--- Bài mới hơn ---
Quần Tây Bị Xù Lông Phải Làm Sao Đây?
Làm Sao Để Phân Biệt Trúng Gió Và Đột Quỵ Não?
Sau Khi Phu Quân Bị Trúng Gió
Chiêm Bao Mơ Thấy Chim Quốc Đánh Số Đề Con Gì?
Mơ Bắt Được Chim Đánh Con Gì?
Gà sã cánh, bỏ ăn, xù lông là một trong những bệnh phổ biến mà nhà nông quan tâm. Đặc biệt xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường hoặc sau mùa lũ lụt. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh, nghiêm trọng hơn là có thể gây chết cả đàn gà. Vậy có cách nào để khắc phục hay không?
Biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Loại bệnh này còn có tên khác là Newcastle (bệnh gà rù). Theo đó, đặc điểm của nó được liệt kê cụ thể như sau:
– Gà có biểu hiện cánh rũ, bỏ ăn, lông gà xù đi, mào gà bị thâm
– Phân chảy, có nước loãng trắng như vôi
– Có dấu hiệu chảy nước mũi, thở khò khè, đứt quãng
– Có con đầu vẹo ra sau, thân lệch sang bên
– Diều gà căng bóng
Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Bệnh này do siêu vi rút Paramixovirus gây ra. Thường vi rút này sống trong chuồng nuôi từ 13 đến 30 ngày. Những con gà khỏe sẽ bị lây bệnh từ gà ốm qua đường hô hấp, tiêu hóa. Tất cả các giống gà đều có thể mắc bệnh gà rù. Trường hợp nặng, có thể làm chết đến 100% số lượng gà trong chuồng nuôi.
Khắc phục gà sã cánh, bỏ ăn, xù lông
– Bao vây ổ dịch: Ngay lập tức cần cách ly gà bệnh và gà khỏe, phân công người chăm sóc riêng cho từng khu gà. Nên đảm bảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để tránh lây lan bệnh.
– Xử lý gà bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y: Các bộ phận của gà bệnh như lông, lòng, mề hoặc gà bệnh nguyên con (đã chết) cần chôn thật sâu, rắc vôi bột để khử trùng.
– Phòng bệnh cho gà khỏe: Với đàn gà khỏe được cách ly, bà con nên nhỏ Lasota (với trường hợp gà con dưới 1 tháng tuổi) hoặc tiêm vacxin gà rù Newcastle hệ I (đối với gà trên 30 ngày tuổi).
– Vệ sinh chuồng: Thực hiện tổng vệ sinh mỗi ngày và cả đồ dùng chăn nuôi
– Bổ sung thêm vitamin và các kháng sinh khác: Để phòng bệnh thứ phát xâm nhập
– Nên cho gà uống nước vôi trong: Mục đích cải thiện tình trạng diều căng bóng do độ axit cao.
Cung cấp thuốc bổ tăng sức đề kháng
Ngoài các lí do đã nêu trên, gà còn có thể nhiễm khuẩn E.coli. Vì thế, bà con có thể dùng thêm kháng sinh bệnh chúng tôi như: Colimox hoặc Ampi – Coli…
Bên cạnh đó, để gà ổn định sức khỏe, bà con nên sử dụng thêm các thuốc bổ gan, thận, thuốc giải độc gan. Những loại thuốc này sẽ góp phần tạo thêm sức đề kháng cho gà.
Chúc đàn gà của bà con khỏe mạnh, phát triển tốt và cho năng suất cao!
Đàn gà nhà tôi 01 tháng tuổi, có 1, 2 con có biểu hiện sã cánh, bỏ ăn (chưa phát hiện thêm gì khác). xin chuyên gia cho biết đây là biểu hiện của bệnh gì?
– Kiểm tra lại lịch dùng VACXIN GUMBORO và LASOTA. Nếu chưa nhỏ thì cần nhỏ luôn.
-Nếu trong khu vực có bệnh cúm gia cầm thì cần tiêm VACXIN CÚM GIA CẦM khi gà 15 ngày tuổi.
– Ngoài ra, gà cũng có thể mắc bệnh do vi khuẩn E.coli, nếu có thêm biểu hiện tiêu chảy, khó thở.
– Nếu gà chưa bỏ ăn, bổ sung VITAMIN + MEN TIÊU HÓA
-Nếu gà đã bỏ ăn:
+ Tách riêng con yếu và tiêm LINCOSPECTO
+ Điều trị toàn đàn, dùng DOXYCICLIN + GENTAMICIN hoặc OXYTETRACILIN hòa vào nước hoặc trộn với thức ăn cho gà, theo hướng dẫn của nhà sản xuất
+ Bổ sung: VITAMIN + MEN TIÊU HÓA + thuốc sợ sức, trợ lực cho đàn gà
Video hướng dẫn
--- Bài cũ hơn ---
Mẹo Xử Lý Nhanh Chóng Giúp Áo Hoodie Không Bị Xù Lông
Cách Giặt Áo Khoác Dạ Không Bị Xù Lông
5 Phương Pháp Thần Thánh Giúp Áo Thun Hết Bị Xù Lông
Chim Sẻ Bay Vào Nhà Là Điềm Gì & Kiêng Kỵ Cần Phải Tránh Gấp
Mơ Thấy Chim Bay Vào Nhà Chiêm Bao Thấy Chim Bay Vào Nhà Đánh Con Gì