Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vành Khuyên Chân Huyết Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Vành Khuyên Ăn Gì ? Đặc Điểm Của Chim Vành Khuyên

Chim vành khuyên hay còn được dân gian gọi là chim khuyên, khuyên có tên tiếng anh là Zosteropidae là một trong số các loài chim bắt nguồn ở Châu Phi. Có gia phả gần với loài chim Sẻ. Chúng phân bố nhiều nhất tại các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương

Đặc điểm của chim vành khuyên

Chim vành khuyên là loài chim có thân hình bé nhỏ tương tự như chim sâu. Chim khuyên có kích thước cơ thể không được to nhưng trái ngược với thân hình đó thì chúng có đôi chân rất chắc khỏe. Đầu tròn, đôi mắt hơi xếch, bọc xung quanh vùng mắt là một vòng tròn màu trắng. Đây là điểm khác biệt rõ ràng, dễ xác định nhất của chim khuyên với các giống chim còn lại.

Ở thị trường chim chóc hiện nay của nước ta chim vành khuyên được giới chơi chim chia làm 3 loại chính là: chim khuyên nâu, khuyên xanh và chim khuyên vàng

Chim vành khuyên nâu chim vành khuyên nâu thường xuất hiện nhều nhất tại Trung Quốc, cũng như các tỉnh Phía Bắc Việt Nam ta.Những chú chim thuộc giống chim này có thân hình đồ sộ, nhưng giọng hót lại không được trong trẻo và thánh thót như những đồng loại khác.

Chim vành khuyên xanh là loài chim thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc và Nam Trung Bộ. Mặc dù được sở hữu một thân hình bé nhỏ nhưng lại được tạo hóa ưu đãi cho giọng hót lại vô cùng nội lực, thánh hót và bắt tai

Chim vành khuyên vàng giống chim này chỉ sống được ở những môi trường có điều kiện khô nắng nóng vừa phải. Nên bạn sẽ thường thấy chúng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam nước ta. Giọng hót của loài chim này thì khỏi phải bàn cãi vì rất bắt tai. Nếu so sánh với chim vành khuyên xanh thì đúng là hai đối thủ một chín một mười không thể so sánh được.

Cách phân biệt chim khuyên trống và mái

Để phân biệt được đâu vành khuyên trống và vành khuyên mái thì có rất nhiều cách. Tuy nhiên, đặc điểm xác định rõ ràng và chính xác nhất là dựa vào màu sắc lông và giọng hót của chúng.

Phân biệt chim khuyên dựa vào màu lông: Tương tự như các giống chim kiểng khác.

Chim khuyên trống có màu sắc tươi tắn và sặc sỡ hơn chim mái. Đặc biệt rõ rệt là ở trên lưng có màu xanh lá mạ, phần đầu có màu vàng ánh kim. Còn ngược lại, chim mái thì có màu xanh trên lưng và có phần tối không được tươi.

Đuôi ở lông và phần lông từ cổ tới yếm chim đực cũng có màu vàng đậm, còn ở chim cái thì trái ngược hoàn toàn lại, lông đuôi và lông yếm cổ có màu vàng nhạt hao hao gần như màu nõn chuối.

Phần lông bụng dưới của chim đực có màu trắng tinh khôi, không bám bẩn. Còn ở chim cái thì màu trắng cháo lòng.

Chế độ nuôi chim khuyên xuống lông là giai đoạn chim vành khuyên vô cùng mệt mỏi cũng giống như sức đề kháng cực kì yếu kém. Chúng thường không ăn gì, hay chỉ đứng im một chỗ đầu gục xuống. Lúc này người nuôi chim cần bảo vệ và che chắn lồng nuôi một cách cẩn thận, chú đáo, tỉ mỉ nhất. Hạn chế để gió lùa vào khiến chim bị bệnh cảm lạnh, đồng thời bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thức ăn đầy đủ dinh dưỡng như hoa quả, thức ăn tươi.

Chế độ nuôi vành khuyên mọc lông ở giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng, nó quyết định rất lớn tới màu sắc của lông khi chim trưởng thành. Thế nên, lời khuyên trong giới chơi chim là người nuôi nên chịu khó mua thêm trứng, hoa quả chín, nhộng để bồi bổ chúng cách tốt nhất. Đặc biệt, cũng nên tập cho chim có thói quen tắm nắng 30 phút mỗi ngày để kích thích lông mọc nhanh, đẹp và chuẩn xác hơn.

Chế độ nuôi chim khuyên khi chưa căng thường thì sau hơn 1 tháng chim khuyên mọc lông chúng sẽ bắt đầu cất giọng hót và hót rất yếu ớt. Để chim nhanh chóng căng lửa thì khẩu phần dinh dưỡng bạn nên tìm hiểu cẩn thận, nên mua chút bột tép, đường, strongboy. Chú ý thời điểm này bạn cần tránh cho khuyên ăn hoa quả.

Chế độ nuôi chim vành khuyên đang căng lửa đây được coi là giai đoạn nuôi chim khuyên khó nhất. Người nuôi phải cần đặc biệt cẩn trọng khi cho chim ăn cũng như cần tránh cho chim đi dượt quá nhiều.Trung bình nên đưa chim vành khuyên đi khoảng 1 tuần 2 lần là hợp lí nhất.

Nguồn : https://biggerpenisxxl.info/

Giữ Lại Tiếng Hót Vành Khuyên

Những chú chim vành khuyên nhỏ chỉ bằng quả cau, khoác trên mình bộ lông xanh mượt, đôi mắt tròn vo viền một vành trắng giống như chiếc khuyên tai được nuôi và tuyển chọn rất công phu. Có thể trong hàng trăm con, mới chọn được một con có giọng hót chuẩn ở cung bậc cao ríu rít như vỡ bung ra trong nắng vàng khiến cho lòng người dịu lại sau những căng thẳng, lo âu về cuộc sống bộn bề.

Cùng một sở thích, những người nuôi chim vành khuyên ở Thành phố Thái Bình đã thành lập Câu lạc bộ với hơn 50 hội viên, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp. Ngoài sở thích nuôi chim vành khuyên, các hội viên còn giúp nhau trong công việc làm ăn, nâng đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày. Hàng tuần, các hội viên trong CLB gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm thuần dưỡng chim khuyên.

Hoạt động của CLB cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi Thành phố Thái Bình. Những cuộc thi “Tiếng hót chim Vành khuyên” liên tỉnh thường xuyên được tổ chức với có khoảng 200 – 300 lồng chim tham gia. Giải nhất liên tỉnh trị giá gần bốn chục triệu đồng. Hội viên CLB còn thường xuyên tổ chức thi giọng hót của chim vành khuyên tại Công viên Thành phố. Cuộc thi thu hút đông người đến thưởng thức giọng hót của vành khuyên. Có người đến hội thi để tận hưởng thành quả lao động của mình đối với việc nuôi và thuần dưỡng chim. Có người đến chỉ để thưởng ngoạn tiếng chim lảnh lót, ríu ran của vành khuyên mà cuộc sống ồn ào đô thị không dễ kiếm tìm được.

Nghề chơi nào cũng lắm công phu. Nuôi và thuần dưỡng được một chú chim vành khuyên công phu hơn nhiều. Có người mua hàng chục con về nuôi, sau đó chọn những con chim mình thon, đầu to, trán rộng, mỏ vàng, hàm sâu, dáng điệu nhanh, nhảy nhót, bật cành, sắc lông mượt mà. Giọng hót là một tiêu chuẩn quan trọng. Giống chim khuyên miền Trung thường có giọng hót hay, ở cung bậc cao, ngân dài. Chim khuyên miền Bắc giọng hót không vang bằng miền Trung nhưng bù lại tính chiến đấu, bảo vệ lãnh thổ rất cao. Chúng có thể hiên ngang đứng hót triền miên giữa những chú chim khác có số lượng áp đảo.

Giá một chú chim vành khuyên đạt giải thưởng trong các kỳ thi cũng là chuyện đáng phải bàn. Bình thường, một chú chim được chọn về nuôi chỉ có giá vài chục ngàn đồng, sau khi thuần dưỡng, chú chim thể hiện “bản lĩnh” kiên cường, bất chấp chỗ đông người, chú đứng “líu” không mệt mỏi, chất giọng vang xa là có thể đem lại cho “ông chủ” vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, nếu như chú chim này đoạt giải tại hội thi. Cũng có khi, một chú chim vành khuyên vừa đạt giải cao trong các kỳ thi, vừa có bộ lông đột biến, khiến cho chú trở thành “chim độc” thì giá có thể đến vài trăm triệu. Lồng chim bình thường bằng tre có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, nếu chạm trổ cầu kỳ lại thêm trang sức ngà voi nạm vàng có thể từ vài triệu đến vài trăm triệu. Máng cho chim ăn, ống cho chim uống nước cũng vì thế mà cầu kỳ không kém.

Nuôi chim và chơi chim cảnh vốn là thú chơi tao nhã. Hoạt động của Câu lạc bộ nuôi chim Vành khuyên Thành phố Thái Bình ngoài yếu tố phù hợp với điều kiện môi trường và sở thích của người yêu thích sinh vật cảnh còn cần có hướng dẫn theo hướng lành mạnh và bảo vệ môi trường sống quanh ta.

Chơi Và Nuôi Chim Vành Khuyên

Vành khuyên có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australia. Chúng cũng sinh sống trên phần lớn các hòn đảo của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tại Việt Nam có 3 họ:

Chim vành khuyên nâu: Sống tại các tỉnh miền nam Trung Quốc (Giáp các tỉnh miền Bắc nước ta) và các tỉnh phía bắc. Chim có hình dáng to nhưng giọng hót không hay chính vì vậy rất ít người nuôi.

Chim vành khuyên xanh: Sống tại hầu hết các tỉnh bắc trung bộ, trung bộ, nam trung bộ. Chim có hình dáng thon nhỏ và có giọng hót rất hay.

Chim vành khuyên vàng: Sống tại các tỉnh miền nam nước ta. Chim có giọng hót rất hay nhưng tinh thần hót đấu không bằng chim vành khuyên Xanh.

Lựa chọn chim vành khuyên

Để chọn được chim vành khuyên hót người chơi chim thường chọn những chú khuyên có đầu to, trán rộng, mắt xếch lên trên phía đỉnh đầu.

Nên chọn những chim khuyên mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi. Đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót và hót nhiều.

Chim vành khuyên hay phải là những chú chim thường đứng giữa cầu (thanh giữa lồng, làm chỗ cho chim đứng), giọng lảnh, to, dài và có tính ganh đua với đồng loại… Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp.

Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng.

Cách phân biệt chim trống chim mái

Để phân biệt chim trống chim mái có rất nhiều cách như:

– Phân biệt khuyên theo màu lông:

+ Chim trống thì có màu lông tươi hơn và đẹp hơn chim mái ở những đặc điểm như lông trên lưng có màu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim, chim mái thì màu xanh xỉn hơn trông không được tươi tắn.

+ Lông đuôi phía dưới và lông cổ chim trông có màu vàng tươi, chim mái màu lông ở cổ và lông đuôi dưới thì có màu vàng nhạt giống màu nõn chuối.

+ Lông bụng phía dưới của chim trông có màu trắng sáng như cục bông, còn chim mái thì màu trắng hơi xỉn. Thường thì các con trông sẽ có vạch vàng dưới bụng tuy nhiên cũng có một số rất ít con mái có vạch vàng. Cách chọn này hiệu quả cũng không cao lắm chiếm 70%. Cách phân biệt chim vành khuyên trống mái của Trung Quốc

Cách phân biệt trống mái của Trung Quốc

– Phân biệt bằng tiếng kêu:

+ Khuyên trống thì có mấy loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Khuyên mái thì chỉ có một tiếng là tiếng đơn.

+ Khuyên trống âm thường đanh, cao và gắt hơn, khuyên mái thì âm không đanh và tiếng rất cộc. Chim trống siêng kêu hơn, còn khuyên mái thì ít. Lưu ý là có rất ít những con trống kêu giọng mái mà vẫn líu như thường. Cách phân biệt này là có tỉ lệ cao nhất so với các cách kia chiếm 95%.

Nuôi dưỡng và chăm sóc chim vành khuyên

Trước hết là chế độ nuôi chim xuống lông: trong thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế phải làm thế nào để chim ăn nhiều và các biện pháp đề phòng gió máy.

Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu).

Để đề phòng gió máy thì nên để chim ở những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho tắm nhiều.

– Chế độ nuôi chim mọc lông: Khi chim mọc lông, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ sung mạnh mẽ vào thời điểm này, cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn, vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng..

– Chế độ nuôi chim khi chưa căng: Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim chưa căng lửa, thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để chim có lửa chính vì thế nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như: bột tép, đường, bột sâu khô. Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể không cho ăn cũng được. Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa.

– Chế độ nuôi chim khi căng lửa: Đây là thời gian nuôi khó nhất. Chúng ta sẽ có 2 vấn đề cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt.

+ Về dinh dưỡng: Nếu để ý có thể thấy khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn, vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con.

+ Về chế độ đi dượt: Trong tuần thời đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều, 2 – 3 lần 1 tuần. Khi chim lên giàn, nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí, một thời gian sau nên cho lại gần hơn, chú ý khi gặp con nào quá máu lửa thì nên di cư chim nhà mình đi ngay. Khi bắt đầu quen với việc lên giàn thì có thể nói chúng ta đã có một chú chim để chơi thật sự.

Phòng trị bệnh cho vành khuyên

Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân gây bệnh là do thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc, lồng cóng bẩn thỉu không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày

Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.

Đối với bệnh nặng, cho chim ăn chuối, rút hết cám, nước uống trong 3 ngày (Mỗi ngày đưa thêm 3 con sâu gạo chia làm 3 buổi). Sau 3 ngày chuyển sang cám khoảng 2 tháng để chim ổn định lại đường ruột. chim vành khuyên ăn hoa quả

Bệnh về chân của chim

Ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

Nguyên nhân do chim nhảy bị vướng vào nan cửa lồng hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào (xiên chuối bằng sắt, bằng inox), hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.

Nên dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau đó dùng thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương, rút cầu chim hàng ngày rửa sạch và bôi nhẹ mỡ tra mắt lên là được.

Bệnh ký sinh trùng

Lông chim xơ xác, lông rất ít không che phủ được thân chim, thỉnh thoảng chim nhảy cuồng loạn (không phải nhảy do hoảng loạn vì tác động từ phía ngoài lồng gây ra).

Nguyên nhân là do ký sinh trùng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu của chim, do lồng cóng không sạch sẽ, khỗ ráo, lây bệnh từ những con chim khác.

Đốỉ với chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào tối da của chim). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim, Ngoài ra ta phải cọ rửa lồng sạch sẽ và nhúng cả lồng cóng vào nước sôi già.

Bệnh tụ huyết trùng

Chim cứ ủ rũ, lim dim, khó thở, chân co rút, đi phân lỏng có nhốt và màu xanh.

Có thể chữa bằng cách dùng 1 – 2mg streptomycine hay kanamycine hoặc teramycine. Cũng có thể dùng 15ml nước pha đường 25% cho chim uống liên tục trong 4 ngày.

Chim Vành Khuyên !! Kỹ Thuật Nuôi, Chăm Sóc Vành Khuyên Hiệu Quả

Mặc dù giọng hót của chim vành khuyên không quá xuất sắc như họa mi. Nhưng nhìn chung chúng cũng rất hay. Mặc dù vẻ ngoài của chúng không hấp dẫn cho lắm (cỡ bằng con chim sâu).

Song tiếng hót lại có thể khiến nhiều người mê mẩn. Về cơ bản thì bạn nắm vững được kỹ thuật nuôi chim vành khuyên thì sẽ có được người bạn tri kỷ tuyệt vời đấy!

1. Chim vành khuyên là gì? nguồn gốc và đặc điểm

Tên tiếng anh của loại chim này là “Zosteropidae”. Bạn có thể bắt gặp chúng ở nhiều nơi trên thế giới.

Nếu chưa nhìn lần nào thì rất dễ lầm chúng với chim sâu. Thân hình nhỏ nhắn, lông màu vàng chanh, quanh mắt có 1 dải lông nhỏ màu trắng, nhảy nhót chụp lồng,…. Từ những điều này thôi cũng khiến nhiều người dè chừng khi định nuôi chúng. Bởi họ sợ bỏ công sức, tiền bạc nuôi 1 giống chim “rẻ tiền” quá lãng phí.

Nhưng nếu nhìn kỹ, vành khuyên sẽ khác hơn 1 chút. Thân chúng to hơn 1 chút chân cũng cao hơn. Và nhất là đòn cũng dài hơn nữa.

Có 2 loại khuyên vàng và khuyên xanh. Người ta phân biệt dựa vào lông ở ức và bụng trước. Khuyến vàng thì có lớp lông ở 2 phần đó óng lánh rất thích mắt. Còn khuyên xanh thì lông màu xanh lục đúng như tên gọi.

Bạn chú ý quan sát con nào mình thon thả, đòn dài lại có hàm dưới hơi bạnh là chim trống. Chim mái thì thân hình mập mạp hơn. Và chân chim trống cao hơn chân chim mái.

Nhiều người thì dựa vào tiếng kêu để phân biệt. Chim trống thì hay hót, âm vực cao nhưng tiếng lại gắt. Còn chim mát thì ít kêu giọng cũng trầm hơn.

Chim trống chưa đủ lửa và khuyên mái đều có 1 kiểu kêu là “Chép! Chép!”. Chính vì thế người mới nuôi hay nhầm lẫn và dễ chán.

Không khác với các loại chim rừng khác. Khi mới đưa về chúng cũng rất nhát. Thường xuyên nhảy loạn tìm chỗ bay đi.

Đầu tiên khi mua về bạn cũng cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Trong lồng chuẩn bị đầy đủ nước uống và thức ăn. Thức ăn của chúng là bột đậu xanh.

Cứ như vậy vài ngày thay cào cào với chuối cho chim ăn. Khi thấy chim dạn sẽ hé 1 chút áo lồng. Thấy chúng ăn bột đậu được rồi thì bỏ bớt chuối ra là được.

Loại chim khuyên bổi ưa tắm nên bạn cho chúng tắm hằng ngày không sao cả. Nhiều khi, nhờ vậy mà chúng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn. Từ đó chim cũng dạn dĩ và nhanh lớn hơn.

Loại này chúng sẽ không hót cũng chẳng líu lo gì. Cùng lắm bạn chỉ nghe chúng kêu “chíp, chíp” mà thôi. Lúc này bạn cứ hiểu chúng đang sợ hãi là được.

Phải tới tận vài tháng sau, khi chúng quen rồi mới nghe chúng hót vài 3 câu rõ ràng. Lúc này chúng mới được coi là thuần hóa thành công.

2. Hướng dẫn nuôi chim vành khuyên và chăm sóc đúng cách

Chim vành khuyên mộc hay còn gọi là chim mới bắt từ rừng ra được chọn giống phải nhanh nhẹn. Mỏ của chim mỏng nhưng giọng phải to, rõ ràng. Nếu thấy tu cuồn cuộn thì là chim trống. Còn nếu không hót gì thì là chim mái vì tu của chúng nhỏ.

Giống các loại chim khác, khi mới mua về cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Những nơi đó cũng cần ít người qua lại để chim không bị sợ. Bởi dù sao mới thay đổi môi trường chúng còn rất nhát. Trong lồng nhớ để đầy đủ đồ ăn, nước uống cho chúng. Đồ ăn là bộ đậu xanh đảo trứng, chuối và cào cào. Đến khi chúng quen rồi mới hé lồng 1 chút cho chúng dần thích ứng môi trường mới.

Các bước nuôi chim sau đó qua các ngày nhìn chung giống nhau. Đến khi chim thay lông thì vẫn cho chúng ở nơi yên tĩnh và trùm áo lồng thường xuyên. Việc này giúp chim nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cũng như tránh gió gây hại.

Thức ăn rau của quả tươi hợp với chim vành khuyên là cam, chuối, dưa chuột, cà chua,… Chúng vừa giúp chim giải khát lại có đủ chất để chim có bộ lông mượt mà. Bạn chỉ cần xay nhỏ chúng rồi trộn với cám cho chim ăn là được. Với những quả như chuối, cam, cà chua thì bạn để nguyên miếng cho chúng ăn không sao.

Tầm 5,6 tháng bạn mới thấy chim hót vài 3 tiếng. Tiếng lúc này líu lo líu lô. Đây là lúc chúng đã thuần hóa. Muốn chim hót hay thì treo chúng ở gần lồng của những con có giọng hót hay là được.

Nếu vào mùa hè bạn cần thay nước cho chim 2 lần 1 ngày vì chúng vẩy nước tắm mát nhiều. Lồng nhốt chim cũng cần để ở nơi thoáng, có nắng nhẹ là được.

Nếu bạn thấy chim có biểu hiện xõa cánh, hốc hác, không dám uống nước thì phải thay ống nước ngay. Vì nước lúc này nóng nên chúng không uống được. Không thay sẽ dẫn đến việc chim bị tiêu chảy.

Bạn cũng cần chú ý chăm tắm cho chim. Mỗi lần tắm đều phải dọn dẹp chuồng cho sạch sẽ để chim không bị vỡ họa. Do thói quen ăn xong chúng hay quẹt mỏ vào nan lồng hoặc cầu. Nếu không làm sạch đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho chim. Hơn nữa thói quen của chúng là tắm xong sẽ dụi mặt vào cầu. Không làm sạch sẽ cầu chim dễ bị đau mắt.

Sang đông thời gian tắm là 2 ngày 1 lần là vừa đủ. Chú ý áo lồng kín để tránh gió lùa làm chim ốm rét.

Chim rất dễ mắc bệnh tụ huyết trùng. Loại bệnh này khiến chim rù đi, khó thở, chân co dúm, đi phân lỏng có nhớt. Lúc này bạn dùng thuốc streptomycine hay kanamycine với liều lượng 1-2mg điều trị bệnh cho chim.

Ngoài ra chúng cũng hay gặp bệnh ký sinh trùng. Không chỉ chim mà vật nuôi nào cũng dễ gặp phải. Dấu hiệu là lông xơ xác, rụng nhiều. Cái này là do ký sinh trùng bám vào lông. Lúc này bạn pha loãng vài giọt dầu hỏa rồi tắm nhẹ nhàng cho chim. Cùng với đó làm sạch lồng để loại ký sinh trùng đi.

3. Kết bài

Nhìn chung chim vành khuyên không phải giống lạ. Nuôi chúng cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần chú ý kỹ thuật nuôi chim vành khuyên mà chúng mình đã giới thiệu thì chắc chắn sẽ có kết quả. Lúc đó chú chim của bạn không những hót hay mà còn khỏe mạnh nữa đấy!

Cập nhật 30/06/2020