Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xem Chim Vanh Khuyen Da Nhau Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Kien Thuc Co Ban Ve Chim Vanh Khuyen

Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim “khoen”, có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu “nhức nhối” lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngýời hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nõi trên thế giới.

Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.

Ở miền nam có hai loài:

1) KHOEN VÀNG: người ta ðặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh ðể gần nhau rất dễ phân biệt.

Ở miền bắc có hai loài:

1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…

Có ðiều ðáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không ðược sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn ðề này trên diễn ðàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hõn hay khuyên vàng hay hơn)

Thýờng thì ngýời miền nam thích nuôi khuyên vàng hõn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có ngýời lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

– Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác ðến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở ðộ thấp, và cũng sinh ðẻ vào ðầu mùa mýa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa sãn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng ðể chọn chim nuôi.

– Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt ðýợc chim khuyên xanh, vất vả còn hõn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở ðiểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hõn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hõi hõn, nên ai ðã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hõn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới “ngã” theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, ðiều ðè nặng lên tâm lý ngýời nuôi chim hót là “không dám” nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe “líu” không phải là chuyện dễ dàng gì. Ðiều ðó có đúng không?

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng…yếu tố ðó cũng đè nặng lên ngýời mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.

Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hõn con chim sâu, chân cao hõn và đòn dài hơn.

Và nhý trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại ðáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt ðýợc trống mái. Chỉ có những ngýời nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam ðoan ðúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

– Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.

– Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có ngýời lại cãn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà ðịnh trống mái. Theo họ thì:

– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

– Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.

Thế nhý ðó cũng lại là một ðiều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. ðó là tiếng của khuyên mái, nhưng ðồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chýa ðủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần ðầu thường bị lầm, do ðó mới sinh nản chí.

Thuần hóa chim bổi:

Cũng nhý các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy ðể tìm kế thoát thân.

Býớc ðầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nõi yên tĩnh, trong lồng ta phải ðể một cóng nhỏ ðựng nýớc uống, một cóng ðựng bột ðậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ãn ở mục sau), một cóng ðựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn ðể nhết bột ðậu xanh vào(ðể chim ăn chuối rồi ãn lây sang bột ðậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay ðýợc với thức ãn là bột ðậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm ðậu xanh khác…Dần dần, khi chim ðã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ãn ðýợc bột thì ta bớt chuối…

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trýờng sống mới, chim mau dạn và mau biết ãn thức ãn mới…

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thýờng kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chungs sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi ðến nãm sáu tháng ta mới bắt ðầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm ðiệu líu lo, ðó là thời kỳ chim ðã thuần hóa rồi.

Thức ãn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ãn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ãn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau ðây:

– Cào cào non.

– Bột ðậu xanh trộn trứng.

– thỉnh thoảng cho ãn thêm chuối.

Cào cào non là món ãn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là ðủ, số cào cào này thýờng được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ ðặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này ðýợc gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ãn.

Về bột ðậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

– Lấy 100g ðậu xanh loại tốt ngâm nýớc trong 2h, vớt ra ðãi vó sạch rồi hấp chín, sau ðó ðem phõi khô. Ðậu khô thì ðem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng ðỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe ðường cảt trắng. Trộn xong ta ðem phõi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ ðảo bôt ðều tay bằng cái muỗng lớn, cho ðến lúc bột tõi ra. Hoặc nếu cần, sau ðó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp ðậy kín ðể cho chim ãn dần.

Một ðiều hết sức lýu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ãn các bạn nhớ chỉ cho ðúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay ðổi chế ðộ dinh dýõng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc ðổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn ðến thay lông bất thýõng, bỏ líu, nặng hõn chim có thể bỏ ãn và chết.

Lồng chim và cách chãm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hõn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nõi làm lồng ðã ðặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chãm sóc cho chim khuyên không có gì ðáng quan tâm: nước và thức ăn ðầy ðủ là được Cũng như ðối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải ðể tâm chãm sóc kỹ hõn. Chim thay lông thì có hiện týợng lông výõng vãi ở ðấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nýớc tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng ðầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới ðến phần cánh và sau cùng là phần ðuôi.Lông cũng không rõi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rõi trước thì ra lông mới trýớc. Nhờ vào cách thay lông ðó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay ði kiếm ãn ðược.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do ðó ta phải cho chim ãn cào cào nhiều hõn ngày thýờng, ðể giữ cho chim ðýợc mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nõi yên tĩnh, thýờng xuyên trùm kín áo lồng, ðể chim tĩnh dýỡng, và cũng ðể tránh gió ðộc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim ðã bắt ðầu hót lai rai, là việc thay lông ðã gần xong, “lửa” ðã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông ðã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim ðủ lửa ðể hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hõn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hõn con dày lông.

Trong phần chãm sóc chim cũng không thể không bàn ðến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là ðể chim sung hõn, thích “líu” hơn, và bắt chýớc giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng ðộ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưõng sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên ngýời ta chịu nhất ở tiếng “líu”của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu ðược coi là cách hót bài bản, có đủ âm ðiệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, ðủ lửa, ðó là thời gian đứng Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm ðiệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung ðàn muôn điệu của mình.

Cái quyến rũ của nghề nuôi chim khuyên (khoen) là ở chỗ kỳ bí ðó!

Đặc Điểm Da Và Sản Phẩm Của Da Chim Bồ Câu Và Chim Cút

Đăng ngày: 16/02/2014 11:23

Da của chim bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở chim non

Da của chim bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở chim non. Da gồm 2 phần chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ cùng với lớp mô liên kết mỏng và sợi collagen tạo thành lớp da ngoài bền chắc, nghèo mạch máu và hầu như không có tuyến ngoại tiết. Dưới lớp biểu bì là lớp mô liên kết mỏng gần giống như mô mỡ, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Đặc điểm lớn nhất của da chim là mỏng, nghèo các tuyến dưới da, không có tuyến mồ hôi. Người ta cho rằng, cùng với việc phát triển của lớp da, khả năng điều chỉnh nhiệt của nó dần dần thay đổi, cho phép cơ thể chim thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Trong những ngày đầu tiên sau khi nở, việc thải nhiệt xảy ra trên toàn bộ bề mặt da. Khi đó thân nhiệt của chim con khoảng 38,7 – 38,9oC. Việc giữ nhiệt kém của bộ lông tơ đã làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể chim non với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ môi trường, vì vậy khi nuôi chim non, việc giữ nhiệt độ thích hợp là quan trọng nhất.

Trong những tuần tuổi đầu tiên đã xảy ra việc thay lông tơ bằng lông non đồng thời với việc phát triển các nang lông và tạo nên các nếp nhăn của da. Trong thời kỳ tiếp theo đến 150 ngày tuổi, lớp lông non được thay bằng lông trưởng thành có khả năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt độ bên trong cơ thể trong thời kỳ này là 40,6 41,0 o C. Trong giai đoạn này, những biến đổi nhiệt ở môi trường bên ngoài ít ảnh hưởng hơn đến cơ thể chim (A. G. Xviridjuc).

Cần lưu ý là thân nhiệt của chim rất cao so với động vật có vú (40 – 41oC), toàn thân (trừ mỏ và chân) của chim được che phủ bởi một lớp lông vũ dày. Tuyến mồ hôi (một tuyến có vai trò to lớn trong việc thải nhiệt của cơ thể khi quá nóng) lại không có ở chim, do đó, việc thải nhiệt của cơ thể trong điều kiện thời tiết nóng là cực kỳ khó khăn. Trong chăn nuôi cần hết sức chú ý đến đặc điểm này để thiết kế chuồng trại, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, có độ thông thoáng cao, mát mẻ và thông khí tốt.

Tuyến phao câu (tuyến sáp) là tuyến duy nhất có ở biểu mô của chim, nằm ở vùng đốt sống đuôi, tuyến này có 2 thuỳ hình ô van, chất tiết của chúng là chất nhờn, thành phần gồm nước, protein, lipit, axit nucleic, lexitin. Khi mới tiết ra, chất tiết ở dạng dầu nhờn, đặc quánh, sau một thời gian ngắn, chúng biến thành dạng sáp, có tác dụng làm cho bộ lông nhờn, sáng bóng và mềm mại, không thấm nước, nhất là ở thuỷ cầm. Sự hoạt động của tuyến phao câu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng mỡ trong thức ăn, nước uống. Sự hiểu biết về vai trò của tuyến phao câu cho đến nay vẫn chưa đầy đủ. Nếu cắt bỏ tuyến phao câu ở con trống, nó sẽ trở nên giảm tính hăng và mất các phản xạ sinh dục thứ cấp.

Sản phẩm của da a. Bộ lông

Lông phân bố không đều trên bề mặt cơ thể chim non cũng như trưởng thành, chiếm tỷ lệ 4-9 % khối lượng cơ thể và chứa 82% protein.

Những chim non vừa nở được phủ lông tơ, gốc của lông tơ gắn vào thân của lớp lông đầu tiên, phía ngoài xoà ra, phủ đều trên bề mặt của da. Sau 2-3 tuần tuổi, thân lông đầu tiên mọc từ túi lông, thay thế lông tơ. Việc hình thành bộ lông đầu tiên của chim non ở các loài và giống khác nhau thì khác nhau và được hoàn thiện ở những tuần tuổi khác nhau.

Người ta phân biệt các loại lông theo cấu trúc và chức năng của chúng: lông ống, lông nệm (lông bông), lông chỉ, lông chổi và lông tơ.

Lông ống có số lượng nhiều nhất, đó là lông cánh, lông đuôi và lông bao phủ trên thân, chúng nằm xếp lớp lên nhau và tạo thành bộ lông bên ngoài. Về cấu tạo, loại lông này chỉ có 1 trục, 2 phiến lông đối xứng 2 bên và có nhiều móc lông để móc vào nhau tạo thành phiến.

Cùng với lông nệm nằm dưới, nó tạo nên lớp lông cách nhiệt, bao phủ hầu như toàn thân. Tuỳ thuộc vào nơi mọc mà người ta gọi tên của chúng: lông cổ, gáy, lưng, vai, diều, ngực, bụng, cánh

Ở cánh có 3 loại lông ống: lớn, trung bình và nhỏ. Lông cánh dài và chắc, làm thành quạt lông chắn gió, lông vũ hàng thứ nhất ở vùng ngón thứ 2 và thứ 3; chim có 10 – 12 chiếc. Lông vũ hàng thứ hai (11 – 12 chiếc) dính tới mặt ngoài của xương cánh tay và có hình quạt đều rộng, 3 – 4 lông dính tới ngón thứ nhất của cánh tạo nên lông cánh nhỏ, có ý nghĩa rất quan trọng khi bay lên và hạ cánh, chống lại sự tạo thành dốc thang của các dòng không khí phía trước.

Lông đuôi (10 – 12) nằm theo hàng ngang, mọc tới 4 – 6 đốt sống đuôi cuối cùng. Lông đuôi có thân lông cứng và phiến lông thẳng.

Lông bông có trục ngắn, phiến lông trên đầu trục là một búi mềm không định hướng. Người ta phân biệt lông bông phủ toàn thân ở chim non và trưởng thành. Số lượng lông bông không giống nhau ở các loài và giống chim. Lông bông phát triển mạnh ở vùng bụng của chim.

Tất cả lông bao và lông tơ tạo thành bộ lông nhỏ của chim, lông cánh và lông đuôi tạo nên bộ lông lớn.

Lông chỉ hay là lông hình sợi rất giống như lông mao của gia súc nhưng rất mảnh. Những lông này mọc thành từng nhóm nhỏ (từ 2 đến 10 chiếc) xung quanh lông vũ. Có thể quan sát loại lông này rất rõ sau khi chim đã được vặt lông rồi cho tiếp xúc với nền nhà trong vòng 3-5 phút, khi đó, chúng sẽ mọc rất nhanh và nhiều. Chức năng của lông này hiện chưa được giải thích rõ.

Lông chổi (giống hình chổi quét sơn) mọc xung quanh lỗ thoát chất tiết của tuyến phao câu (tuyến sáp), có thân tương đối dài và mỏng, ở đầu có một chùm tơ.

Lông tơ chỉ có một thân mỏng, không có phiến lông, mọc chủ yếu ở gốc mỏ, thỉnh thoảng ở ngón chân, trên mắt (lông mi).

Lông bao của các loài và giống chim khác nhau thì khác nhau, chúng tạo nên đặc trưng về hình dạng bên ngoài của chim. Lông chim thực hiện những chức năng khác nhau: bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng xấu của môi trường (lạnh, ấm…), điều hoà nhiệt và xúc giác. Một số lông chuyên dùng để bay, một số khác là dấu hiệu sinh dục thứ cấp của chim.

Màu sắc lông chim gắn chặt với sự có mặt của những sắc tố melanin và lipocrom. ở trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy. Melanin được tạo nên trong ti lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô melaniphor. Tiền sắc tố melanin là melanogen. Sự oxy hoá melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu của lông khác nhau: vàng đất, vàng gỉ sắt, hung gỉ sắt, nâu hung, nâu, đen.

Màu lông rực rỡ của một số giống chim được tạo bởi sắc tố khác – lipocrom. Nó thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hoà tan trong mỡ và có nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lông có màu màu vàng, đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Mỗi cá thể có thể có một màu hoặc nhiều màu.

Nếu không có sắc tố thì lông màu trắng, đó là chim bạch tạng, thường thấy ở chim bồ câu trắng.

Hocmon tuyến giáp trạng tham gia điều khiển quá trình mọc lông bình thường ở chim. Sau khi cắt bỏ tuyến này thì sự khác biệt về màu sắc lông giảm đi hoặc mất hoàn toàn.

b. Sinh lý thay lông

Thay lông là sự thay đổi thường kỳ của lông và thành phần cấu trúc biểu bì của da. Đối với chim hoang dã, sự thay lông có tính mùa vụ, thường là bắt đầu vào mùa thu, khi di chuyển chỗ ở hoặc lúc bắt đầu mùa đông giá lạnh. Vì vậy thay lông là sự thích nghi sinh học của chim với việc thay đổi điều kiện sống. Chim đã được thuần hoá đã nhận được tính di truyền này từ tổ tiên của chúng.

Người ta phân biệt thay lông của chim non (thay lông non) và thay lông thường kỳ (hàng năm) của chim trưởng thành, trùng với mùa nhất định. Chim cầm có thể thay toàn bộ hay một phần của bộ lông. Khi thay lông, trong cơ thể chim xảy ra những thay đổi về hoạt động của hệ thần kinh về cơ quan nội tiết, đồng thời diễn ra quá trình tăng cường trao đổi chất, chủ yếu là trao đổi protein và muối khoáng, cơ thể rất mất cân bằng, giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ ốm, chim trưởng thành giảm nhanh hoặc ngừng đẻ trứng.

Những thay đổi mạnh của thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng, các tác nhân strees (nhiệt độ, độ ấm cao, thấp; bệnh tật… ) đều có thể gây nên hiện tượng thay lông trước thời hạn.

Ở chim non, cơ thể thay lớp lông đầu tiên bằng lớp lông cơ bản (lớp thứ hai), quá trình này kết thúc khi khối lượng cơ thể đã cơ bản hoàn thành và bắt đầu thành thục sinh dục. Thời điểm bắt đầu và số ngày thay lông non của chim ở các dòng, giống khác nhau thì khác nhau, bắt đầu từ 1,5 tháng tuổi và kết thúc hoàn toàn lúc bắt đầu đẻ trứng. Việc thay lông ở chim trống xảy ra mạnh mẽ hơn ở chim mái. Thay lông cánh xảy ra cùng lúc với việc thay các lông khác.

Thay lông cánh ở chim bắt đầu theo hướng từ trong ra ngoài. Lông cánh của chim con có 7 lông ống hàng thứ nhất và tám lông hàng thứ hai. Tiếp theo mọc 3 lông hàng thứ nhất còn lại, trong khi đó thay lông hàng thứ nhất bắt đầu từ những lông cuối (8 – 10) chưa mọc hết. Trong thời gian này xuất hiện những lông vũ chưa đủ dài của hàng thứ hai. Việc thay chúng xảy ra theo hướng ngược lại – từ ngoài vào giữa cánh.

Thay lông của chim trưởng thành được nhắc lại mỗi năm một lần trong đời và thường diễn ra vào một mùa cố định trong năm, khi thời gian chiếu sáng thay đổi: từ ngày dài chuyển sang ngày ngắn, thường gặp vào cuối mùa hè và mùa thu, thỉnh thoảng vào mùa đông.

Sự thay lông vĩnh viễn ở chim thường diễn ra tuần tự từ lông móc cổ, lưng, sau đó đến những phần khác, đồng thời thay cả lông cánh. Lông cánh của hàng thứ nhất rụng kế tiếp nhau bắt đầu từ chiếc thứ nhất đến chiếc thứ 10. Mỗi chiếc lông cánh được thay tương đương với sự thay 10% bộ lông của cơ thể. Chiếc lông đầu tiên được thay vào đầu thời kỳ thay lông, chiếc thứ năm vào thời kỳ giữa, chiếc lông thứ 10 sẽ rụng vào cuối kỳ thay lông. Theo số lượng những chiếc lông cánh đã được thay, ta có thể xác định mức độ thay lông của chim.

Quá trình thay lông có thể khác nhau. Việc thay lông chậm thường gặp ở chim đẻ nuôi lồng trong điều kiện tiểu khí hậu được điều chỉnh ổn định. Lông của chúng rụng dần dần, việc đẻ trứng không bị gián đoạn. Khi thay lông nhanh, chim có thể thay một lúc vài chiếc lông cánh và xuất hiện những khoảng da trần trên cơ thể.

→ TẢI TÀI LIỆU

Sự Khác Nhau Giữa Gà Trống Và Gà Mái

Ai có đam mê nuôi gà chọi hay gà đá,hẳn khi gà mới nở ra chúng ta đều muốn biết gà con là trống hay mái bởi thường thì chúng ta sẽ quan tâm tới gà con trống nhiều hơn ,lý do là vì chính chúng là những chiến kê trong tương lai.Vậy bài viết hôm nay mình xin chia sẻ cách nhận biết gà non là gà trống hay gà mái.

Dẫu trại gà lớn hay người nuôi bình thường, có lẽ tất cả chúng ta đều muốn biết gà con là trống hay mái. Hàng trăm năm qua, có nhiều phương pháp kể cả thủ công và khoa học hiện đại được áp dụng để xác định giới tính gà con vài ngày tuổi; một số vô tác dụng, một số rất hiệu quả.

Trước khi xem xét các phương pháp, bạn cần phải biết xác suất thành công của phương pháp xác định giới tính của gà mình đang sử dụng là bao nhiêu. Dưới điều kiện bình thường, một bầy gà thường có tỷ lệ 55% trống và 45% mái đây là kiến thức khoa học. Điều đó có nghĩa áp dụng phương pháp nào thì cơ hội thành công vẫn là 50% – dẫu phương pháp có sai đi nữa. Vì vậy, nếu bạn bắt một con gà và đoán “gà mái” thì vẫn có 50% khả năng đoán trúng. Với một phương pháp đáng tin cậy, cơ hội đoán trúng phải trên 50%.

Trứng đoán giới tính gà.

Nhiều người nghĩ rằng hình dạng trứng phần nào thể hiện giới tính của gà con. Theo trường phái này, trứng dài hay nhọn sẽ nở ra gà trống còn trứng tròn sẽ nở ra gà mái. Tôi đã nghiên cứu điều này nhiều năm trời (và có cả những nghiên cứu khoa học nữa), kết quả cho thấy phương pháp này hầu như vô dụng. Gà mái cũng nở từ những trái trứng đầu nhọn, gà trống cũng nở ra từ trứng tròn. Nếu phương pháp này hiệu quả thì ngành công nghiệp chăn nuôi gà có lẽ đã áp dụng nó thay vì bỏ tiền mướn chuyên gia tuyển gà.

Cuộc sống sẽ đơn giản hơn với người nuôi gà nếu chúng ta có thể xác định giới tính qua hình dạng trứng, nhưng chúng ta không thể.

Thời tiết dường như cũng ảnh hưởng đến sự thụ tinh và tỷ lệ trống-mái ở gia cầm. Hiện tượng này được nông dân quan sát trong nhiều thế kỷ. Ở động vật có vú, dường như có những điều kiện khiến sản sinh ra nhiều cá thể đực so với cá thể cái. Ở chim, nhiệt độ thân thể của gà mái dường như tác động, có lẽ đến giới tính của bầy con, nhưng chắc chắn tác động đến khả năng duy trì sự tồn tại của tinh trùng cho đến khi thụ tinh.

Cũng đáng để nghiên cứu thêm về nhiệt độ, nhưng đừng chờ đợi những kết quả đột biến.

Xem huyệt(hố có màu tối trong trứng )

Phương pháp xem huyệt (vent sexing) được người Nhật phát hiện từ năm 1920 như là hướng tiếp cận sáng tạo và đáng tin cậy trong việc xác định giới tính gà con vài ngày tuổi. Vào năm 1933, các giáo sư Masui và Hashimoto xuất bản cuốn “Xác định giới tính gà con” ở Anh. Năm 1934, tiến sĩ Kiyoshi Oxawa đi thăm Mỹ và truyền dạy phương pháp ở Queensland. Từ năm 1935 về sau, phương pháp này nhanh chóng được tiếp nhận bởi rất nhiều công ty gia cầm ở Bắc Mỹ. Đây là phương pháp xác định giới tính đáng tin cậy đầu tiên và được các trại áp dụng cho đến tận ngày nay.

Xem huyệt là quy trình giữ gà con vài ngày tuổi bằng một tay, vạch huyệt và quan sát bộ phận sinh dục để xác định giới tính dựa vào hình dạng. Lưu ý: có đến 18 loại hình dạng khác nhau với hai dạng của gà mái và hai dạng của gà trống mà chúng rất giống với giới tính đối lập. Về bản chất, hình dạng huyệt giống như một cái vòng cổ với những “hạt chuỗi” đủ mọi kích thước nhưng lớn nhất ở trung tâm. Gà trống có “hạt” trung tâm tròn/hình cầu; gà mái có “hạt” trung tâm bẹt hay lõm. Những chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể đoán đúng tới 90%. Những báo cáo gần đây ghi nhận tỷ lệ chính xác đến 95%. Trong mọi trường hợp, phương pháp này đều rất hiệu quả nhưng đòi hỏi kỹ năng và huấn luyện.

Màu lông của gà non

Nhiều trường hợp màu lông tơ (down color) có thể tiết lộ giới tính của gà. Trong hàng trăm năm, có lẽ hàng ngàn năm, người nuôi gà với các màu lông hoang dã (điều, khét và chuối…) có khả năng phân biệt gà trống con với gà mái con nhờ lông tơ. Gà trống có đầu sạch với chỉ hai màu của sọc lưng, mà nó thường kết thúc trong một điểm trên đỉnh đầu; gà mái có đến ba màu của sọc lưng, ngoài hai màu còn có thêm màu đen hoặc đen nâu sẫm, và sọc thường chạy đến hay ngang qua đỉnh đầu.

Một vài giống gà thuần có thể xác định giới tính ngay sau khi nở bao gồm Plymouth Rock màu cú (barred) mà gà con màu đen với những đốm vàng hay trắng. Nghiên cứu trước đây chứng tỏ rằng có khác biệt nhỏ về lông tơ ở bên dưới và xung quanh cánh – gà trống có nhiều lông tơ hơn. Nhưng phương pháp tốt hơn cho thấy gà trống con thường có những đốm vàng trên đầu. Điều này đúng với các dòng cú (barred) hay cúc cu (cukcoo). Các giống New Hampshire và Buff Orpington tạo ra gà con màu da bò (buff). Nếu quan sát kỹ sẽ thấy gà trống con có những vạch trắng đứt quãng ở phía trên khớp vai, gà mái con thường có những đốm đen hay nâu trên đầu, hay thậm chí những sọc màu nâu mờ trên lưng. Tôi thấy điều này cũng đúng với giống gà Buckeye mặc dù chúng có nhiều lông tơ hơn.

Khi lai xa các biến thể hay giống gà với nhau, gà con có thể được xác định giới tính nhờ màu lông. Kiểu lai xa truyền thống là giữa màu vàng (gold) với màu trắng (silver) (theo di truyền về màu sắc, gien vàng tạo ra màu điều và gien trắng tạo ra màu nhạn). Ví dụ, gà trống vàng bao gồm Rhode Island Red, Buff Orpington, New Hampshire lai với gà mái trắng chẳng hạn Rhode Island nhạn, Plymouth Rock nhạn, Delaware, Light Sussex, Wyandotte nhạn. Gà trống con từ những bầy lai này sẽ có màu phớt trắng, xám hay nâu nhạt. Gà mái con sẽ có màu nâu hanh đỏ hay da bò. Người Hà Lan từng lai gà Campine trống vàng với gà Campine mái nhạn trong hàng thế kỷ để tạo ra gà con có thể nhận biết giới tính ở vài ngày tuổi dựa vào màu sắc.

Sử dụng gà trống màu hoang hay màu điều, chẳng hạn lơ-go khét, Dark Cornish, hay Old English Game điều lai với gà mái lông trắng sẽ cho ra gà trống con màu nhạt hơn, ngả xám đặc biệt ở sọc lưng, và gà mái con có sọc và vệt nâu. Khi gà trống không phải màu cú (non-barred), chẳng hạn màu đen, hay thậm chí một con Ancona hay Rhode Island Red thì gà con sẽ có màu ô hay nâu sẫm với một ít tông trắng trên lông tơ – nhưng gà trống con sẽ có một đốm trắng trên đỉnh đầu.

Ở bầy gà xuất phát từ lai xa liên kết giới tính (sexlink crossbreed) chúng ta thường có thể phân biệt gà trống với gà mái. Ở liên kết giới tính màu đen, gà mái màu đen và gà trống có một đốm trắng trên đỉnh đầu. Ở liên kết giới tính màu điều (chẳng hạn Golden Comet, ISA khét, Cinnamon Queen…) gà trống con thường màu trắng và gà mái thường màu điều hay da bò. Trong một số trường hợp, gà trống màu da bò và gà mái có thể được nhận biết bằng một đốm đen trên đỉnh đầu và có thể có một vài sọc đen và nâu trên lưng.

Vì vậy, nguyên tắc đơn giản nhất để phân biệt giới tính dựa vào màu lông đó là gà trống có đầu nhạt màu, đôi khi với một đốm trắng hay vàng, và gà mái màu sẫm hơn, thường có một đốm hay các sọc đen hoặc nâu trên đỉnh đầu hay những sọc sẫm trên lưng.

Xem lông cánh (feather sexing)

Người ta phát hiện thấy khi lai gà trống của giống gà mọc lông nhanh với gà mái của giống gà mọc lông chậm thì sẽ cho ra gà mái con phát triển lông cánh nhanh một cách đáng kể. Vào ngày thứ 10, gà trống con cũng sẽ ra lông đầy đủ vì vậy hãy kiểm tra sớm hơn. Ở một số dòng hay giống gà, gà trống và gà mái có thể được phân biệt giới tính bằng cách kiểm tra lông cánh ở vài ngày tuổi: gà trống sẽ có hàng lông mọc đều trong khi gà mái sẽ có lông dài, lông ngắn xen kẽ. Những con Buckeye của tôi mọc lông khá chậm trong khi lơ-go khét lại mọc rất nhanh, nhưng tôi không thấy có sự khác biệt gì giữa gà trống với gà mái con. Phương pháp này có tác dụng đối với một số dòng gà và cũng có thể có tác dụng đối với bạn.

Phương pháp khác

Thời gian là vấn đề lớn nhất trong việc xác định giới tính gà. Khi chúng ta mới bắt đầu nuôi gà, thật khó để phân biệt trống và mái. Nhưng khi có kinh nghiệm, chúng ta thường thấy sự khác biệt ở 3 hay 4 tuần tuổi. Vậy chúng ta đang tìm kiếm điều gì? Ở những giống gà lớn, gà trống có xu hướng mọc lông theo từng cụm trong khi gà mái mọc đều hơn. Gà trống thường phát triển mồng sớm hơn – gà trống được phân biệt sau 3-4 tuần ở những giống gà mồng lá; 6 tuần ở gà mồng trích. Ở những giống gà mà màu lông giữa gà trống và gà mái khác nhau, gà trống thể hiện “màu thực” ở khoảng 6 tuần tuổi. Ở 8 tuần tuổi, gà trống của hầu hết các giống gà bắt đầu phát triển lông bờm, lông mã và lông phụng dài; gà mái có lông tròn, rộng ở những khu vực tương tự. Gà lơ-go trống của tôi thậm chí bắt đầu gáy khi đạt từ 4-6 tuần tuổi!

Về hành vi, có những khác biệt mà chúng ta có thể quan sát thấy. Gà trống có xu hướng thích thể hiện so với gà mái. Khi gặp nguy hiểm, gà trống sẽ đứng thẳng và phát tiếng kêu cảnh báo trong khi gà mái thường co rúm lại và im lặng (ngoại trừ mấy con lơ-go của tôi…). Gà mái thường có xương mu (pubic) lớn hơn so với gà trống dẫu điều này chỉ chính xác tùy dòng gà và việc tuyển chọn để đẻ trứng. Gà trống cũng có xu hướng ngón chân phát triển to và giò dày hơn so với gà mái. Đây là đặc điểm mà tôi thấy ở giống gà Buckeye mới nở và ở giống gà lơ-go vài ngày tuổi của tôi. Nhưng đó cũng là đặc điểm trở nên dễ nhận biết một khi gà trưởng thành.

Kết luận

Phương pháp xác định giới tính chính xác nhất đối với mọi giống gà là xem huyệt. Nhưng với những ai không muốn học phương pháp này, hiểu biết rõ về gà của mình và quan sát màu lông tơ, lông cánh và sự phát triển của gà con sẽ giúp chúng ta phân biệt được trống mái một cách sớm nhất. Hãy quan sát gà của bạn và nghiệm xem phương pháp nào ở trên là có tác dụng đối với mình.

Sự Khác Nhau Của Tổ Chim Én Và Tổ Chim Yến

Tổ Chim én chủ yếu ở trong hang sâu hoặc vùng núi. Chúng săn mồi trên không tại các nơi vắng vẻ, thưa thớt cây cối, ít dân cư hoặc các khu vực gần mặt nước. Chính vì vậy mà nhiều người thường lầm tưởng chim én và chim yến là cùng một loại nhưng trên thực tế nó khác nhau rất nhiều.

Tổ chim én

Chim én làm tổ trong hang, các tòa nhà cũ, đổ nát hay những công trình còn dang dở. Tổ của chúng thường làm bằng bùn, sình, đất sét hoặc cây cỏ.

Vào mùa sinh sản, những con chim én trống sẽ tìm nơi làm tổ và dùng tiếng hót để hút bạn tình.

Đặc tính chim én

Chim én bay giỏi, kỹ năng điêu luyện. Chúng thường bay lượn trên bầu trời theo bầy đàn hoặc đơn lẻ. Chúng chỉ đáp khi tới mùa sinh sản.

Chim én chung thủy theo cuộc sống một vợ một chồng.

Chim én cái một lần đẻ khoảng 1-6 trứng. Trứng chim én có màu trắng, nở sau 19-23 ngày ấp. Khi chim én con nở thường không mở mắt, thân không có lông.

Chim én đực và cái cùng chăm sóc những đứa con của chúng bằng 300-1000 con côn trùng.

Sau 6-10 tuần tuổi, chim én sẽ đủ lông đủ cánh và rời khỏi tổ, tự lực cánh sinh và tiếp tục vòng đời của chim én và không bao giờ quay trở lại tổ nữa.

Tổ chim yến

Chim yến làm tổ từ các chất liệu như: cỏ lông, rêu, lá cây và được gắn kết bằng chính nước bọt của chúng.

Đặc tính chim yến

Chim yến có bộ chân rất yếu, không phát triển; và không thể đậu được trên dây hoặc cây như chim én.

Chim yến có khả năng bay lượn liên tục trên bầu trời cả ngày

Chim yến có 2 loại là yến đảo và yến nuôi

Yến đảo (còn được gọi là tổ yến đảo) hình thành các tổ chim nằm ngoài đảo trên biển. Tổ của chúng được xây trên những vách đá cao dựng đứng hoặc những hang động sâu. Yến đảo có hình dạng giống cái chén, thân dài, chân cứng dùng để bảo vệ trứng và chim non không bị rớt. Với đặc thù tổ yến to, dày, thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy mà chất lượng dinh dưỡng của tổ yến đảo cao hơn so với yến nhà nuôi.

Yến nuôi là loại chim yến được nuôi trong nhà với các hệ thống tạo ẩm, tạo tiếng chim, tạo mùi hoang dã. Chim yến tự nhiên khi nghe tiếng kêu đồng loại sẽ bay tới thăm dò. Nếu thấy thích hợp sẽ làm nhà ở lại. Thức ăn của yến nuôi là những con côn trùng tự nhiên, không khác yến đảo. Tuy nhiên, do sống trong môi trường nhân tạo, có đặc điểm địa lý và các yếu tố tự nhiên khác biệt; nên tổ yến nuôi có hình dạng và màu sắc khác so với yến đảo. Tổ yến nuôi có màu trắng ngà và thân chắc chắn sẽ mỏng hơn tổ yến đảo.

Về giá cả thì tổ yến đảo có giá đắt nhất trong các loại tổ yến. Do yến đảo có giá trị dinh dưỡng cao và công thu hoạch tổ trên những vách đá cheo leo, dựng đứng nguy hiểm. Còn Yến nuôi do không có những yếu tố như ngoài thiên nhiên; nên phụ thuộc nhiều vào khu vực nuôi. Vì vậy mà giá yến nuôi sẽ thấp hơn yến đảo.

Chim én – Tổ chim én

Chim én có lông màu đen hoặc xanh đen, đuôi chẻ, mỏ lớn hơn chim yến, cánh dài nhọn, ngắn, rộng. Chim én bay lượn thấp hơn chim yến.

Chim yến

Chim yến có bộ lông màu đen, mỏ nhỏ hơn chim én, không chẻ đuôi. Chim yến không đậu được do chân yếu, bay lượn ở tầm cao.