Top 15 # Xem Nhiều Nhất Vườn Chim Cảnh Đẹp Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chim Cảnh Đẹp Đà Nẵng

Chào anh em

Chơi chim chào mào thì có nhiều kiểu chơi.Có người thì nghe giọng hót,có người thì chơi tướng,chọn những chú chim tướng to,mào lân,họng bò,yếm khít…Nhưng kiểu chơi chim đi thi thường chiếm đa số hơn. Chọn chào mào đi thi cần các yếu tố như : chơi bền,chơi tỉnh chim,giọng hót to v

+Về tướng chim : Nên chọn những chú chim tướng nhỏ,dài đòn,mặt dữ.Thường những chú chim này chơi rất lâu.Chim tướng nhỏ con khi nhảy,chuyền cầu nhiều hơn những chú chim to con.Vì chim to con di chuyển chậm và nhanh đuối sức.Thường những chú chim thi đoạt giải đa số là chim nhỏ.Lúc mình mới chơi chim cũng hay chọn những chim to và thấy nó di chuyển khó khăn và chơi không bền.Ở miền Bắc đa số chim tướng to con,anh em xem chọn con nhỏ hơn những con đó,tướng dài,lông ôm gọn.

+Về cách chơi : Chọn những con tính lăng xăng,siêng chuyền cầu,nhảy cầu.Những con này thường không chơi cũng nhảy cầu,chuyền cầu.Cái này cũng tránh trường hợp khi đi thi bị đánh rớt do chim đứng 1 chỗ không chơi.Chọn chim chớp cánh nhẹ chứ đừng bung hết cánh,chim bung cánh chơi thời gian dài sẽ nhanh mệt và dừng chơi.

+Tính cách con chim : Chọn những con chơi bình tĩnh,chơi từ từ.Những chú chim chơi vậy thường chơi nước hậu.Ví dụ như chim người ta ché,nạt nộ,bu lồng.Chim mình vẫn cứ chơi bình thường,chuyền cầu,xổ bọng chứ không phải bu lồng theo.Nếu không tin bạn thử mang chim đi thi,để ý những chú chim mới treo lên giàn,hoặc mới mang vào cội ché ầm ầm,nạt nộ,bu lông.Rất chi là láo,nhưng mấy em này thì vào được tới vòng 4 , 5 là hết chơi và bị loại rồi.

+Tật lỗi : Cái này hay mắc phải,nhớ xem kỹ chim có lộn mèo,ngoái cổ,bu lồng không.Chim lộn mèo thường chơi sẽ bị mất sức và bị loại sớm.Những con thường chơi khoảng 30 phút,khi không chơi lại thường lộn mèo,bám nóc lồng,bu lông ( bu lồng có trường hợp do chim chưa căng lửa).Nên cần chú ý vấn đề này,cứ cho chim chơi 30 phút xem sao.

+Giọng hót và ché : giọng hót thì chọn con nào xổ bọng to,rát.Giọng ché thì dài và to.Những giọng vậy sẽ đè được những chú chim khác.

+Gốc chú chim : Nên chọn chim gốc bổi hoặc bổi già.Những con này do thời gian sống ngoài rừng lâu,và phải đấu tranh với những con khác nên tính rất lì và không biết sợ con nào đồng thời chúng có giọng hót rất hay và gắt.Ngược lại chim má trắng hay má lở tuy nuôi nhanh thuần và nhanh chơi nhưng lại hay sợ chim khác và chơi thất thường,thích thì chơi,không thích thì thôi.Tuy nhiên có những chú chim má trắng được huấn luyện tốt,và thường xuyên đi cội thì cũng không thua gì chim bổi già.Mình có viết bài cách chọn chim bổi già anh em vào đây tham khảo : Chào mào bổi già .

Đây là video chú chim chào mào chơi cội trên 3h tính rất lăng xăng và chơi nhanh như điện.

Đó là 1 số kinh nghiệm của mình khi chọn chào mào đi thi.Nếu anh em mua chim mà ra cội test tận mắt cách chơi của chim thì khỏi phải nói rồi.Cứ chọn con nào chơi lăng xăng,chơi lâu,thường chơi khoảng 2 – 3 tiếng là lấy ngay.Đối với bản thân mình,khi mua con chim giá từ 4 – 5 triệu thì mình thường ra cội xem và ít nhất 3 lần mới tuyển em nó.Chứ nhiều em bữa nay chơi vậy,bữa sau không chơi.

Chúc anh em thành công và sớm có cờ.

nguồn: http://chimchaomao.org/chon-chao-mao-di-thi.html

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Phụng Làm Cảnh Tuyệt Đẹp

Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.

Lồng nuôi

Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.

Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.

Dinh dưỡng nuôi chim Yến Phụng

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Tắm cho chim

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng

Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.

An Dương

Các Loại Chim Cảnh Đẹp Được Ưa Chuộng Hiện Nay

Danh sách các loài chim cảnh đẹp chuộng nuôi

1. Chim Yến Phụng

Yến Phụng là một loài chim cảnh đẹp thuộc bộ Vẹt, có nguồn gốc từ Châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus Undulatus. Đầu tiên người ta nói rằng chim yến phụng là một loài chim hoang dã có màu vàng chanh, sau đó nhờ vào các khoa học kĩ thuật, người ta đã lai tạo ra các loài chim phụng có bộ lông nhìn màu sắc và bắt mắt hơn. Điểm để người ta yêu thích loại chim này đó chính là tính dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân thiện và gần như là tin tưởng tuyệt đối của chúng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

2. Chim Chích Chòe

Loài chim này có kích trung bình, ăn sâu bọ thuộc chi Copsychus và Trichixos. Các loài chim này thường sống trong các cánh rừng và vườn Châu Phi và Châu Á. Loài này có khoảng 10 loài trong đó Việt Nam nhiều người thường nuôi chích chòe than và chích chòe lửa. Con than thì có kích thước khoảng 20 cm kể cả phần đuôi. Lưng chim trống màu đen, đầu và mặt trên đuôi và cổ cũng đen, chỉ có phần dưới bụng dưới đuôi và hai vệt trên cánh là màu trắng. Con mái thì có màu xám đen tương đương với phần màu đen của con trống. Về loài chích chòe lửa thì có kích thước nhỏ hơn thân dài từ 23-28 cm. Chim trống có màu đen bóng với bụng màu hạt dẻ và lông trắng trên đít và đuôi ngoài. Chim mái có nâu hơi xám và thường có thân ngắn hơn chim trống.

3. Chim Họa Mi

Họa mi tên khoa học là Garrulux Canorus là một loài chim trong họ Leiothrichidae, chúng sinh sống ở các vùng bụi cây, rừng mở, rừng thứ sinh, vườn và công viên lên đến độ cao là 1800 mét so cới mực nước biển

Về vóc dáng thì chim này không có gì đặc biệt, thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim, điểm để nhận biết là lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim. Tuy chúng không được các nhà chơi chim đánh giá cao về ngoại hình, song đây chính là một bật thầy về giọng hót, đó chính là lí do chim này được lọt vào danh sách này.

4. Chim Chào Mào

Chào mào có tên khoa học là Pycnonotus Jocosus, là một loài chim trong họ Pycnonotidae, có một kích thước vừa phải thường sống thành đàn khá đông, chúng ăn các loại côn trùng và hoa quả, tổ chim hình cốc, làm trong các bụi rậm cây.

Chào mào có tổng cộng đến hơn 40 loài trong đó ở Việt Nam có khoảng hơn 20 loài. Các chim chào mào cơ bản ở Việt Nam gồm các loại: huế, trung mang, bạch, nữ hoàng, yếm khít, bạch tạng,….

Vẹt là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài và 86 chi, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ, hầu hết các loài vẹt được phân bố khắp các miền nhiệt đới và một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.

Hầu hết các thành phần trong chế độ ăn uống của các loài vẹt là hạt, trái cây, chuối, chồi và các bộ phận thực vật khác. Số ít loài ăn động vật và xác thối, trong khi vẹt Lory chuyên biệt hóa để ăn mật hoa và trái cây mềm, ngoài ra một số loài vẹt còn ăn thịt. Đa phần các loài vẹt làm tổ trong các hốc cây. Đây được xem là một loài chim cảnh đẹp và thông minh khi có thể bắt chước được tiếng người.

Khướu định cư thành đàn nhỏ, làm tổ trên các bụi cây, tổ hình chén hoặc tổ có mái che. Con trống và con mái thường có bộ lông và vóc dáng giống nhau. Ở Việt Nam có 2 loại khướu đặc biệt là khướu mun và khướu ô.

7. Chim Cu Gáy

Cu gáy có tên khoa học là Streptopelia Chinensis, là một loài chim thuộc họ Columbidae. Với hình dạng giống như chim bồ câu nên rất thân thuộc với người dân Việt Nam. Chúng có kích thước từ 30-40 cm, các bộ phận như đầu, gáy, mặt búng nâu hơi tím hồng, đỉnh đầu và hai bên đầu phớt xám, phần dưới có thân màu hạt hơn. Lông hai bên phần cổ dưới và lưng trên có màu đen có điểm tròn trắng ở mút tạo thành một nửa vòng hở về phía trước cổ. Mắt nâu đỏ hay nâu với vòng đỏ ở trong, mép mí mắt đỏ, mỏ đen, chân đỏ xám.

8. Chim Vành Khuyên

Các loài chim khuyên nói chung khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng nói chung hoặc là có màu hơi xỉn như màu oliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ngực hay các phần dưới màu trắng hay vàng tươi, và một vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Chúng có các cánh thon tròn và các chân khá khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 15 cm. Tất cả các loài này đều sống thành bầy đàn lớn và chỉ tách ra khi chúng tới mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ từ 2-4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu là côn trùng, nhưng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên Châu Đại Dương có thể là vấn đề tại các vườn nho tại Úc, do chúng khoét các quả nho và do đó làm giảm phẩm cấp của họ.

9. Chim Sơn Ca

Sơn ca thuộc họ nhà sẻ với vóc dáng nhỏ như chim sẻ. Chim sơn ca cũng giống như chim chiền chiện, nhưng chúng thấp hơn, bụng và lông ở ức vàng nhạt, trên lưng và đầu có nhiều sọc xám đen. Với chim sơn ca Huế thì lông màu vàng hơn, trán có vân vảy cá. Sơn ca Đà Nẵng trán có vân khía, giống như các loài chim họa mi, vẻ ngoài của chúng chẳng được đặc sắc thế nhưng theo qui luật bù trừ thì chúng lại có một giọng hót rất tuyệt vời.

10. Chim Chìa Vôi

Chìa voi là một họ chứa các loài chim nhỏ trong bộ Sẻ với đuôi từ trung bình tới dài. Chúng bao gồm chìa vôi, manh manh và chim vuốt dài. Các loài chim này có thân hình mảnh dẻ, kiếm thức ăn là các loài sâu bọ trên mặt đất ở các vùng nông thôn. Chúng làm tổ trên mặt đất, đẻ trứng tối đa là 6 trứng với vỏ trứng lốm đốm. Họ này chứa khoảng 60 loài trong 5 chi, với hai chi độc loài, hai chi vừa phải và một chi chứa khoảng hai phần ba số loài.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết các loài chim cảnh dễ nuôi tại Việt Nam. Hãy chọn cho mình một chú chim cảnh để nuôi đi nào.

Tổng Hợp Các Loài Chim Cảnh Đẹp Mà Dân Chơi Yêu Thích

Những loài chim cảnh quý mà dân chơi yêu thích

1. Chim Sơn Ca

Được giới sành chim ưu ái dành cho cái tên danh ca trong rừng thẳm người ta yêu thích loài chim cảnh hót hay này bởi giọng ca cao vút và trong trẻo của chúng. Ngoài ra chúng cũng sở hữu một thân hình nhỏ nhắn đáng yêu với màu nâu đặc trưng. Nhưng nếu những chú chim này được nuôi dưỡng một cách cẩn thận và khoa học nhất chúng sẽ có được màu lông vàng óng rất bắt mắt. Chim sơn ca không đòi hỏi người nuôi có quá nhiều kinh nghiệm bởi chúng không kén ăn. Nếu có một khoảng không gian vừa đủ rộng bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn vũ đạo vừa bay vừa nhào lộn và hót rất thú vị

2. Chim chích chòe

Sở hữu một giọng ca không thua kém bất kì một loài chim cảnh quý nào. Chúng chinh phục người nuôi bằng giọng hót mượt mà và trong trẻo. Tuy nhiên cũng chính bởi niềm đam mê ca hát của chúng nên thường luyện giọng vào buổi trưa và nửa đêm. Nên đôi khi sẽ gây ra phiền toái cho những người không thích bị phá giấc ngủ. Loài chim này cũng khá phổ biến và được nuôi rất nhiều tại Việt Nam

3. Chim Họa Mi

Mặc dù loài chim này sở hữu một ngoài hình không mấy ấn tượng bởi màu nâu cũ kĩ nhưng n gười ta biết đến giọng hát chim họa mi qua những câu truyện buồn mà người xưa để lại. Với tiếng ca sâu lắng nhưng chất chứa đầy tâm trạng của mình sẽ giúp cho người nghe có thể xua tan đi cảm giác mệt mỏi. Những chú họa mi có giọng hót đặc biệt hay luôn khiến những dân chơi thèm khát và muốn săn lùng

4. Chim yến phụng

Là một loài c him cảnh đẹp với hình dáng như những chú vẹ, đôi mắt tròn to sặc sỡ đầy màu sắc và bản tính hiền lành thân thiện đó là lý do mà những chú chim này đang rất được ưa chuộng và tìm mua. Loài chim này thường được nuôi theo từng cặp và rất thích bay nhảy nên trước khi nuôi bạn nên chuẩn bị một chiếc lộng có kích thước vừa đủ thể chúng có thể tự do bay lượn.

5. Chim Vàng Anh

Với ngoại hình nhỏ nhắn dễ thương cùng với màu vàng tươi sáng của bộ lông và giọng họt thánh thót của mình, Chim Vàng anh được những người sành chim cảnh khá yêu thích. Chúng cũng rất dễ nuôi khi thức ăn của chúng là côn trùng và hoa quả rất dễ kiếm.

6. Chim Khướu

Khướu cũng là một loài chim cảnh quý được nhiều người ưa chuộng. Chúng có thể bắt chước được tiếng của rất nhiều loài vật và bắt chước được cả tiếng con người nên những người sảnh chim luôn mong muốn có được một chú khướu thông mình. Chúng sỡ hữu một bộ lông xốp như bông rất đáng yêu7. Chim Chào Mào

Nói đến những loài chim cảnh đẹp chắc chắn không thể nào không nhắc tới chào mào. Đây là loại chim được nuôi phổ biến nhất ở nước ta. Những chú chi chào mào đặc trưng thường có màu đen nhưng nếu may mắn bạn có thể sở hữu được một chú chim màu trắng hoặc nữ hoàng thì đó lại là cả 1 gia tài. Tiếng hót của chúng rất chắc và thánh thót chúng rất thích ăn hoa quả nên việc nuôi loài chim này cũng không tốn quá nhiều công sức.

8. Chim Khuyên

Sở hữu ngoại hình không khác là mấy so với chú chi sâu thông thườn. Để nuôi được một chú chim khuyên đẹp không phải là điều dễ dàng gì. Nhưng chính sự khó khăn đòi hỏi đẳng cấp cao của những thợ chim cảnh nên chúng vấn được rất yêu thích và mong muốn chinh phục bằng được. Chim khuyên sở hữu một giọng hót vô cùn ấn tượng, tiếng hót trong trẻo của chúng có thể xua tan đi mệt mỏi mang đễn cho người nghe một khoảng không gian lắng đọng và sâu lắng trong tâm hồn.

Đối với những loài chim đã nêu trên, mỗi loài đều có điểm riêng biệt của chúng khi có loài mang diện mạo hoàn hảo, thế nhưng lại có loài lại có được giọng hót say đắm. Và cũng chính bởi những đặc điểm này đã khiến cho những chú chim cảnh đẹp luôn được các dân chơi yêu mến và săn lùng.