Top 7 # Xem Nhiều Nhất Thi Sĩ Là Con Chim Sơn Ca Ngồi Trong Bóng Tối Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Nsnd Thế Anh Qua Đời Ở Tuổi 81: Nghệ Sĩ Như Con Chim Sơn Ca

NSND Thế Anh.

NSND Thế Anh tên thật Nguyễn Thế Anh, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Tốt nghiệp loại ưu khóa diễn viên sân khấu chính quy đầu tiên năm 1964, Thế Anh về công tác tại Đoàn Kịch nói Trung ương. Ông học cùng khóa với các nghệ sĩ Ngọc Hiền, Trần Tiến, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Thanh Tú, Mỹ Dung… Năm 1966, Thế Anh ghi dấu ấn với vai diễn điện ảnh đầu tiên trong phim “Nổi gió”. Hình ảnh chàng trung úy Phương đẹp trai, hào hoa một thời trở thành tiêu chuẩn để đánh giá vẻ đẹp của người đàn ông Việt Nam thập niên 1960-1970.

Ông tiếp tục trở thành biểu tượng của vẻ đẹp nam tính, làm thổn thức bao trái tim các cô gái thuở ấy bằng vai diễn Ba Duy trong phim “Mối tình đầu”. Khi đảm nhận vai này, nam nghệ sĩ đã 40 tuổi nhưng bằng tài năng ông đã hoàn toàn thuyết phục khán giả khi hóa thân thành chàng sinh viên tuổi đôi mươi, yếu đuối, bạc nhược, không đủ sức giành lại người yêu trong tay kẻ người đàn ông ngoại kiều. “Mối tình đầu” giành được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế và mang về cho Thế Anh giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V năm 1980.

Nhờ nét phong lưu và chiều sâu trong diễn xuất, ông hóa thân thành nhiều loại nhân vật cả phản diện lẫn chính diện, từ sĩ quan đến bộ đội, các bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, thủy thủ… Tổng cộng ông đã đóng hơn 60 bộ phim nhựa và phim truyền hình, đưa ông trở thành một trong những diễn viên kì cựu của điện ảnh Việt Nam. Năm 1984, ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Năm 2001, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Sau năm 1975, ông vào lập nghiệp tại TP HCM. Trong suốt thập niên 1980-1990, nghệ sĩ Thế Anh vẫn tiếp tục công việc diễn xuất. Thập niên 2000, ông tiếp tục tham gia một số bộ phim truyền hình như: “Giao thời”, “Dốc tình”, “Hoa dã quỳ”… và một số bộ phim nhựa như vai sĩ quan Pháp Ponchon trong “Người học trò đất Gia Định xưa” (đạo diễn Huy Thành). Vai diễn gần như cuối cùng của ông là khi ông trở lại sân khấu kịch với vai phản diện Trần Luận trong “Người thi hành án tử” (đạo diễn Khánh Hoàng).

Nhưng nói chung những năm tuổi xế chiều ông hầu như ít tham gia sân khấu và điện ảnh, lý do được ông từng tâm sự là do ít có kịch bản hay. Trong phòng khách nhà riêng ở gần Nhà hát Hòa Bình, ông treo rất nhiều bức ảnh chụp những cảnh phim nổi tiếng do ông đóng. Những vai diễn hào hoa trong các phim “Nổi gió”, “Mối tình đầu”, “Đêm hội Long Trì” đã tạo dựng nên tên tuổi Thế Anh. Một đời nghệ sĩ có một vai diễn để đời đã là hạnh phúc, NSND Thế Anh có tới nhiều vai diễn để đời, những vai diễn đem lại cho ông danh vọng và sự ngưỡng mộ của công chúng.

“Tôi sinh ra để làm nghệ thuật và hạnh phúc vì mình có hàng trăm vai diễn trong đó có nhiều vai diễn đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Không phải ai cũng có vinh dự đó. Nếu có kiếp sau, tôi cũng làm diễn viên, nếu cho tôi chọn lại tôi vẫn chọn làm diễn viên”- NSND Thế Anh trong một bài báo từng đăng trên Đại Đoàn kết cách đây gần 10 năm đã tâm sự như vậy.

Về già, NSND Thế Anh có nhiều trăn trở, ưu tư, bức xúc về điện ảnh và nghệ thuật nước nhà. Ông luôn trăn trở làm sao để điện ảnh, nghệ thuật Việt Nam phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Làm sao cho phim Việt Nam có nhiều người xem, phải được xem trọng và phải được đối xử trân trọng. Làm sao để nghệ thuật, phim ảnh phải nuôi được người nghệ sĩ, thậm chí phải giàu.

Ông cũng là người băn khoăn về những bộ phim đề tài lịch sử khi phát biểu: “Điện ảnh, nghệ thuật của ta vẫn còn nợ lịch sử. Lịch sử của chúng ta có những yếu tố đủ tầm cỡ thế giới nhưng phim của ta thì vẫn chưa có bộ phim nào xứng tầm. Những sự kiện như chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Sài Gòn, tôi thấy vẫn chưa có phim nào hay, xứng tầm. Lâu nay, Nhà nước vẫn chủ trương và ưu tiên làm phim lịch sử nhưng chưa có tác phẩm xứng tầm, chưa sâu và hay”.

Là một nghệ sĩ suốt đời dành tâm sức cho nghệ thuật, NSND Thế Anh từng quan niệm nghệ sĩ như con chim sơn ca, rút ruột ra để có tiếng hót hay. Bây giờ thì con chim sơn ca tài năng chói sáng trên cánh đồng điện ảnh nước nhà đã ngừng tiếng hót. Vĩnh biệt người nghệ sĩ tài năng, người của một thời kỳ điện ảnh rực rỡ.

Tang lễ của NSND Thế Anh diễn ra vào sáng ngày 1/10 tại Nhà tang lễ thành phố, số 25 Lê Quý Đôn, TP HCM.

Sơn Ca Trong Thành Phố Full

Nội dung

Bộ phim thiếu nhi Sơn ca trong thành phố của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư ra mắt khán giả từ năm 1983với sự tham gia của các diễn viên Như Oanh, Thanh Hùng, Thế Vũ, Ngọc Thu, Xiêm Huê.

Cho đến nay vẫn là một trong những bộ phim thiếu nhi được yêu thích nhất. Bộ phim xoay quanh những chiến công “đáng nể” của một nhóm bạn trẻ khi thành phố của họ luôn đứng trước những mối hiểm nguy rình rập. Những trải nghiệm của tuổi ấu thơ đáng nhớ, sự dũng cảm gan dạ của các bạn nhỏ, những tiếng cười trong veo giữa hiểm nguy… đã làm nên thành công cho bộ phim “Sơn ca trong thành phố”. Bộ phim đến bây giờ vẫn được yêu thích, và còn hơn thế, bộ phim là ký ức tươi đẹp về thơ ấu của thế hệ 7X, 8X suốt một thời…

Câu chuyện trong phim xảy ra ở một thành phố biển những năm sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống bình yên của những gia đình nơi đây nói chung và những em nhỏ nói riêng đang có nguy cơ bị phá vỡ bởi sự xuất hiện trở lại của những kẻ phản bội, chống đối chính quyền và cuộc sống hiền hòa của nhân dân. Những chú “sơn ca” là những em nhỏ nơi đây đã dấn thân vào một kế hoạch đặc biệt của nhóm là đi tìm chân dung những kẻ chống đối ấy để bảo vệ bản thân và cả gia đình.

Mời các bạn đón xem.

Chim Sơn Ca Ăn Gì? Thức Ăn Cho Sơn Ca. Cách Nuôi Chim Sơn Ca Chi Tiết

Chim sơn ca được mệnh danh là một trong những loài chim có giọng hót hay nhất. Giọng hót của sơn ca luyến láy, tiếp nối liên tục từ thấp đến cao rồi lại từ cao xuống lại thấp làm nhiều người mê mẩn. Chính vì vậy, chim sơn ca cũng là loại chim cảnh được nuôi phổ biến trong các gia đình.

1. Chọn chim sơn ca

Theo những người có kinh nghiệm, nên nuôi sơn ca từ chim non chứ không nên nuôi chim bổi, vì để thuần hóa được sơn ca rất khó. Nên chọn chim sơn ca trống để có giọng hót hay nhất.

Rất khó để phân biệt chim sơn ca trống và mái bởi chúng có màu lông tương tự nhau. Theo kinh nghiệm của giới chơi chim chuyên nghiệp thì chim sơn ca trống có đầu, ngực và vai to hơn chim mái. Lông ngực sơn ca trống thường chẻ đôi. Lúc đi lại, nhảy nhót, chim sơn ca trống thường nhấp nhô (cứ đi một hai bước thì đầu nó lại thò lên thụt xuống) và phát ra tiếng kêu trong trẻo, nghe như tiếng hót. Còn nếu bạn nghe chim phát ra tiếng đục, rè thì khả năng cao đó là con mái.

Đối với chim non, khi bạn nhốt nhiều con chung một lồng rồi đập tay vào lồng, thì chim trống sẽ phản ứng bằng cách ngóc đầu và phóng lên, chim mái ngược lại sẽ cúi đầu xuống. Cách thử này cho độ chính xác khoảng 80%.

Ngoài ra bạn có thể chọn chim sơn ca theo vùng, chim sơn ca ở vùng Huế và Quảng Ninh thường có màu lông hung đỏ và nổi tiếng có âm sắc giọng hót rất đặc biệt.

2. Lồng nuôi

Lồng nuôi chim sơn ca yêu cầu phải có đáy chắc chắn để đựng cát và có nấm cho chim đứng. Khi chim non bạn có thể nuôi lồng thấp, nhưng khi chim có thể vừa bay vừa hót thì bạn nên chuyển sang lồng càng cao càng tốt để tránh chim đụng đầu.

3. Vệ sinh cho chim sơn ca

Chim sơn ca thích tắm, tuy nhiên chúng không tắm bằng nước mà lại tắm với cát. Vì vậy, nên thay cát cho chim, thường là 1 tuần 1 lần, sử dụng cát mịn (cát biển), dùng 2 lồng chim để sát vào nhau để lùa chim qua bằng cửa, không được dùng tay bắt chim vì sẽ làm chúng hoảng sợ và trở nên nhát người hơn.

Nên treo lồng chim sơn ca ở nơi có đủ nắng gió để chim được tắm nắng, thông thường sơn ca cần phơi nắng ít nhất 6 tiếng một ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải tập cho chim phơi nắng dần dần, thời gian phơi ở mỗi lần sau nhiều hơn mỗi lần trước để tránh làm chết chim.

4. Tập dợt cho chim sơn ca

Khi nuôi chim sơn ca non, bạn phải nuôi thêm 1-2 con sơn ca hót hay, để cho chim non có thể bắt chướt hót theo. Sau đó, thường đưa chim đi dợt hoặc mở các loại đĩa có giọng sơn ca hót để chim học hỏi. Tuy nhiên, không nên cho chim sơn ca tiếp xúc với các loài chim hót khác như họa mi, chích chòe, khướu vì có thể bị lai giọng

Thức ăn cho chim sơn ca

Thức ăn cho chim sơn ca cũng nên phù hợp theo độ tuổi.

Chim được từ 1 tuần đến 10 ngày trở đi: khi chim biết mổ thì sẽ để chim tự ăn với thức ăn thô và đặc như cám gia cầm, hoặc kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng. Thỉnh thoảng chúng ta nên bổ sung côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào, châu chấu hoặc rau củ như xà lách, dưa chuột, mướp đắng.

Chim Sơn Ca Là Chim Gì, Ăn Gì, Hót Hay Không, Giá Bao Nhiêu?

Chim sơn ca là loài chim có khá nhiều ở nước ta. Đây là loài chim quý, xuất hiện ở khá nhiều vùng miền. Đặc tính của loài chim này là sống theo bầy đàn, chủ yếu sinh sống ở vùng núi, ruộng rẫy.

Chim sơn ca có ngoại hình nhỏ, kích thước chỉ bằng chim sẻ. Mỏ của chim có hình chóp. Cánh dài và nhọn. Bộ lông có màu xỉn, thường là nâu, vàng nhạt, nâu hung. Đặc điểm này giúp cho chim có thể dễ dàng lẩn trốn trong đất khô. Sơn ca có chân nhỏ, cạnh sau tròn, các vuốt chân giúp cho chim thích nghi được với môi trường sống trên mặt đất.

Chim sơn ca thường chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất. Trong tự nhiên loài chim này thường hót vào chiều mát.

Sơn ca là loài chim khá phổ biến ở Việt Nam

II. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim sơn ca

Để có được một chú chim sơn ca khỏe mạnh cần phải có được kỹ thuật nuôi đúng. Nhìn chung cách nuôi sơn ca cũng không quá nhiều khác biệt so với nhiều loài chim khác, nhưng bạn cần phải đảm bảo được các yếu tố quan trọng.

Lồng ở cho chim sơn ca phải là lồng cao, chắc chắn. Trung bình lồng cao 1.2m. Nếu chim đã trưởng thành, hót hay rồi thì nên chọn lồng cao hơn một chút. Trong lồng phải có đủ khay đựng nước và thức ăn cho chim. Khi mới bắt chim về bạn cần phải đậy chùm khăn vào buổi tối, để chim khi ngủ không bị hoảng loạn.

Để chim sơn ca có được môi trường sống tốt khi chọn lồng chim bạn phải hết sức lưu ý

Chế độ dinh dưỡng cho sơn ca vô cùng quan trọng. Ngoài tự nhiên, chim sơn ca thường ăn côn trùng như sâu bọ, gián, dế, các hạt cỏ, hạt thực động vật. Khi nuôi nhốt trong lồng chúng ta sẽ cho sơn ca ăn các thức ăn như cám cò, cám gà, cám trứng. Ngoài ra, bạn cũng bổ sung thêm thức ăn tươi như sâu bọ, gián, dế…Thi thoảng bạn cũng có thể cho chúng ăn rau củ quả tươi.

Trong thời gian chim non mới bắt về bạn cần phải ổn định thức ăn cho chim. Bạn nên tránh việc thiếu quan tâm bỏ mặc bữa ăn của chim. Số lượng ăn cũng vừa phải, bạn sẽ tăng số lượng dần dần.

Khi lựa chọn cám, bạn nên chọn cám có thành phần chất xơ, như vậy sẽ giúp cho sơn ca tiêu hóa dễ dàng hơn.

Ngoài thức ăn, nước uống cũng rất quan trọng đối với sơn ca. Bạn thay nước sạch cho chim mỗi ngày. Chú ý không nên cho chim uống nước thừa.

Bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho sơn ca có như vậy chim mới khỏe mạnh, hót hay

3. Kỹ thuật chăm sóc sơn ca

Để kỹ thuật nuôi sơn ca thành công, quá trình chăm sóc cực kỳ quan trọng. Đặc tính của chim sơn ca là sợ tối, do đó mỗi buổi sáng bạn nên cho chim tắm nắng khoảng 2 đến 3 tiếng rồi mới mang treo vào chỗ mát. Đến thời điểm chim thay lông vào buổi tối bạn cũng không cần phải trùm áo lồng. Trong 1 tuần bạn nên bắt chúng ra để rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối, dọn móng cho chúng nếu như quá dài.

Chim sơn ca khá hay bị đi ngoài. Nguyên nhân có nhiều lý do, có thể là do cám mốc, hoặc trong cám có quá nhiều chất đạm khiến cho chim không tiêu hóa hết. Do đó, chế độ dinh dưỡng của chim bạn phải thật chú ý, không để thức ăn bị tồn, chim ăn lại rất dễ bị tiêu chảy.

Để sơn ca hót hay cần phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc và huấn luyện kỳ công. Những chú chim sơn ca hót hay phải trải qua một mùa thay lông, do đó có thể mất vài tháng chúng mới hót. Để chim nhanh bạo dạn, bạn sẽ đưa sơn ca đi đến các câu lạc bộ chim để chúng học tiếng hót của những con cùng loài. Ngoài ra, hằng ngày bạn cũng nên bật đĩa thu tiếng hót của chim để chim học và luyện theo.

Để chim hót hay bạn cần phải quan tâm đến quá trình chăm sóc mỗi ngày

Mức giá bán chim sơn ca hiện nay khá đa dạng. Giá thành sẽ được đánh giá thông qua giọng hót của mỗi con. Thông thường trung bình giá bán của một chú chim sơn ca sẽ là khoảng 300.000 VNĐ. Ở miền Nam, giá bán có thể rẻ hơn khoảng 200.000 VNĐ.