Top 15 # Xem Nhiều Nhất Youtube Chim Hoa Mi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chim Họa Mi Và Hoa Hồng

VNTN – Nàng nói sẽ khiêu vũ với ta nếu ta mang hoa hồng đỏ đến cho nàng cậu sinh viên trẻ tuổi khóc lóc. “Nhưng chẳng còn bông hồng đỏ nào trong vườn nhà ta cả”.

Từ tổ của mình trên vòm cây sồi xanh, Chim Họa Mi đã nghe thấy tiếng chàng, cô nhìn xuyên qua tán lá và ngạc nhiên.

“Vườn nhà tôi không có hoa hồng đỏ!” Cậu khóc và đôi mắt đẹp của cậu đẫm lệ. “À phải rồi, hạnh phúc thường đến từ những điều nhỏ nhặt. Ta đã đọc mọi điều mà những nhà thông thái viết, và tất cả những bí ẩn triết học đều là của ta. Vậy mà khao khát có được một bông hồng lại khiến cuộc sống của mình đến khốn khổ”.

“Cuối cùng thì cũng có một kẻ thực sự đang yêu”, Họạ Mi nói. “Hàng đêm ta đã hót vì chàng dù biết rằng chàng không hề biết; hàng đêm ta đã kể câu chuyện này với những vì sao, và giờ thì ta đã gặp chàng. Tóc chàng sẫm màu như đóa lan dạ hương, môi chàng đỏ màu hoa hồng mà chàng khao khát. Nhưng niềm say mê đã khiến gương mặt chàng trông nhợt nhạt như màu ngà còn nỗi buồn in dấu lên trên vầng trán”.

“Hoàng tử sẽ tổ chức một bữa tiệc vào tối mai”, chàng sinh viên trẻ tuổi rên rỉ, “và người ta yêu sẽ đi cùng ngài ấy. Nếu ta tặng nàng một bông hồng nhung, nàng sẽ khiêu vũ với ta cho đến tận bình minh. Nếu ta tặng nàng một bông hồng nhung, ta sẽ ôm nàng trong vòng tay, nàng sẽ tựa đầu lên vai ta, tay trong tay. Nhưng vườn nhà ta không có hoa hông đỏ nên có lẽ ta sẽ phải ngồi một mình còn nàng sẽ làm ngơ ta thôi. Nàng sẽ không thèm chú y đến ta, và trái tim ta sẽ tan vỡ”.

“Đây quả thực là một người tình chân thành”, Chim Họa Mi nói. Ta ca hát về những điều làm chàng đau khổ, niềm vui của ta thì đối với chàng lại là nỗi đau. Rõ ràng Tình Yêu là một điều kì diệu. Nó quý hơn ngọc lục bảo và đắt hơn ngọc mắt mèo. Cả ngọc trai lẫn ngọc thạch lựu đều không thể mua được mà cũng không ai đem nó ra bán buôn. Nó không phải là món hàng cũng như không thể cân đo đong đếm bằng vàng được”.

“Những người nhạc công sẽ ngồi ở chỗ của họ”, chàng sinh viên nói, “và chơi nhạc, còn tình yêu của ta sẽ khiêu vũ trong tiếng đàn hạc và đàn vĩ cầm. Nàng sẽ khiêu vũ thật nhẹ nhàng đến mức đôi bận chân như lướt đi trên không, và những vị triều thần trong trang phục sặc sỡ sẽ vây quanh nàng. Nhưng nàng sẽ không nhảy vơi ta bởi ta không có hoa hồng đỏ”. Và rồi chàng ta gieo mình xuống thảm cỏ, khuôn mặt vùi trong đôi bàn tay khóc nức nở.

“Sao chàng lại khóc?” Thằn Lằn Xanh bé bỏng hỏi khi chú chạy ngang qua chàng trai với đôi tai dỏng lên.

“Thực ra là tại sao?” Bướm nói trong khi vẫn đang vỗ cánh dập dờn đuổi theo tia nắng.

“Vì sao thế” Hoa Cúc thì thầm khe khẽ với người láng giềng, giọng dịu dàng.

“Chàng ấy khóc vì một bông hồng đỏ”, Chim Họa Mi nói.

“Vì một bông hồng đỏ ư?” tất cả đồng thanh hét lên. “Thật là buồn cười!” và chú Thằn Lằn vốn là kẻ hay giễu cợt liền cười phá lên.

Nhưng Họa Mi hiểu nỗi buồn thầm kín của chàng sinh viên. Cô yên lặng đậu trên cây sồi và suy nghĩ về điều bí ẩn của Tinh Yêu.

Đột nhiên cô sải đôi cánh nâu của mình rồi bay vút lên trời cao. Cô bay qua khu rừng như một cái bóng, và cái bóng đó chao liệng trên khu vườn.

Ngay chỗ trung tâm của thảm cỏ có một cây hoa Hồng tụyệt đẹp. Khi nhìn thấy nó, cô bay tới và tìm thấy một cành hoa.

“Hãy cho tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca hay nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu trắng”, nó trả lời. “Trắng như bọt biển, và trắng hơn cả tuyết trên núi cao. Nhưng hãy đi tới chỗ người anh em của tôi mọc quanh cái đồng hồ mặt trời cũ, có lẽ cậu ấy sẽ cho bạn điều bạn muốn”.

Thế là Họa Mi bay tới chỗ cây hoa hồng mọc quanh đồng hồ mặt trời cũ.

“Hãy chọ tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca ngọt ngào nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu vàng”, nó trả lời. “Vàng như tóc của nàng tiên cá ngồi trên chiếc ngai hộ phách, và vàng hơn cả đóa thủy tiên nở trên đồng cỏ trước khi người thợ gặt đến cùng lưỡi hái của ông ta. Nhưng hãy đi tới chỗ người anh em của tôi mọc dưới cửa sổ phòng chàng Sinh viên, có lẽ cậu ấy sẽ cho bạn điều bạn muốn”.

Thế là Họa Mi bay tới chỗ cây hoa Hồng mọc dưới cửa sổ phòng chàng Sinh viên.

“Hãy cho tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca du dương nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu đỏ”, nó trả lời, “đỏ như bàn chân chim bồ câu, và đỏ hơn cả dải san hô hình rẻ quạt vĩ đại uốn lượn trong đại dương ngầm. Nhưng mùa đông đã khiến gân lá tôi chết cóng còn sương giá làm tê buốt những nụ hoa, bão tố bẻ gãy cành nhánh, và tôi sẽ không nở hoa được cả năm này”.

“Một bông hồng đỏ là tất cả những gì tôi cần”, Chim Họa Mi kêu lên, “chỉ một bông thôi! Chẳng lẽ không có cách nào để có được nó ư?”

“Có một cách”, Cây trả lời. “Nhưng điều đó quá kinh khủng đến mức tôi không dám kể cho bạn”.

“Kể cho tôi biết đi”, Chim Họa Mi nói, “tôi không sợ đâu”.

“Nếu cần một bông hồng đỏ”, Cây nói, “bạn phải làm ra nó bằng âm nhạc dưới ánh trăng và nhuộm nó bằng máu từ chính trái tim mình. Bạn phải hát cho tôi nghe với lồng ngực ấn vào gai nhọn. Bạn phải hát cho tôi cả đêm với chiếc gai xuyên qua tim, và dòng máu phải chảy vào huyết quản tôi, trở thành một phần trong tôi”.

“Chết là một cái giá xứng đáng phải trả cho một bông hồng đỏ”, Chim Họa Mi khóc, “còn Cuộc Sống thì thật thân thương. Thật vui khi được ở trong khu rừng xanh mát, ngắm Mặt Trời trong cỗ xe bằng vàng và Mặt Trăng trong cỗ xe ngọc trai. Ngọt ngào thấy mùi thơm của cây táo gại, ngọt ngào thay những đóa hoa chuông giấu mình trong thung lũng, và cả cây thạch nam hoa nở trên đồi. Nhưng Tình Yêu còn tốt đẹp hơn Cuộc sống, và trái tím của một con chim là gì mà sánh được với trái tim một con người?”

Thế là cô sải đôi cánh nâu rồi bay vút lên trời cao. Cô lướt nhanh qua khu vườn như một cái bóng, và rồi như một cái bóng cô liệng qua khu rừng. Chàng Sinh viên trẻ tuổi vẫn còn nằm trên thảm cỏ nơi cô nhìn thấy trước kia, còn những giọt nước mắt vẫn chưa khô đi trong đôi mắt truyệt đẹp.

Chàng Sinh viên nhìn lên từ bãi cỏ và lắng nghe những chẳng thể hiểu được lời Chim Họa Mi đang nói với mình bởi chàng chỉ biết những điều được viết trong sách.

Nhưng cây sồi hiểu tất cả và cảm thấy buồn vì cây rất mến cô Họa Mi nhỏ bé làm tổ trên cành nhánh của mình.

“Hãy hót cho tôi nghe một lần cuối”, cây thì thầm. ‘Tôi sẽ cảm thấy rất cô đơn khi vắng bạn”.

Thế là chim Họa Mi cất tiếng hót vì cây sồi. Giọng cô như nước sủi tăm trông chiếc bình bạc.

Khi cô hát xong thì chàng Sinh viên cũng vừa thức giấc. Chang ta lấy từ trong túi ra một cuốn sổ cùng một cây bút chì.

“Không thể phủ nhận là nàng thật xinh đẹp”, chàng tự nói với mình khi đi khỏi lùm cây. “Nhưng nàng có cảm xúc không? Ta e là không. Thực tế là nàng giống hầu hết giới nghệ sĩ. Nàng luôn có một phong cách giả tạo. Nàng sẽ không hi sinh bản thân vì người khác. Nàng chỉ nghĩ về âm nhạc và ai cũng biết là nghệ thuật thì ích kỉ. Tuy vậy, phải công nhận là giọng nàng đôi lúc khá hay. Thật đáng tiếc là nó chẳng có nghĩa lí gì hết cũng như không có giá trị thiết thực”. Chàng đi về phòng, nằm xuống giường rồi bắt đầu nghĩ về tình cảm của mình. Một lúc sau chàng đã chìm vào giấc ngủ.

Khi Mặt trăng tỏa sáng trên trời cao, Chim Họa Mi bay tới chỗ cây hoa Hồng và lao ngực mình vào gai nhọn. Cô cất tiếng hót cả đêm với chiếc gai đâm vào ngực và vầng Trăng thủy tinh lạnh lẽo cúi xuống lắng nghe cô. Cả đêm dài cô ca hát, còn chiếc gai cứ đâm sâu dần vào lồng ngực và dòng máu trong cô cứ chảy ra mãi.

Đầu tiên cô ca hát cho sự ra đời của tình yêu trong trái tim một đôi trai gái. Và trên cành cao nhất của cây hoa Hồng, một đóa hoa tuyệt diệu dần nở, từng cánh từng cánh một mỗi khi một bài ca được cát lên. Ban đầu nó có màu nhạt như làn sương bao phủ trên dòng sông và ánh bạc như đôi cánh bình minh. Đóa hoa ấy như hình bóng của một bông hồng soi trong chiếc gương tráng bạc, trong hồ nước, bông hồng nở trên cành cao nhất ấy.

Nhưng Cây lại kêu gọi Chim Họa Mi hãy ấn ngực sâu hơn nữa vào chiếc gai. “Ấn sâu nữa đi hỡi Chim Họa Mi bé bỏng”, Cây hét lên, “nếu không Ngày sẽ đến trước khi bông hoa được hoàn thành”.

Thế là chim Họa Mi ấn ngực sâu hơn vào mũi gai và càng hát to hơn trước, bởi cô hát cho sự ra đời của tình yêu nồng nàn trong linh hồn một người đàn ông và một cô gái. Và rồi một màu hồng phớt hiện lên trên những cánh hoa như gương mặt ửng hồng của chú rể khi anh ta hôn cô dâu. Nhưng chiếc gai vẫn chưa chạm tới được trái tim cô, vì thế mà phần trung tâm bông hoa vẫn còn màu trắng, bởi chỉ có máu từ trái tim một con Chim Họa Mi mới thắm đỏ được trái tim của một đóa hoa.

Cây lại kêu gọi Chim Họa Mi hãy ấn sâu hơn nữa. “Ấn sâu thêm nữa hỡi Họa Mi bé bỏng”, Cây hét lên, “nếu không Ngày sẽ đến trước khi bông hoa được hoàn thành”.

Thế là Chim Họa Mi ấn sâu hơn nữa, và rồi mũi gai chạm vào tim cô. Một cơn đau nhói lên nhức nhối trong cô. Nỗi đau ngày càng cay đắng hơn, và bài ca của cô cũng càng lúc càng dữ dội hơn bởi vì cô hát cho thứ Tình Yêu được Cái Chết hoàn thiện, cho thứ Tình Yêu không bao giờ bị chôn vùi.

Và rồi đóa hồng tuyệt đẹp đã thắm đỏ như mọc trên nền trời phương đông. Những cánh hoa đỏ thắm, và chính giữa đỏ như một viên hồng ngọc. Nhưng giọng Chim Họa Mi càng lúc càng yếu đi, đôi cánh nhỏ của cô bắt đầu đập và một màng sương mỏng bao phủ đôi mắt. Tiếng hót tắt dần và cô cảm thấy như cổ họng mình nghẹn lại. Đến lúc này cô bật lên một tiếng hát cuối cùng, Vầng Trăng bạc nghẹ thấy khiến nàng quên mất bình minh và cứ thế nán lại trên bầu trời. Bông Hồng nhung nghe thấy và nó run rẩy cả người trong cảm giác đê mê, cánh xòe rộng đón lấy khí trời lành lạnh buổi sáng. Tiếng vọng lách qua dãy đồi và đánh thức những người chăn cừu đang mê ngủ. Nó trôi bồng bềnh qua đám lau sậy trên sông và chúng mang thông điệp của nó ra khơi.

“Hãy nhìn kìa!” Cây hoa kêu lên, “Giờ thì bông Hồng đã trọn vẹn”. Nhưng không thấy chim Họa Mi đáp lời bởi cô đã nằm chết trên dải cỏ với chiếc gai cắm thấu tim.

Buổi trưa chàng Sinh viên mở cửa sổ và nhìn ra ngoài. “Sao mình lại may mắn thế vậy chứ!” – chàng kêu lên. “Bông hồng đỏ đây rồi! Ta chưa từng nhìn thấy bông hồng nào nhứ thế này trong đời. Nó đẹp đến nỗi ta dám chắc là nó hẳn phải có một cái tên Latin dài dằng dặc”. Và chàng nhoài người xuống hái nó.

Chàng đội mũ rồi chạy nhanh tới nhà ngài Giáo sư với bông hồng trong tay. Con gái của ngài Giáo sư đang ngồi trên ngưỡng cưa cuộn chỉ xanh vào một cái ống với con cho nhỏ nằm dưới chân.

“Nàng nói rằng sẽ khiêu vũ với ta nếu ta mang đến cho nàng một bông hồng đỏ”, chàng Sinh viên nói. “Đây là bông hồng đỏ nhất trên thế giới. Nàng sẽ cài nó trên ngực mình chỗ trái tim, và khi chúng ta khiêu vũ cùng nhau nó sẽ nói cho nàng biết ta yêu nàng như thế nào”.

Nhưng cô gái cau mày.

“E rằng nó sẽ không hợp với bộ váy của tôi”, cô trả lời. “Hơn nữa, cháu trai của nhà Chamberlain vừa gửi tôi vài thứ đồ trang sức thật và ai cũng đều biết là nữ trang đắt hơn hoa nhiều”.

“Thế đấy, ta xin lấy danh dự mà thề, nàng thật vô ơn”, chàng Sinh viên nói một cách giận dữ. Rồi chàng ta vứt đóa hoa ra đường, nó rơi xuống rãnh nước và bị một cái bánh xe ngựa cán qua.

‘Vô ơn!” cô gái nói. “Tôi nói cho mà biết, anh là đồ xấc xược. Và xét cho cùng thì anh là cái thá gì. Chỉ Ịà sinh viên thôi. Sao, tôi không tin là anh có lấy nổi khóa giày bằng bạc như cháu trai nhà Chamberlain đâu”. Rôi cô nàng đứng dậy khỏi ghế và đi vào nhà.

“Tình Yêu thật là một thứ vớ vẩn”, chàng Sinh viên nói lúc quay bước. “Nó chẳng hề có ích bằng nửa lập luận bởi vì nó chẳng chứng minh được gì hết. Nó còn nói cho ta biết về những điều chẳng bao giờ xảy ra và khiến người ta tin vào thứ không có thật. Tóm lại thì nó không thiết thực. Ta nhất định phải quay về với Triết học và học Siêu hình học mới được”.

Thế là chàng ta quay về phòng và lấy ra một quyển sách bụi bám dày rồi bắt đầu đọc.

Oscar Wilde, tên đầy đủ là Oscar Fingal O’Flahertie Wills Wilde, là một nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông được biết đến như một nhà mĩ học nổi bật, ông còn là người đầu tiên giảng giải về phọng trào nghệ thuật vị nghệ thuật lúc bấy giờ. Nổi tiếng về tài tranh luận và phong cách ăn mặc lịch lãm. Ông sáng tác nhiều và viết với một giọng văn tự nhiên. Những kiệt tác tràọ phúng, những vở kịch châm biếm, lối chơi chữ và văn phong hóm hỉnh đậm chất Ireland.

Trương Thị Mai Hương dịch

Nguồn nguyên tác: chúng tôi

Các Kỹ Thuật, Kinh Nghiệm Chọn Chim Hoa Mi Hot Hay

– Tướng mắt: với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

– Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc (cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn

Họa mi xa nhãn được phân làm 4 loại:

1. Kim xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.

2. Thiết xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.

3. Ngân xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.

4. Huy xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.

*Chú ý: màu đáy mắt của Chim họa mi phải là màu đậm mới tốt.

– Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay mình vẽ, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

Hội Chim Cảnh Việt Nam.

Thú Chơi Chim Cảnh Của Người Hoa Chợ Lớn

Những ai đang sống ở khu Chợ Lớn ngày nay đều biết tòa cao ốc Thuận Kiều Plaza đồ sộ với ba tầng tháp, mỗi tháp 33 tầng, gồm 648 căn chung cư, nhưng hẻo thay vì lời đồn tòa nhà bị bùa yếm và có ma quỉ nên từ lúc xây xong từ năm 1999 đến nay gần như bỏ hoang.

Vậy nên người bình dân Sài Gòn mỗi lần đi qua tòa nhà này, họ không gọi tên nó là Thuận Kiều Plaza mà gọi tòa nhà ba cây nhang, còn với người không tin dị đoan thì gọi đó là tòa nhà của dân chơi chim.

Từ phía mũi tàu đâm ra đường Thuận Kiều là nơi có sân phơi chim vào loại lớn nhất của cả Sài Gòn. Dân chơi chim cảnh ở đây ai cũng hả hê, vì bởi họ được tự do biến quảng trường tòa cao ốc với số tiền xây dựng hơn 55 triệu đô la ở thời điểm năm 1999 thành một sân phơi chim, mỗi sáng, mỗi chiều họ đem chim cảnh ra phơi nắng, tụ thành lớp cho chim học hót, thành trường đá chim, thành chợ bán mua chim…

Thật ra từ trước khi có tòa cao ốc Thuận Kiều Plaza, khu vực ở giao lộ Thuận Kiều-Hồng Bàng đã là nơi tập trung các tiệm bán chim cảnh, thực phẩm và tất tần tật mọi thứ vật dụng cho giới chơi chim.

Không ở đâu có đông người chơi chim bằng khu Chợ Lớn và không có gì quá đáng khi cho rằng thú chơi chim cảnh là một phần văn hóa truyền đời của người Hoa ở Chợ Lớn.

Ở sân chim Thuận Kiều Plaza, giới sành điệu chơi chim chỉ cần nhìn qua chủng loại chim mà người chơi đem ra khoe là hiểu về sự khác biệt giữa dân chơi Hoa và Việt.

Phải nói đa số chim cảnh ở đây là chim khoen (người miền Nam gọi là chim vành khuyên, chim sâu). Hỏi chuyện một anh chàng người Hoa chừng khoảng 30 tuổi, anh chàng có tới 3 cái lồng nuôi chim khoen đang phơi nắng

Anh nói: “Ngộ hổng rành, ngộ nghe người ta nói chơi chim khoen cho hên, vì nói tên nó nghe leng keng như tiếng đồng tiền vàng, nó hót, nó líu giọng kim rất hay.” Các tiệm nước, cửa hiệu hay phòng khách nhà phú gia của người Hoa trước 1975 thường có đôi ba lồng nuôi chim khoen, ngày nay dân chơi cũng không tiếc tiền mua sắm đồ chơi cho chim khoen như cây chim đứng bằng ngà voi, cóng đựng thức ăn bằng gốm sứ quí hiếm, qua đó cho thấy việc họ tin chơi chim khoen cho hên, cho giàu, cho đổi đời cũng chẳng có gì khó hiểu.

Giống chim cảnh chào mào mà người Việt từ miền Ðông, miền Trung, miền Bắc rất khoái chơi hầu như ít thấy ở sân chim này. Ở sân chim này hầu như không thấy các giống chào mào quí như chào mào cung đình Huế, hồng y giáo chủ, nữ hoàng, bạch tạng… những loại đại gia Việt mới phất sẵn sàng bỏ ra từ vài chục triệu đến cả trăm triệu để chơi.

Một nhạc sĩ từng dạo sân chim Thuận Kiều này nói: “Rừng nào chim đó mà. Anh có đưa lại sân này chục con hồng y giáo chủ cũng không ai biết giá trị mà bu vô ca ngợi đâu.”

Hẳn nhiên các giống chim quí hiếm đắt tiền nhất mà người Việt lẫn người Hoa ở sân Thuận Kiều đều ưng ý, xếp theo thứ tự là chim sơn ca, họa mi và chích chòe… Nhưng thời thế Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay thay đổi cũng khiến người chọn chim để chơi cũng thay đổi theo hướng tầm thường hơn.

Ví như trước đây thấy ai mang lồng chim sơn ca ra sân là biết tay chơi đó ở hạng bề trên. Chim sơn ca là loài hót tiếng quí phái, có bài bản hay nhất trong các loài chim. Dân cự phú gốc Hoa ở Chợ Lớn trước 1975 chỉ thích chơi chim sơn ca Hồng Kông. Ngày nay lâu lâu mới gặp được một tay chơi sành điệu chọn chim sơn ca Bãi Cháy-Quảng Ninh, Huế, Ðà Nẵng, Hóc Môn để chơi…

Ở sân chim Thuật Kiều plaza này hàng tuần cũng có đôi ba độ đá chim, tiền độ một hai triệu bạc để gọi là cho thỏa máu mê đỏ đen; nhưng nét chính vẫn là nơi người chơi tụ lại để ngồi ngắm chim mình, chim người rồi tự sướng với vẻ đẹp hình thể của các loài chim và cho hả cơn ghiền tiếng chim hót.

Hàng ngày nhìn cảnh hàng chục có khi hàng trăm người, có người đèo trên xe máy cả ba, bốn cái lồng chim đến sân mà nghĩ: Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay đang trong vấn nạn tiếng ồn, tiếng chim hót không hợp với không gian ngàn vạn âm thanh tạp nham đến đau đầu điếc tai.

Nhưng dù chuyện mê chim cảnh có trớ trêu mấy đi nữa thì với người mê chim cảnh vẫn đáng quí khi tha thiết với việc nương theo tiếng chim để hồi tưởng, níu kéo lại những ngày Sài Gòn thanh vắng, êm đềm.

Hé Lộ Tranh Cãi Về Youtuber Ẩm Thực Triệu View Vành Khuyên Lê

LTS – V ào khoảng cuối Tháng Sáu đầu Tháng Bảy, cộng đồng người Việt yêu thích ẩm thực khắp thế giới dậy sóng vì sự xuất hiện của hai trang Facebook có tên “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn” và “Phốt Chim Vành Khuyên – Chuyên ăn cắp công thức.” Thêm vào đó, vào ngày 30 Tháng Sáu, nhật báo Người Việt nhận được một email có tựa đề “Đơn tố cáo hành vi ăn trộm chất xám để trục lợi từ Youtuber triệu views Vành Khuyên Lê.” Nội dung của email này cũng được đăng tải chính thức trên trang “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn.”

“Chúng tôi, gồm 6,000 thành viên, thuộc nhóm ‘Tố cáo Vành Khuyên- Chuyên ăn cắp công thức làm Youtube” trên facebook cùng tố cáo những hành vi sai trái như sau của Youtuber Vành Khuyên Lê (tên thật là Lê Thị Hồng Nhung). 1-Dùng nhiều thủ đoạn để ăn cắp sở hữu trí tuệ của hàng trăm người, kiếm tiền trục lợi, không qua xin phép để sản xuất những video dạy nấu ăn trên Youtube. 2-Lạm dụng quyền admin để chặn, đặt điều, bôi nhọ những nạn nhân bị Vành Khuyên ăn cắp công thức khi họ đặt câu hỏi và bất bình trước việc làm sai trái của Vành Khuyên. 3-Dối trá với độc giả và người xem khi sử dụng những tip, những công thức ăn cắp và tuyên bố đó là “công trình nghiên cứu nhiều năm” của bản thân. 4-Gây thiệt hại vật chất và tinh thần của độc giả và người xem khi nấu theo những công thức biến tấu sai tỉ lệ so với công thức gốc. Mục đích để che mắt, hợp thức hóa việc ăn cắp bất chấp hậu quả, gây thiệt hại cho follower của Vành Khuyên.”

Nội dung của email này cũng được đăng tải chính thức trên trang “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn.”

Đó là bà Rosemary Lado, có tên thân mật là Mi Xù, một người Mỹ gốc Việt, hiện cư ngụ ở New York, chủ của trang Bếp Hương Việt Năm Châu.

Vừa là ân nhân, vừa là thầy, vừa là…nạn nhân

“Vào Tháng Hai, 2018, Vành Khuyên mở một nhóm Facebook có tên “Nấu ăn cùng Vành Khuyên Lê cho người mới bắt đầu và cho cả CHEF COOK. Vành Khuyên mời tôi tham gia,” bà Rose bắt đầu về câu chuyện “nạn nhân” của mình với phóng viên Người Việt qua điện thoại.

“Lúc đó, Vành Khuyên chỉ như một người nội trợ bình thường, thích nấu ăn, thích tìm tòi khám phá những cái mới. Tôi cũng là người yêu thích nấu ăn, thích san sẻ kinh nghiệm ẩm thực, nhất là khi mình ở xa quê hương, luôn thèm hương vị món ăn quê nhà. Do đó tôi đồng ý tham gia,” bà nói tiếp.

Theo bà Rose nói, lúc đó, quản trị (admin) nhóm có hai người nữa, đều là những người yêu bếp, yêu sáng tạo món ăn.

Kế tiếp, Vành Khuyên đề nghị bà Rose giữ vai trò “moderator” – duyệt xét những ai muốn làm thành viên của nhóm.

Nội dung theo đường link sau:

https://m.facebook.com/groups/1831225527206468?view=permalink&id=2015881065407579

Theo lời bà Rose kể lại: “Trang Bếp Ấm Thân Thiện rất nổi tiếng và có trước Vành Khuyên. Vành Khuyên đã tiếp cận, liên lạc với trưởng nhóm là Lan Hoa Ngọc để làm quen, sau đó được làm quản trị. Tuy nhiên, bất kỳ những ai có thành ý đóng góp công thức món ăn đến trang đều bị chặn và sau đó biến mất. Sự việc xảy ra rất nhiều đến nỗi phải có cuộc điều tra từ các thành viên trong nhóm. Sau đó, sự thật được phơi bày.”

Theo lời bà Rose, Vành Khuyên, với vai trò kiểm duyệt nội dung của người gửi vào nhóm, đã dùng những công thức đó để thực hiện cho kênh Youtube riêng của mình.

Nhật báo Người Việt có liên lạc với trưởng nhóm Bếp Ấm Thân Thiện là bà Lan Hoa Ngọc.

Qua tin nhắn, bà cho biết: “Việc Vành Khuyên là quản trị Bếp Ấm Thân Thiện cũng là các chị thấy tôn trọng và kính phục sự nội trợ đảm đang của Vành Khuyên. Còn Vành Khuyên có ý đồ gì các chị không quan tâm. Cho đến lúc xảy ra việc xóa chặn thành viên trong bếp thì nhóm quản trị làm làm việc vì trách nhiệm là quản trị đem lại quyền lợi cho thành viên bếp. Vành Khuyên không hồi âm ý kiến gì, tự rời nhóm.”

Một trong những người có tên trong Bản Kiến Nghị gửi đến nhật báo Người Việt là cô Ngọc Byrne. Cô chủ động liên lạc với phóng viên nhật báo Người Việt và cho biết: “Người ta gửi công thức để được đưa vào nhóm, Vành Khuyên không duyệt, lấy công thức đó, chặn người gửi rồi dùng nó làm Youtube cho mình. Nếu Vành Khuyên muốn dùng thì có thể nói với tác giả một câu.”

Cô Ngọc Byrne kể, cô từng góp ý trong video của Vành Khuyên trên Youtube là công thức của món đó là của chị Mi Xù. Sau đó, cô bị Youtube Vành Khuyên Lê chặn và thậm chí…”report.”

“Vành Khuyên được mệnh danh là ‘Thánh Report.’ Nếu mọi người vào nhóm Bóc Phốt Vành Khuyên sẽ thấy rất nhiều người chia sẻ câu chuyện tương tự,” cô Ngọc Byrne nói.

Trở lại những chia sẻ của bà Rosemary Lado, bà kể: “Sau khi Vành Khuyên bị đẩy ra khỏi nhóm Bếp Ấm Thân Thiện, cô có nói chuyện với tôi, tỏ vẻ rất buồn bã, nói rằng muốn buông xuôi. Lúc tôi không biết nhiều, chỉ thấy Vành Khuyên có đam mê nấu nướng, không muốn cô nhụt chí nên ngỏ lời sẽ hướng dẫn cô nấu nhiều món lạ để cô làm video, chứng minh cho mọi người rằng cô không lừa gạt ai.”

Từ đó, theo lời bà Rose, và những bằng chứng bà gửi qua cho thấy, bà đã chỉ cho Vành Khuyên những công thức nấu ăn qua tin nhắn, “video call.”

Vành Khuyên là một trong nhiều “đệ tử” được bà Rosemary Lado dạy cho những món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt, bà luôn ưu ái để Vành Khuyên đăng trước các video thực hành lên kênh Youtube của cô.

“Thời điểm này, có một việc mà do các học trò của tôi nói tôi mới để ý, đó là Vành Khuyên không bao giờ nhắc tên tôi khi nói về các ‘trick’ (chiêu thức) của một món ăn do chính tôi tìm ra khi cô làm video. Cô chỉ nhắc tên tôi trong nhóm riêng chứ không đề cập đến trong video trên Youtube. Xem như đó là những gì Vành Khuyên tự nghĩ ra,” bà Rose kể lại.

Mọi chuyện tiếp tục cho đến khoảng bốn, năm tháng sau.

“Cho đến lúc này, Vành Khuyên dùng những công thức của tôi từng chia sẻ trong nhóm, thay đổi một chút xíu liều lượng, ví dụ nhiều/ít đường hơn, nhiều/ít mặn hơn…để hợp thức hoá ‘chất xám’ của mình,” bà nói tiếp.

Từ đó, bà Rose không còn chỉ cho Vành Khuyên nấu ăn qua tin nhắn, video chat nữa. Đến cuối năm 2018, sự việc xảy ra với món ăn có tên “Bò Nướng Kim Tiền” do một “đệ tử” của bà Rose đã thực hiện và đăng trên Youtube của người này.

Một học trò của bà Rose vì không ăn được hành nên phải luộc hành rồi mới nướng.

“Năm ngày sau khi học trò của tôi đăng trên Youtube, Vành Khuyên cũng ra video làm y chang như thế, đặc biệt là sao chép nguyên bản hành luộc và nướng, và kèm theo câu ‘Video này Vành Khuyên đã làm rất lâu rồi,'” bà kể.

Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại, bà Rose có nhắc đến một tên tuổi trong làng ẩm thực, người nổi tiếng trong mục Ẩm Thực của trang webtretho ở Việt Nam, được gọi là Liên Ròm.

Từ những năm 1980, trang webtretho là một trang nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên những vấn đề gia đình, mẹ con, cuộc sống…Trong đó, chuyên mục Ẩm Thực do chị Liên Ròm phụ trách là một chuyên mục “hot,” nhận được sự yêu thương và quan tâm của một lượng lớn độc giả trong và ngoài nước.

“Không phải chỉ riêng tôi mà rất nhiều người. Với tôi thì Vành Khuyên không lấy toàn bộ công thức mà lấy từng chút một. Cách của tôi là hay làm các ‘tip,’ tức là các mẹo vặt nhỏ nhỏ. Tôi hay viết những cái mẹo đó để chỉ người khác làm, thì Vành Khuyên lấy những cái đó,” chị Liên Ròm nói.

Chị cũng nhấn mạnh, theo chị thì có những cái cũng không thể nói là của mình, đặc biệt những mẹo lặt vặt là do kinh nghiệm cá nhân, không có chứng minh bản quyền. Hơn nữa, chị Liên Ròm nói rằng, khi đã cho đi thì không thể đòi lại.

Chị kể tiếp: “Năm 2018, Vành Khuyên từ Việt Nam quay lại Đức, có gọi điện thoại cho tôi. Là bạn cũ với nhau từ lúc làm webtretho, tôi cũng nói chuyện lại bình thường. Lúc đó Vành Khuyên nói cô ấy cần tiền. Tôi khuyến khích cô làm Youtube.”

“Rồi tôi nói với Vành Khuyên rằng: ‘Bà đang rảnh, không vui thôi thì làm Youtube kiếm tiền đi.’ Tui thì tui không muốn kiếm tiền từ Youtube. Tui chỉ muốn làm từ thiện,” chị tiếp tục.

Chị nói thêm: “Có một lần, Vành Khuyên làm món chả giò với tên gọi ‘Chả giò – Đề nghị mọi người cảm ơn Vành Khuyên về món chả giò.’ Tôi có góp ý kiến với Vành Khuyên là nước cốt dừa thì tôi biết rồi, nhưng sao làm chả giò mà có đường. Vành Khuyên mới nói là ‘Hỏi chi mấy chuyện này?’ Sau đó cô ‘block’ tôi, rồi nói với các nhóm rằng đó là công trình nghiên cứu vĩ đại của cô mà Liên nói là Liên biết trước.”

Theo lời chị Liên Ròm, chị đã “bày” cho nhiều người bạn khi làm bánh tráng chả giò là làm bằng nước dừa. Nhưng rất tiếc đó là những lời nói truyền tai nhau, không viết ra, không đăng tải trên mạng xã hội, và càng không thể đăng ký bản quyền như những phát minh khoa học khác.

Một người khác, cô Hạnh Huỳnh, ở Pennsylvania, kể với phóng viên Người Việt: “Em rất thích nấu ăn và được nhiều người giới thiệu xem kênh của Vành Khuyên. Em từng thần tượng và hâm mộ chị Vành Khuyên lắm, nhưng từ khi biết được sự thật những chuyện chị ấy làm thì em sụp đổ hoàn toàn và rất bức xúc.”

Theo lời cô Hạnh Huỳnh kể, cô từng xem video hướng dẫn của Vành Khuyên làm món thịt da giòn rụm để làm theo, nhưng kết quả là “cứng ngắc, nhai không nổi.”

Thực tế, không phải ai cũng thành công khi làm theo những video hướng dẫn nấu ăn trên Youtube. Theo lời của bà Rose, đó chính là cách hướng dẫn những “trick” mà chỉ có kinh nghiệm do người làm từng thất bại, rồi mày mò tìm hiểu mới biết được.

“Quan trọng là người đó có thật lòng muốn chỉ dẫn hay không và có biết cách chỉ dẫn không,” bà Rose nói.

Quan trọng là cách đối xử nhau thành thật

Sau khi kể rất nhiều những chuyện tưng tự từng xảy ra với mình và nhiều người khác, chị Liên Ròm cho rằng đối với chị, đó cũng không phải là chuyện đáng nói.

“Mình phải biết rằng, trên mạng xã hội, chia sẻ nhau công thức nấu ăn là chuyện bình thường. Chưa chắc cái mình chỉ người khác là bản quyền quyền của mình, vì mình cũng học được từ người khác, hoặc mỗi người một ít thành ra của mình. Cho nên, không thể nói đó là bản quyền của mình. Cái tôi và mọi người nói ở đây là sự thành thật, là cách đối xử với nhau,” chị Liên nói.

Một trong cách đối xử mà chị Liên Ròm muốn nói, đó là “tại sao lại ‘block’ người khác khi người ta góp ý với mình? Tại sao chặn những bài viết chia sẻ của người khác để làm sản phẩm của mình?”

Vành Khuyên Lê nói gì?

Trả lời câu hỏi của phóng viên nhật báo Người Việt về tiêu chuẩn nào để nói rằng những video dạy nấu ăn của Vành Khuyên là “ăn cắp sở hữu trí tuệ,” bà Rose giải thích: “Tất cả các món ăn đều có gia vị chuẩn, nhưng để ‘chuẩn vị’ thì sẽ có những chiêu thức, phương pháp như liều lượng thế nào, canh độ lửa ra sao, cho cái nào trước cái nào sau…rất nhiều không thể kể hết. Cơ bản của nấu ăn có ở mọi nơi, sách vở, internet…”

Bà khẳng định: “Do đó, chúng tôi không chỉ trích việc Vành Khuyên ăn cắp các kinh nghiệm, các ‘trick’ nấu nướng của mọi người để dùng làm của mình, mà chúng tôi lên án thủ đoạn ‘hợp thức hoá’ những công thức đó để kiếm tiền riêng, chà đạp niềm tin đam mê làm bếp của mọi người.”

“Chào quý anh/chị Tòa soạn Báo ShareNow Tiếng Việt

Hôm nay tôi đã nhận tin này từ quý anh/chị “Hi Vành Khuyên. Lại thêm một email gửi đến tòa soạn tố cáo những video dạy nấu ăn của VK là “ăn cắp công thức.” Mạng xã hội cũng tràn ngập những group “bóc phốt Vanh Khuyên.” Kênh YouTube Vành Khuyên rất nổi tiếng. Rất nhiều khán giả thích xem. Do đó chúng tôi muốn dùng truyền thông để chứng minh nếu Vành Khuyên không sai. Vì nếu cứ tiếp tục thế này, những email phát tán ra, không tốt cho kênh Youtube của Vành Khuyên, điều đó rất đáng buồn.”

Về vấn đề này tôi đã giao cho Luật sư của tôi tiến hành tất cả các thủ tục tố tụng cần thiết để truy tố những kẻ chủ mưu lập ra Nhóm Facebook này vì những hành động Phỉ báng của họ (đặt điều vu khống để hạ danh dự, uy tín của người khác) đối với tôi, buộc họ phải chịu trách nhiệm trước Facebook, trước Youtube cũng như trước Pháp luật.

Vì đang trong quá trình tố tụng, mong các anh chị giữ kín vụ việc.

Tôi xin cám ơn. Kính chúc quý anh chị và gia đình luôn được nhiều sức khỏe và an lành trong mùa Dịch bệnh!”

Phóng viên Người Việt tiếp tục liên lạc vào thẳng trang Facebook “Nấu ăn cùng Vành Khuyên Lê cho người mới bắt đầu và cho cả CHEF COOK” và kênh Youtube của Vành Khuyên Lê nhưng vẫn không nhận được hồi âm. Thay vào đó là một email có nội dung “Đề nghị Phóng viên chấm dứt hành động quấy rối trên Facebook và Kênh Youtube của tôi” được gửi vào toà soạn Người Việt, dưới tên Carole Lala.

Nhóm Bóc Phốt Vành Khuyên: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/

Trang Bếp Hương Việt Năm Châu: https://www.facebook.com/groups/2701045186628973/?epa=SEARCH_BOX

Nhóm Phốt Chim Vành Khuyên – Chuyên Ăn Cắp Công Thức: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/?epa=SEARCH_BOX

Thư tố cáo và bản kiến nghị: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/permalink/573339323339643/

***

Liên lạc tác giả: [email protected]