Top 12 # Xem Nhiều Nhất Truong Mam Non Chim Vanh Khuyen Quan 11 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Kien Thuc Co Ban Ve Chim Vanh Khuyen

Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim “khoen”, có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu “nhức nhối” lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngýời hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nõi trên thế giới.

Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.

Ở miền nam có hai loài:

1) KHOEN VÀNG: người ta ðặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh ðể gần nhau rất dễ phân biệt.

Ở miền bắc có hai loài:

1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…

Có ðiều ðáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không ðược sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn ðề này trên diễn ðàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hõn hay khuyên vàng hay hơn)

Thýờng thì ngýời miền nam thích nuôi khuyên vàng hõn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có ngýời lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

– Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác ðến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở ðộ thấp, và cũng sinh ðẻ vào ðầu mùa mýa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa sãn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng ðể chọn chim nuôi.

– Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt ðýợc chim khuyên xanh, vất vả còn hõn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở ðiểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hõn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hõi hõn, nên ai ðã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hõn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới “ngã” theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, ðiều ðè nặng lên tâm lý ngýời nuôi chim hót là “không dám” nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe “líu” không phải là chuyện dễ dàng gì. Ðiều ðó có đúng không?

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng…yếu tố ðó cũng đè nặng lên ngýời mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.

Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hõn con chim sâu, chân cao hõn và đòn dài hơn.

Và nhý trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại ðáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt ðýợc trống mái. Chỉ có những ngýời nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam ðoan ðúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

– Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.

– Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có ngýời lại cãn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà ðịnh trống mái. Theo họ thì:

– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

– Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.

Thế nhý ðó cũng lại là một ðiều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. ðó là tiếng của khuyên mái, nhưng ðồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chýa ðủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần ðầu thường bị lầm, do ðó mới sinh nản chí.

Thuần hóa chim bổi:

Cũng nhý các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy ðể tìm kế thoát thân.

Býớc ðầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nõi yên tĩnh, trong lồng ta phải ðể một cóng nhỏ ðựng nýớc uống, một cóng ðựng bột ðậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ãn ở mục sau), một cóng ðựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn ðể nhết bột ðậu xanh vào(ðể chim ăn chuối rồi ãn lây sang bột ðậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay ðýợc với thức ãn là bột ðậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm ðậu xanh khác…Dần dần, khi chim ðã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ãn ðýợc bột thì ta bớt chuối…

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trýờng sống mới, chim mau dạn và mau biết ãn thức ãn mới…

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thýờng kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chungs sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi ðến nãm sáu tháng ta mới bắt ðầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm ðiệu líu lo, ðó là thời kỳ chim ðã thuần hóa rồi.

Thức ãn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ãn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ãn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau ðây:

– Cào cào non.

– Bột ðậu xanh trộn trứng.

– thỉnh thoảng cho ãn thêm chuối.

Cào cào non là món ãn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là ðủ, số cào cào này thýờng được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ ðặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này ðýợc gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ãn.

Về bột ðậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

– Lấy 100g ðậu xanh loại tốt ngâm nýớc trong 2h, vớt ra ðãi vó sạch rồi hấp chín, sau ðó ðem phõi khô. Ðậu khô thì ðem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng ðỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe ðường cảt trắng. Trộn xong ta ðem phõi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ ðảo bôt ðều tay bằng cái muỗng lớn, cho ðến lúc bột tõi ra. Hoặc nếu cần, sau ðó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp ðậy kín ðể cho chim ãn dần.

Một ðiều hết sức lýu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ãn các bạn nhớ chỉ cho ðúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay ðổi chế ðộ dinh dýõng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc ðổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn ðến thay lông bất thýõng, bỏ líu, nặng hõn chim có thể bỏ ãn và chết.

Lồng chim và cách chãm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hõn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nõi làm lồng ðã ðặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chãm sóc cho chim khuyên không có gì ðáng quan tâm: nước và thức ăn ðầy ðủ là được Cũng như ðối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải ðể tâm chãm sóc kỹ hõn. Chim thay lông thì có hiện týợng lông výõng vãi ở ðấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nýớc tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng ðầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới ðến phần cánh và sau cùng là phần ðuôi.Lông cũng không rõi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rõi trước thì ra lông mới trýớc. Nhờ vào cách thay lông ðó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay ði kiếm ãn ðược.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do ðó ta phải cho chim ãn cào cào nhiều hõn ngày thýờng, ðể giữ cho chim ðýợc mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nõi yên tĩnh, thýờng xuyên trùm kín áo lồng, ðể chim tĩnh dýỡng, và cũng ðể tránh gió ðộc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim ðã bắt ðầu hót lai rai, là việc thay lông ðã gần xong, “lửa” ðã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông ðã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim ðủ lửa ðể hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hõn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hõn con dày lông.

Trong phần chãm sóc chim cũng không thể không bàn ðến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là ðể chim sung hõn, thích “líu” hơn, và bắt chýớc giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng ðộ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưõng sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên ngýời ta chịu nhất ở tiếng “líu”của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu ðược coi là cách hót bài bản, có đủ âm ðiệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, ðủ lửa, ðó là thời gian đứng Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm ðiệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung ðàn muôn điệu của mình.

Cái quyến rũ của nghề nuôi chim khuyên (khoen) là ở chỗ kỳ bí ðó!

11 Loại Chim Đẹp Nhất Hành Tinh

Chim là loài duy nhất có lông vũ, và tuyệt đại đa số loài lông vũ đều biết bay. Đó là đặc điểm để phân biệt chim với các loài khác. Thế giới có 10.000 loài chim, trong số này người ta đã bình chọn 11 loài có bộ cánh sặc sỡ nhất, tô điểm cho vẻ đẹp của thiên nhiên.

1. Trĩ vàng (Chrysolophus pictus)

Trĩ vàng châu Á được nuôi như một loại chim cảnh. Quê hương của chúng ở vùng rừng núi miền Tây Trung Quốc, nhưng ở Anh và vài nơi khác còn có những quần thể hoang dã.

2. Hồng hạc (Phoenicopteridae)

Hồng hạc sống cả ở Bắc và Nam bán cầu. Chúng thường chỉ đứng trên một chân thôi. Người ta cũng chưa rõ vì sao chúng có thói quen này. Lưỡi của chúng được xem như một món ăn trân quý của người La Mã cổ. Còn những người thợ mỏ làm việc trên dãy Ande lại săn lùng hồng hạc vì họ tin rằng mỡ của chúng chữa được bệnh lao.

3. Hoàng oanh phương Bắc (Icterus galbula)

Hoàng oanh phương Bắc là một loài chim không to lắm với bộ lông đen và vàng xen kẽ, chỉ nặng chừng 34g và dài 18cm. Là một trong những loài chim màu rực rỡ, hoàng oanh không chỉ đẹp mà còn hót rất hay. Chẳng thế, người ta thường dùng thành ngữ “thỏ thẻ giọng oanh vàng” để chỉ người phụ nữ.

4. Chào mào Hồng y giáo chủ (Cardinalis cardinalis)

Chắc bạn đã biết vì sao người ta mệnh danh loài chim này là Hồng y giáo chủ rồi chứ? Chú chim mang bộ cánh đỏ rực rỡ có cả chiếc mũ đỏ đội đầu, thân hình cũng nhỏ bé, chiều dài chừng 21-23cm. Chúng lại có chiếc mặt nạ đeo trước mặt, chim trống mặt nạ đen, chim mái mặt nạ xám.

5. Uyên ương (Aix sponsa)

Uyên ương thực ra chỉ là một loài chim di trú, thuộc gia đình vịt trời. Chúng luôn luôn có đôi và hình ảnh ấy được người ta ví với những cặp vợ chồng hạnh phúc. Chim trống đẹp hơn chim mái, bộ lông nhiều màu, chuyển từ màu nọ sang màu kia rất hài hoà, mắt đỏ. Chim mái không sặc sỡ như chim trống, vòng quanh mắt và cổ màu trắng.

6. Bói cá (Halcyonidae)

Có đến 90 loại bói cá cả thảy. Hình dáng bói cá không cân đối lắm: đầu to, mỏ dài, nhọn, chân ngắn, đuôi cộc. Chỉ được bộ áo là đẹp. Mắt bói cá rất tinh và tốc độ bổ nhào thì nhanh phi thường. Bói cá có mặt trên toàn thế giới.

7. Sẻ đất màu (Passerina ciris)

Sẻ đất màu được xem như loài chim đẹp nhất Bắc Mỹ, trông như tấm bảng pha màu của các họa sĩ, khiến có người nghĩ rằng chúng bị sơn vẽ chư không phải ” tác phẩm” của thiên nhiên. Toàn là những màu tươi. Chính vì thế, sẻ đất dễ bị phát hiện và săn đuổi vì không ” hội nhập ” vào đâu được.

8. Tucan mỏ lục (Ramphastos sulfuratus)

Loài chim này sống trong các rừng Nam Mỹ, từ nam Mehico đến Honđuras. Chúng dài chừng 50cm, quanh mắt màu xanh lá cây. Mỏ lớn, cũng xanh lá cây nhưng mép mỏ màu da cam và đầu mỏ màu đỏ. Mỏ tucan trông to thế nhưng lại nhẹ vì xốp.

9. Vẹt Macao (Ara macao)

Vẹt Macao to và lông pha trộn các màu rực rỡ. Quê hương chúng ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, nhiều nhất là ở Braxin và Peru. Chắc chúng chỉ được các nhà sinh học biết đến khi người Bồ Đào Nha bắt về Macao nuôi nên mới có tên gọi này.

10. Công (Pavo)

Công là loài chim lớn, thuộc họ trĩ. Công trống có bộ lông rất đẹp. Khi công trống múa (để quyến rũ công mái), đuôi xoè to như một chiếc quạt và cực đẹp. Ở châu Á nhiều nước nuôi công trong gia đình giống như nuôi gà để lấy thịt và trứng.

11. Chim Thiên đường

Chim thiên đường được tìm thấy ở New Guinea và các đảo xung quanh. Hai loài chim khác thuộc họ chim thiên đường có tên “manucodes” và “riflebirds” phát triển ở Úc. Phần lớn chim thiên đường sống trong các khu rừng nhiệt đới (bao gồm rừng nhiệt đới, đầm lầy và rừng rêu). Một số loài từng được phát hiện sinh sống ở rừng ngập mặn ven biển.

Bộ lông có màu sắc sặc sỡ là lý do khiến chim thiên đường trở thành mục tiêu hàng đầu của những người thợ săn, chính điều này đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài trong họ chim thiên đường. Các bộ tộc bản địa ở New Guinea thường dùng lông của chim thiên đường trong trang phục và nghi thức.

Trong nhiều thế kỷ qua, lông của loài chim này cũng được sử dụng phổ biến ở châu Âu như một món trang sức dành cho nữ. Việc này đã tàn sát một số lượng lớn chim thiên đường. Đồng thời nạn phá rừng đã phá hủy môi trường sống của chim dẫn đến việc loài chim này đang nằm trong danh sách cần được bảo vệ của nhiều quốc gia.

Chim thiên đường được tìm thấy ở New Guinea và các đảo xung quanh.

Chim thiên đường có một điệu nhảy độc đáo giúp tôn lên vẻ ngoài độc đáo của chúng. Điệu nhảy này của chim đực không chỉ giúp chúng lôi cuốn sự chú ý của chim cái mà còn khiến những người ở gần đó không thể rời mắt khỏi loài chim thú vị này.

Một điều nữa đó là chim đực dành phần lớn thời gian trong quãng đời của chúng để thu hút bạn tình. Chim thiên đường xây tổ của chúng từ những vật liệu mềm, chẳng hạn như lá, dương xỉ, dây leo cây nho. Loài chim này có thói quen thường đặt tổ trong các hốc cây.

Số lượng trứng mà chim thiên đường đẻ ra thay đổi tùy theo kích thước của mỗi loài. Những loài có kích thước lớn thường chỉ đẻ một quả trứng, nhưng các loài nhỏ hơn có thể đẻ từ 2 tới 3 trứng mỗi lứa. Trứng nở sau từ 16 tới 22 ngày. Sau đó, chim non sẽ rời tổ từ 16 đến 30 ngày tuổi.

Kính Vạn Hoa 11: Theo Dấu Chim Ưng

Số lần đọc/download: 4370 / 99

Cập nhật: 2015-10-05 05:55:43 +0700

– Ôi, anh đi đâu mà giờ này mới về? Em và anh Tiểu Long đợi anh dài cổ luôn!

– Ðợi anh lâu quá, ảnh về rồi! Ảnh bảo là chiều ảnh qua!

Rồi Mạnh cầm tay ông anh lắc lắc:

– Nãy giờ anh đi đâu thế?

– Tao đi truy lùng “đảng Chim Ưng”!

– Thôi mà! Anh cứ chọc em hoài!

– Mày không tin thì thôi! Tao đi tắm đây!

Nói xong, Quý ròm bước vụt vào nhà.

Từ đó cho đến lúc ngồi vào bàn ăn, Mạnh cứ tò tò đi theo Quý ròm. Nhưng mặc cho nó hỏi, Quý ròm không đáp, chỉ nhe răng cười ruồi.

Cho đến khi leo lên giường nằm ngủ trưa thì Mạnh không nhịn được nữa. Nó giật mạnh chiếc gối dưới đầu Quý ròm:

– Làm gì anh cứ úp úp mở mở thế?

Quý ròm giằng chiếc gối lại, mắt hấp háy:

– Úp mở gì đâu! Tao đã nói là tao đi truy lùng “đảng Chim Ưng”, ai bảo mày không tin chi!

– Em không tin! – Mạnh vùng vằng.

Không tin thì kệ mày!

Nói xong, Quý ròm vòng tay lên đầu giữ khư khư chiếc gối, nhắm mắt vờ ngủ.

Thấy không làm gì được ông anh, Mạnh lạ giọng năn nỉ:

– Anh kể em nghe đi! Hồi trưa anh đi đâu vậy?

– Thằng này lạ thật! – Quý ròm dập chân xuống giường – Khi mày hô hoán là có một cái “đảng Chim Ưng” đang hoạt động, tao không tin thì mày giận tao, bây giờ đến lượt tao tin thì mày lại không tin tao!

Cho đến lúc đó, Mạnh vẫn tưởng Quý ròm cố tình giễu cợt nó. Chính nó là người đầu tiên nghi vấn về những tấm hình chim ưng trên cặp sách của tụi học trò trường Hoạ Mi nhưng từ khi tận mắt mục kích cảnh thằng Khánh bị bọn Bò Trổng Bò Lục cho “đi tàu bay” thì Mạnh đâm ra nghi ngờ chính những nghi ngờ của mình. Vì vậy, nghe Quý ròm cứ một điều “đảng Chim Ưng” hai điều “đảng Chim Ưng”, Mạnh nhột nhạt khôn tả. Nó có cảm giác nó bị nhạo báng.

Ấm ức và giận dỗi, Mạnh không thèm hỏi han nữa. Quý ròm nằm im, nó cũng nằm im. Quý ròm vờ ngủ, nó cũng vờ ngủ. Một lát Quý ròm ngủ thật, nó cũng ngủ thật lúc nào không hay.

Tiểu Long đến khi cả hai còn ngáy khò khò.

Biết Quý ròm là “vua ngủ”, đụng đến nó thế nào cũng bị nó cằn nhằn nhức óc, Tiểu Long quay sang khều Mạnh, miệng kêu khẽ:

Mạnh mở mắt và khi nhận ra Tiểu Long, nó chồm dậy:

– A, anh Tiểu Long!

Tiểu Long đưa tay lên miệng:

– Khẽ thôi! Anh Quý ròm về nhà khi nào thế?

– Hồi trưa! – Mạnh hạ giọng – Anh đi khoảng mười lăm phút thì ảnh về!

– Em hỏi ảnh nhưng ảnh không nói.

– Không nói? – Tiểu Long giương mắt ếch.

– Ảnh chỉ trêu em thôi! – Mạnh nhăn nhó – Ảnh bảo là ảnh đi… truy lùng “đảng Chim Ưng”.

– Tao trêu mày làm cái cóc gì! – Giọng Quý ròm đột ngột vang lên, vừa nói nó vừa ngồi bật dậy trước ánh mắt sửng sốt của Tiểu Long và Mạnh – Cái vụ “đảng Chim Ưng” do chính miệng thằng Khánh nói ra chứ đâu phải tao bịa.

– Thằng Khánh? – Miệng Mạnh há hốc.

– Thì ra vậy! – Tiểu Long gật gù – Té ra hồi trưa mày bám theo thằng Khánh!

– Dĩ nhiên là vậy chứ “té ra té vô” gì nữa! – Quý ròm hừ mũi – Nếu không phải bám theo nó thì chẳng lẽ tao chui xuống đất?

Tiểu Long đưa tay quẹt mũi:

– Thế thằng Khánh thú nhận những tấm hình chim ưng dán trên cặp sách của tụi học trò là dấu hiệu của một băng đảng bí mật thật à?

– Ðây là một băng “bảo kê”, do một đứa có tên là Dũng cò làm thủ lĩnh. Bọn học trò đứa nào chịu nộp “lệ phí” cho nó mỗi tuần hai ngàn sẽ được nó cho phép dán dấu hiệu chim ưng lên cặp.

– Và bọn trấn lột khi thấy dấu hiệu của Dũng cò sẽ không dám gây sự?

Quý ròm chưa kịp gật đầu thì Mạnh đã hí hửng vọt miệng:

– Thấy chưa? Ngay từ đầu em đã đoán trúng phóc!

– Mày đoán giỏi lắm! – Quý ròm bật ngón tay cái lên khen Mạnh – Nhưng có một chuyện mày không đoán ra! Ðó là thằng Khánh đã sử dụng con chim ưng giả!

– Chim ưng giả? – Cả Mạnh lẫn Tiểu Long cùng bật hỏi.

– Ðúng vậy! Thằng Khánh không chịu nộp tiền cho Dũng cò nhưng vì sợ tụi Bò Trổng Bò Lục quá mức nên tự động mua hình chim ưng lén lút dán lên cặp. Thế là nó bị “lòi đuôi”!

– Hèn gì! – Mạnh mừng rỡ – Thế mà hồi trưa thấy tụi Bò Lục Bò Trổng hè nhau véo tai thằng Khánh, em cứ tưởng là mình đoán sai. Hóa ra có thật! – Rồi nó vỗ vỗ trán – Bây giờ em mới hiểu tại sao tụi thằng Tùng bảo em về Vũng Tàu hẳng mua cặp. Tụi nó sợ em xách chiếc cặp có hình chim ưng đi lơn tơn ngoài phố, rủi đụng đầu Dũng cò hoặc tụi Bò Lục Bò Trổng sẽ sinh chuyện rắc rối!

Ðang cơn hào hứng, Mạnh chồm người tơi trước thò tay đập đập lên đầu gối ông anh:

– Vậy ngày mai ba anh em mình đi kiếm Dũng cò đi!

Nhưng Quý ròm làm Mạnh xuôi xị:

– Ngày mai chưa được!

– Sao lại chưa được? – Mạnh gãi gáy.

– Thứ nhất là mình không biết Dũng cò đang trú ngụ ở đâu, thậm chí cả mặt mũi nó mình cũng chưa biết! Thứ hai, mình cũng chưa có bằng chứng gì về những hoạt động “ngoài vòng pháp luật” của nó!

– Sao lại không có bằng chứng! – Mạnh kêu lên – Bằng chứng chính là thằng Khánh! Mình sẽ lôi thằng Khánh ra đối chất…

– Vô ích! – Quý ròm cắt ngang – Chắc chắn lúc đó thằng Khánh sẽ chối phăng những gì nó nói!

– Sao thế? – Mạnh chưng hửng.

– Bộ mày tưởng thằng Khánh “oai hùng” lắm chắc! – Quý ròm cười khảy – Hồi trưa nó đâu có chịu hé môi về “đảng chim Ưng”. Tao phải dò hỏi vòng vèo cả buổi nó mới chịu vô tình hở ra một tẹo.

– Như vậy rõ ràng tụi nhóc đã bị Dũng cò hăm dọa.

– Bọn học trò trường Họa Mi đứa nào cũng nhát cáy. Ngay cả tụi thằng Tùng khi thấy ba đứa mình xuất hiện ngăn cản bọn trấn lột cũng sợ hãi chạy dài. Tụi nó sợ hai thằng Bò Lục Bò Trổng phát hiện ra sự quen biết giữa hai bên sẽ tìm cách trả thù tụi nó.

– Thế bây giờ mình phải làm sao?

Quý ròm chém tay vào không khí:

– Tiếp tục theo dõi tụi Bò Lục Bò Trổng! Khoan đụng đến “đảng Chim Ưng”! Hễ tụi mình “triệt” được bọn trấn lột, hoạt động “bảo kê” của Dũng cò sẽ không còn lý do để tồn tại, lúc ấy “đảng Chim Ưng” sẽ tự động tan rã.

– Hay đấy! – Tiểu Long đấm hai tay vào nhau – Tao cũng đang định đi tìm tụi Bò Lục Bò Trổng đây.

Thế là trưa hôm sau tụi Quý ròm bốn đứa tiếp tục bí mật bám theo tụi thằng Tùng. Sở dĩ tác giả viết “bốn đứa” bởi vì lần này ngoài Quý ròm, Tiểu Long và Mạnh ra còn có thêm một nhân vật mới: Văn Châu.

Văn Châu có mặt là do yêu cầu của Tiểu Long. Hôm trước, sau khi bàn bạc đâu đó xong xuôi, Tiểu Long thình lình quẹt mũi “cảm thán”:

– Cuộc đụng độ kỳ này với bọn trấn lột sẽ rất ác liệt!

– Dĩ nhiên rồi! – Mạnh phấn khởi hùa theo.

Thấy Mạnh không hiểu ý mình, Tiểu Long gãi cổ, “cụ thể”:

– Tụi nó chắc chắn sẽ không chỉ có hai đứa!

– Thì bên mình cũng đâu phải hai đứa! Tụi mình ba người lận mà!

Chẳng lẽ bảo bên mình ba người nhưng hết hai người chuyên làm rối chân rối cẳng người thứ ba, Tiểu Long đành nhăn nhó nói lòng vòng:

– Nhưng tụi nó chắc gì đã ba đứa! Biết đâu ngoài Bò Lục Bò Trổng ra, còn có thêm sáu, bảy đứa khác!

Thằng Mạnh hăng tiết vịt có thể không hiểu tâm sự của Tiểu Long nhưng tinh ý như Quý ròm chỉ nghe thoán qua đã biết Tiểu Long muốn gì. Nó tủm tỉm nhìn bạn:

– Mày sợ đánh không lại tụi nó hả?

– Hai thằng Bò Lục Bò Trổng đều có võ! – Biết Quý ròm đi guốc vào bụng mình, Tiểu Long đỏ mặt phân trần – Nhỡ những đứa kia…

– Thôi, đủ rồi! – Quý ròm láu lỉnh ngắt lời – Tóm lại mày muốn kêu thêm “viện binh” chứ gì?

– Ừ! – Tiểu Long hít vào một hơi – Tao muốn rủ thêm Văn Châu!

– Văn Châu? – Quý ròm há hốc miệng:

– Văn Châu thì sao?

– Chả sao cả! – Quý ròm liếm môi – Nhưng làm sao nó có thể chuồn ra khỏi nhà đi theo tụi mình được?

Thắc mắc của Quý ròm khiến Tiểu Long bất giác thộn mặt ra. Ừ nhỉ, hoàn cảnh của Văn Châu đâu có giống tụi mình! Ba mẹ nó khó ơi là khó, suốt ngày cứ giữ rịt nó trong nhà, chẳng cho đi chơi đâu. Lại thêm chị Ngọc Diệu và thằng Bạch Kim kè kè bên cạnh, Văn Châu có muốn lỉnh ra ngoài cũng chẳng dễ. Tiểu Long trầm ngâm mộ thoáng rồi khẽ tặc lưỡi:

– Chiều nay cứ đi gặp nó thử xem! Biết đâu nó có thể chuồn ra khỏi nhà vào buổi trưa. Tao nghĩ giờ đó mọi người trong nhà nó đã đi ngủ cả.

Ba đứa kéo nhau tới nhà Văn Châu ngay trong chiều hôm đó. Cả bọn đứng thập thò trước cánh cổng sắt một lát đã trông thấy chị Thắm.

Chị Thắm cũng vừa thấy bọn trẻ. Quý ròm chưa kịp lên tiếng gọi, chị đã tất tả bước ra:

– Ôi, lâu quá mới thấy các em đến chơi!

Tiểu Long nhoẻn miệng cười:

– Văn Châu có nhà không chị?

Chị Thắm đánh mắt về phía tòa biệt thự:

– Có! Ðể chị đi kêu!

Văn Châu vô cùng mừng rỡ khi gặp lại bọn Quý ròm. Nó vừa phóc ra cổng vừa toét miệng cười, chả giống chút nào với nhỏ Văn Châu lạnh lẽo thường ngày:

– Ô, các bạn đi đâu đây?

Quý ròm không buồn nhập đề theo lối “lung khởi” quen thuộc, nó trầm giọng:

– Tụi này tính rủ bạn đi đánh nhau.

– Ðánh nhau? – Cặp mắt Văn Châu tròn xoe.

Văn Châu lắc mái tóc ngắn ngủn:

– Ðánh nhau với ai vậy?

– Ðánh nhau với bọn trấn lột học trò.

Rồi không đợi Văn Châu hỏi tiếp, Tiểu Long phẫn nộ kể tội hai “hung thần” Bò Lục và Bò Trổng. Câu chuyện của Tiểu Long làm Văn Châu nổi gan. Nó nghiến răng ken két:

– Không thể để cho bọn này lộng hành như vậy được!

– Dĩ nhiên rồi! – Văn Châu hăm hở.

– Thế nhỡ ba mẹ bạn…

– Không sao! – Văn Châu so vai – Buổi trưa tôi đi chẳng ai biết đâu!

Mình đoán mò hóa ra trúng phóc! Nghe Văn Châu nói vậy, Tiểu Long sung sướng nhe răng cười. Quý ròm đứng cạnh mặt cũng tươi như hoa.

Trong bọn chỉ có Mạnh là ngơ ngác. Cho đến khi về tới tận nhà nó vẫn ngẩn ngơ tự hỏi: “Chả rõ thằng Văn Châu này võ nghệ giỏi đến cỡ nào mà hai ông anh mình có vẻ ưu ái thế không biết”.

11 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Qua Phân Chim

Để chẩn đoán bệnh của chim nhanh nhất là dựa vào tình trạng phân chim. Việc kiểm tra lồng chim hàng ngày có thể cho bạn biết chim bị căng thẳng hoặc sắp bị bệnh, để báo động cho bạn chuẩn bị những biện pháp chăm sóc đúng đắn và kịp thời.

Từ đó, bạn có thể biết rõ tình trạng phân chim có bình thường hay không? Và nếu có gì bất thường thì nhanh chóng tìm cách chữa trị.

Phân là những chất thải rắn được thải ra từ hệ thống tiêu hoá của chim.

Cũng như động vật có vú, nước tiểu được tạo ra từ thận.

Thận của loài chim cũng thải ra chất urate, tức là axit uric cô đặc (là một chất thừa tạo ra trong quá trình bẻ mạch protein)

Phân, nước tiểu và urate được tập hợp ở lỗ huyệt, là điểm tận cùng của hệ thống tiêu hoá, nước tiểu và đường sinh sản. Ba chất thải thường đi ra ngoài cùng một lúc như là một đống phân.

Mặc dù, phân chim nhanh chóng bị lão hoá và khi phân bị lão hoá các chất hoà vào nhau làm cho chúng ta khó mà chẩn đoán đúng.

Những đặc tính của phân chim bình thường là:

Phân chim không có mùi

Tuỳ theo loại chim và chế độ ăn uống mà phân đặc và có màu nâu sậm hoặc xanh. Nếu bữa ăn chính là hạt thì phân sẽ có màu xanh đậm, trong khi nếu bữa ăn chính là thức ăn công nghiệp (thức ăn chế biến sẵn dạng viên), phân sẽ có màu của hạt thức ăn. Khi phân khô, nó thường có màu đen.

Nước tiểu trong suốt

Thông thường chim vẹt đuôi dài thải 35 đến 50 đống phân một ngày, trong khi loài chim lớn hơn lại thải ra ít hơn. Chim ăn phấn hoa như loài vẹt Lory (Ấn Độ, Úc) có số lượng lớn là phân lỏng hơn.

Bạn cần có khả năng phân biệt được giữa sự thay đổi nhiệt độ, ví dụ như về bệnh tiêu chảy. Cũng như sự thay đổi màu sắc, khối lượng, độ đặc và số lượng phân chim thải.

Một vài dấu hiệu bất thường của phân chim bao gồm:

Phân có màu hơi nhạt, màu vàng mù tạt, màu nâu gỉ sét, hoặc có lẫn máu.

Phân lớn khác thường hoặc phân có kết cấu không mịn, nhiều nước hoặc mềm xốp

Phân có chứa thức ăn không tiêu hoặc có mùi hôi

Nước tiểu có màu

Urate có màu vàng hoặc xanh lá

Có sự tăng, giảm đáng kể số lượng phân mà chim thải ra

Thay đổi màu sắc của sạn urat (phần thường có màu trắng chứa trong phân chim), nước thiểu (phần trong suốt), hoặc phần phân còn lại.

Thay đổi trong độ rắn: lỏng (lượng nước tiểu tăng), phân lỏng (tiêu chảy), phân rắn (táo bón)

Phân có chứa máu

Phân có chứa thức ăn chưa được tiêu hoá

Sạn urate tăng

Để tránh hiểu những dấu hiệu sai, cần phải kê khai bữa ăn gần nhất của chim:

Cây việt quất hoặc cây củ cải đường sẽ thay đổi đáng kể màu sắc của phân chim cảnh. Thức ăn có nhiều nước như trái cây, rau củ sẽ gia tăng lượng nước tiểu.

Sotaynongnghiep.com mong rằng các bạn đã có được những kinh nghiệm cảnh báo bệnh của chim qua việc quan sát phân chim hàng ngày.