ lệ nhỏ trên toàn bộ cơ thể. Vì là loài chim săn mồi nên mắt của chúng rất sáng và to, thị lực cực tốt. Chiếc mỏ thì to và cứng, phần trên dài và quặp vào, đảm bảo cắp ngay được con mồi chỉ trong một cú mổ.

Nằm giữa mỏ và mắt chính là lỗ mũi to tròn. Chiếc cổ dài nhỏ nối liền đầu với phần còn lại của cơ thể, bộ phận này rất chắc khỏe và dẻo dai, có thể rướn ra, rụt vào tùy ý.

Chim ưng có bộ ngực nở nang, săn chắc, phần lưng bằng phẳng. Vì phải săn mồi với tốc độ chớp nhoáng nên chúng không có bụng và tỷ lệ mỡ thừa trong cơ thể gần như là zero.

Sải cánh của chim ưng dài và mỏng, có thể dễ dàng mượn sức gió để bay lượn giữa không trung hoặc tăng tốc đột ngột. Phần đuôi dài, chắc chắn, có tác dụng góp phần giữ thăng bằng và điều chỉnh hướng bay. Đôi chân cực kỳ chắc khỏe với bộ móng vuốt sắc nhọn, giúp chúng giữ cứng được con mồi hay bám vào vách đá cheo leo.

Chim ưng thường có lông màu nâu, phần ngực – bụng nhạt nhất với màu trắng sữa. Đầu cổ và vùng cánh đậm màu hơn, nhất là phần đuôi chuyển sang sắc nâu đậm đi kèm với các vệt đen. Bộ lông của chúng được tạo thành từ 2 lớp, bao gồm lớp lông mềm và nhẹ ở bên trong, và lớp lông vũ dày, cứng nằm bên ngoài.

Chim ưng có đặc tính gì?

Đây là loài chim có tuổi thọ trung bình cao, tầm hơn 20 tuổi. Là sát thủ trên không, tốc độ của chim ưng có thể đạt đến 320km/giờ. Chúng cũng sở hữu thị lực siêu tốt, gấp 2.6 lần so với loài người, có thể nhìn thấy con mồi ngay trong bóng tối.

Thức ăn và cách săn mồi của chim ưng

Chim ưng là loài động vật ăn thịt hoàn toàn. Thức ăn của chúng bao gồm các loài thú nhỏ sống trên mặt đất như gà, thỏ, chuột, rắn; các loài chim nhỏ bay trên trời và một số động vật thuộc bộ móng guốc như hươu, nai v.v…

Chim ưng thường đậu ở trên mỏm đá cao, nhìn bao quát khắp phạm vi xung quanh để xác định con mồi. Chúng nhìn được ở cự ly xa và có thể khóa lấy vị trí đối tượng đi săn một cách vô cùng chính xác.

Khi chờ đến thời điểm thích hợp nhất, chim ưng sẽ dùng tốc độ cực nhanh để lao thẳng đến con mồi trong tích tắc; sau đó chụp cứng con mồi bằng móng chân sắc nhọn rồi cắp lên cao và thả con mồi rơi xuống đất nhằm giết chết đối phương

Đợi đến khi con mồi chết hẳn, chúng mới bắt đầu thưởng thức bữa ăn của mình.

Chim ưng có khả năng sinh sản như thế nào?

Chim ưng ghép đôi với nhau theo hình thức một trống – một mái. Tốc độ sinh sản của chúng khá chậm, mỗi năm chỉ đẻ trứng một lần vào tiết xuân.

Mà mỗi lần đến mùa sinh sản như vậy, chim ưng mái chỉ đẻ tầm 2 – 3 trứng. Những quả trứng này có kích cỡ tương đương với trứng vịt và mang sắc trắng xanh.

Các cặp “vợ chồng” chim ưng thường làm tổ đẻ tại những khe đá hoặc hốc cây. Bên trong dùng lá cây khô hoặc rơm khô để lót ổ.

Sau khi đẻ xong, cả chim mái lẫn ưng trống đều thay phiên nhau ấp trứng cũng như nuôi con non cho đến khi chúng trưởng thành. Khi vừa mới nở, chim non còn rất yếu ớt, bộ lông phủ trên người lơ thơ thưa thớt và chưa thể đứng vững. Phải mất đến 3 – 8 tuần, chim ưng non mới bắt đầu được bố mẹ dạy cách đi lại. Sau đó lại phải chờ đến khi được 1 – 3 tuổi, chúng mới thật sự nắm được các kỹ năng cần thiết và có thể đi săn độc lập.

Chim ưng thường sống ở đâu?

Là thú săn mồi hoang dã, chim ưng thường cư ngụ tại các dãy núi cao và trong rừng rậm. Chúng không sống theo hình thức bầy đàn mà ghép thành từng đôi trống – mái hoặc sống riêng lẻ.

Các dòng chim ưng phổ biến nhất

Chim ưng Ấn Độ

Đứng đầu trong số những dòng chim ưng người dân nước ta nuôi nhiều nhất là ưng Ấn Độ. Chúng đặc biệt được yêu thích vì sự thông minh và dễ huấn luyện mặc dù tính tính hơi hung dữ.

Bộ lông toàn thân chim ưng Ấn Độ thường có màu nâu sẫm, điểm xuyết những đường sọc ngang nâu đen. Phần chân và mặt nổi bật hẳn lên với màu vàng chanh, phần đầu cũng hơi pha vàng một chút.

Ưng Ấn Độ trưởng thành thường có cân nặng dao động trong khoảng 400 – 700g. Dù kích thước cơ thể nhỏ gọn nhưng giống chim này lại rất dũng mãnh, tốc độ bay cực kỳ nhanh và là một tay săn mồi điệu nghệ.

Cũng như các loài chim ưng khác, con mái của ưng Ấn Độ sở hữu thân hình to cao, nặng kí hơn chim trống, đồng thời cũng được bán với mức giá cao hơn. Tại Việt Nam, bạn hầu như chỉ có thể tìm mua chim ưng Ấn Độ non tại Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, còn các vùng khác hầu như không bán.

Chim ưng Shikra

Giống chim này có tên khoa học là Accipiter Badius, do nhà động vật học Gmelin đặt vào năm 1788. Ngoài ra, chúng còn thường được biết đến dưới tên gọi chim ưng xám.

Sở dĩ gọi như vậy vì toàn thân chim Shikra được bao phủ bởi lớp lông vũ dài, dày, bóng mượt và lấy sắc xám làm chủ đạo. Trong đó, phần đầu, ngực cùng bụng của chúng nhạt màu nhất với sắc xám trắng. Lông ở những phần còn lại đậm đà và cứng cáp hơn, thường mang màu xám xanh, xám nâu. Trên mình chúng còn có các đường vân ngang sậm màu được sắp xếp đều đặn.

Dòng chim ưng Shikra thuộc dạng “nhỏ mà có võ”. Một con trưởng thành chỉ dài từ 25 – 30cm. Chúng sống nhiều nhất ở vùng châu Á và châu Phi.

Chim ưng Lửa

Tên khoa học của chim ưng Lửa là Buteo Jamaicensis, cũng do nhà động vật học Gmelin phát hiện và đặt tên vào năm 1788. Vì sở hữu chiếc đuôi nâu đỏ dài gần bằng cơ thể nên loài chim này còn được gọi là chim ưng Đuôi Lửa.

Chúng sinh sống tập trung ở khu vực phía Tây Ấn Độ và vùng Bắc Mỹ. Đây là giống chim có kích thước tầm trung, trọng lượng cơ thể rơi vào khoảng 1.5 – 3.5kg, và chiều dài cơ thể nằm ở mức 45 – 65cm.

Chim ưng Lửa đực thường chỉ nhỏ bằng 3/4 so với con mái. Chúng sở hữu bộ lông màu trắng nâu, có những vạch ngang xám nâu nằm trên cánh và chân, cùng với chiếc mỏ quặp dài nhọn màu xám.

Nên chọn mua chim ưng như thế nào?

Vì chim ưng là loài động vật hoang dã có tính tình hung dữ, cho nên khi chọn mua chim ưng cần phải chú ý thật kỹ càng để tìm đúng đối tượng phù hợp, tránh những rắc rối có thể xảy ra sau đó.

Điều cần lưu ý tiếp theo là tình trạng sức khỏe của chim ưng. Để đảm bảo yếu tố này, bạn cần quan sát kỹ ngoại hình của chúng, từ bộ lông, đôi chân, hai cánh, đầu mỏ cho đến trạng thái tinh thần.

Lời khuyên mà Dogily dành cho bạn là nên chọn những chú chim có bộ lông dày dặn, mượt mà; đồng thời sở hữu đôi chân khỏe khoắn, hai cánh dài rộng và chắc chắn, đôi mắt sáng tinh anh.

Ngoài ra, bạn hãy chọn con chim nào hoạt bát, sôi nổi, thích hoạt động và có tiếng kêu to, rõ ràng.

Hướng dẫn huấn luyện chim ưng

Vào thời gian đầu khi mới bắt đầu nuôi, các bạn nên xích chân hoặc nhốt chim ưng trong lồng. Làm như vậy để tránh cho chúng bỏ đi và dần dần quen với môi trường nuôi nhốt.

Lượng thức ăn hợp lý cho chim ưng là bằng 1/10 cân nặng cơ thể của chúng. Về khẩu phần và cách cho ăn, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn trong mục tiếp theo của bài viết.

Bên cạnh việc cho ăn, bạn còn cần thường xuyên chơi đùa, vuốt ve, trò chuyện với chim cảnh nhà mình. Khi hai bên đã quen thuộc với nhau rồi, bạn có thể để chúng đứng ăn trên bàn tay đã đeo găng, rồi dần dần huấn luyện chúng cách vồ mồi và săn mồi.

Cách nuôi chim ưng

Cho chim ưng uống nước như thế nào?

Trong quá trình nuôi chim ưng, rất nhiều người gặp phải khó khăn khi cho chúng uống nước. Vì đây vốn là thú hoang và không quen với môi trường nuôi nhốt, nên cho dù bạn đặt bát nước trước mặt thì chúng cũng không hiểu được ý đồ của bạn và sẽ không uống.

Một số bạn khác dùng xi-lanh hoặc ống cao su mềm để đưa thẳng nước vào thực quản của chim ưng. Tuy nhiên cách làm này sẽ khiến chúng sợ, khiến bạn gặp khó khăn trong việc huấn luyện sau này. Hơn nữa nếu thực hiện thiếu chính xác, nước sẽ chảy vào khí quản thay vì thực quản, làm chim bị sặc, ngạt thở, rất không có lợi.

Vậy thì phải làm thế nào mới đúng? Lời khuyên của chúng tôi là hãy dùng đầu ngón tay chạm nhẹ vào bát nước trước mặt chim. Khi nhìn thấy sóng gợn lăn tăn trong bát, chúng sẽ hiểu đấy là nước.

Nếu làm vậy mà chim ưng vẫn chưa chịu uống, thế thì hãy chấm ngón tay vào bát nước rồi nhỏ lên mỏ chúng. Cứ lặp lại như vậy nhiều lần cho đến khi chim cưng nhà bạn tự uống nước được.

Ngoài ra, vì là động vật săn mồi nên chim ưng rất thích máu. Do đó, nếu có vài giọt máu tươi trong bát thì chúng sẽ phấn khích và chủ động uống hơn nhiều.

Cho chim ưng ăn như thế nào?

Có hai cách cho chim ưng ăn là tự ăn và đút ăn.

Tự ăn là cho chúng ăn những con mồi của chúng trong tự nhiên như chim, thỏ, gà v.v… Đầu tiên bạn mang những con thú nhỏ này tới cho chim nhìn thấy; sau đó rạch một phần lông của con mồi, để lộ phần thịt đỏ. Khi máu tươi chảy ra, chúng sẽ có phản ứng đớp không khí. Lúc ấy, bạn hãy đặt đồ ăn lên cần đậu rồi chim sẽ tự ăn.

Đút ăn là phương pháp loại bỏ hết phần da lông của con mồi, chỉ để lại phần thịt rồi cắt thành từng miếng nhỏ bằng đầu ngón tay và cho chim ăn. Đối với cách này, phản ứng của chim ưng sẽ chậm hơn so với tự ăn một chút.

Bạn cũng có thể kết hợp ăn với uống bằng cách đặt miếng thịt bên cạnh bát nước có nhỏ máu tươi, như thế chim sẽ vừa ăn vừa uống, tiện lợi hơn nhiều.

Lưu ý lúc đút thịt cho chúng ăn nhớ đưa từ trên xuống, dừng lại ở trước mỏ chim. Phải làm vậy thì ưng vốn có thói quen dùng móng để chụp con mồi, nếu sơ ý thì chúng sẽ làm tay bạn bị thương.

Chim ưng có giá bao nhiêu?

Đối với các giống chim ưng được nhân giống tại Việt Nam, loại nhỏ có mức giá khoảng 1 – 3 triệu VND; loại to sẽ nhích lên tầm 3 – 7 triệu đồng. Còn dòng nhập khẩu thì giá cả sẽ cao hơn nhiều, chắc chắn không dưới con số 20 triệu.