Top 12 # Xem Nhiều Nhất Youtube Chim Khướu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Dạy Khướu Làm Chim Khướu Mồi

Chỉ những người sống bằng nghề bẫy Khướu chuyên nghiệp hoặc tài tử mới cần nuôi Khướu mồi. Dân chuyên nghiệp thì bẫy Khướu bổi làm kế mưu sinh, còn dân tài tử là những nghệ nhân nuôi chim, thỉnh thoảng đem chim mồi vào rừng một chuyến, hy vọng bắt được vài con Khướu hay để về nuôi nghe hót.

Tùy theo nhu cầu mà có ngưừi nuôi một vài con Khướu mồi, hoặc nuôi với số lượng nhiều hơn. Thật ra, một lần vào rừng bẫy Khướu bổi, dù là đi trong ngày, không ai lại chỉ mang theo một con Khướu mồi đã cho là đủ được!

Khướu mồi cũng có con hay con dở. Con Khướu mồi gọi là hay là con có tài… sát thủ, hễ vào rừng lần nào nó cũng lập được nhiều thành tích đáng kể khiến chủ nuôi phải hài lòng, còn nếu nuôi phải con Khướu mồi dở thì “hành nghề” có lúc thành lúc bại. Nhiều khi nó làm cho chủ nuôi phải phát cáu, bực mình, muốn… phóng sanh cho khuất mắt!

Với con chim mài thật hay thì khi vừa vào đến cửa rừng, nó tài tình đến độ phát hiện ngay được sự hiện diện của một con Khướu bổi nào gần đó nên cất tiếng hót vang. Tiếng hót của con Khướu mồi đã báo cho chủ nuôi biết tin vui, và tùy đó mà lo hành sự. Nó có khả năng “làm việc” bất cứ giờ giấc nào trong ngày, và có thể theo chủ vào rừng ba bốn ngày liền mà cơ hồ như không biết mệt! Nghĩa là đến góc rừng nào mà còn chim bổi là mồi sẵn sàng hót lên thúc đá…

Ngược lại với con Khướu mồi dở, nhiều khi tỏ ra đỏm lược ở nhà, nhưng khi vào rừng lại tỏ ra nhát như cáy, miệng kín như ngậm tăm! Có con cũng tỏ ra dạn dĩ, nhưng đánh được một hai còn bổi rồi thì nó trở chứng so đầu rụt cổ! Nhiều khi con bổi đến cận bên, chỉ cần con mồi can đảm hót giục thêm vài ba câu nữa là chim bổi vào ngay bẫy rập, nhưng nó lại… lặng thinh khiến con bổi phải lãng ra xa…

Vuột mất một con Khướu bỗi đôi khi chủ nuôi không tiếc, mà chỉ giận con chim mồi quá dại, của ngon dâng ngay tận miệng mà lại dại dột không ăn!

Vậy, đặc tính cần có của một con Khướu mồi là gì? Nó phải là con chim thật dữ, nhưng đồng thời cũng là con chim thật khôn! Chữ khôn ở đây xin được hiểu theo nghĩa… nghề nghiệp: siêng hót và hót hay để rủ rê chim bổi đến gần, và biết hót thúc đúng lúc để “chọc tức” con chim bôi hăng tiết nhào vào lưới rập ngay…

Chim mồi mà hay như vậy thì ai cũng chuộng, dù trả mua với giá nào chắc chắn chủ nó cũng không chịu buông.

Muốn tạo một con Khướu để làm mồi thật hay, ta phải làm những việc sau đây:

Chọn chim dữ và khôn: Chim Khướu dùng làm mồi phải là con chim dữ. Nó là con Khướu thuộc, được nuôi ít ra cũng được vài mùa, dừ đó là chim bổi hay chim con nuôi lên cũng được, cần nhất là con chim đó phải dạn người, phải siêng hót, và phải… khôn: không những đi đến đâu cùng có thể mau mồm mau miệng hót ngay được, mà còn biết dụ con mồi đúng lúc!

Con chim đã dữ thì không hề biết sợ một con bổi nào, bao giờ nó cũng biết tự tin vào tài năng của chính nó. Mà dù đức tính tự tin của nó yếu thì chủ nuôi cũng có cách bổ khuyết, bằng cách năng đi tập dượt luôn tại các tụ điểm chơi chim…

Tập cho chim sống trong lục: Ai cũng hiết bẫy chim là phải dùng lục. Lục là một cái lồng đặc biệt dùng để nhốt chim mồi, và bên trên là lưới rập để bắt chim bổi. Lục để bắt Khướu tuy to, nhưng cũng chật hẹp hơn lồng nuôi rất nhiều.

Con chim đã quen ở trong lồng, nay cho qua lục mười con như một đều không thích ứng, chúng cứ tìm đủ mọi cách để cố thoái thân. Vì vậy, muốn tập cho Khướu làm chim mồi, thì trước hết ta phải tập cho nó đứng trong lục cho quen đã. Cách tập này không phải chỉ trong một tuần hoặc năm ha bữa là xong! Có con Khướu phải tập nửa năm hoặc cả năm mới thuần thuộc.

Phải tập làm sao cho con chim có thói quen ở trong lồng cũng được mà ở trong lục cũng dễ dãi bằng lòng thì mới xách đi làm mồi được. Thí dụ khi đi rừng thì cho chim sang lục, mà khi về lại cho chim sang lồng nghỉ ngơi cho rộng rãi. Việc từ lục sang lồng hay từ lồng sang lục, hai chỗ ở một rộng một hẹp mà con Khướu mồi vẫn dễ dãi chấp nhận thì lúc đó nó mới thực sự là con chim mồi!

Việc này tuy khó nhưng chim cũng quen dần. Trước tiên là nuôi con Khướu mà mình muốn tập làm chim mồi trong lục. Nuôi cho đến một ngày nào đó nó chịu đứng yên như cách sống trong lồng, rồi xách lục đến các tụ điểm chơi chim mà tập dượt cho chim quen đi…

Sau một thời gian, ta phải tập cho chim có một thói quen khác là: hễ đi dượt thì sang chim qua lục, mà về nhà phải sang chim trở về lồng. Việc sang qua sang lại chỗ ở như vậy mà chim tỏ ra không hề sốc, thì đó là lúc làm mồi được.

Tập làm mồi: Hãy chim thì bẫy ở rừng nên phải có thời gian để tập cho chim mồi làm quen với không khí của rừng, với quang cảnh của rừng, nếu không nó sẽ bở ngỡ và sinh ra sợ sệt. Phải tập làm sao cho con chim dù ở nhà hay ở rừng, lúc nào cũng dạn dĩ hót được: tức là chịu hót trong mọi hoàn cảnh, treo đâu hót đó thì mới có thể làm mồi.

Muốn tập được như vậy thì không cách nào hơn là cho chim “đi thực lế” nhiều lần ở rừng để nó quen dần và dạn dần… Nếu ở gần rừng thì việc này thực hiện dễ, nhưng nếu ở xa rừng thì chỉ có cách mỗi lần đi bẫy chim, nên cho những con “học trò” này theo. Nó theo mãi rồi quen, và khi đã quen thì nó giữ được sự tự tin, không còn phập phồng lo sợ nữa…

Cũng có nhiều con Khướu thuộc, không qua việc tập luyện nhưng vẫn làm mồi được. Nhưng, dù sao có thời gian để tập luyện “đúng sách vỏ”, đúng bài bản thì con mồi đó vẫn tốt hơn, vẫn có giá trị hơn.

Tập làm mồi cũng còn có nghĩa dạy cho con chim mồi biết cách tập hót đúng lúc để dụ chim bổi về, và cách hót giục để dụ chim bổi vào đá mà sập bẫy.

Đây là công việc tế nhị, khó khăn, chủ nuôi phải đích thân tập luyện nhiều lần cho “học trò” thuộc bài như cháo thì mới trở thành con mồi giỏi được.

Chẳng hạn, vào rừng, sau khi tìm chỗ thích hợp để treo lồng chim mồi lên, chủ chim liền tìm chỗ giấu mình gần đó rồi huýt gió giả tiếng Khướu mái ro ro để con chim tập sự hót ngay.

Cần phải tập đi tập lại việc đó rất nhiều lần, bằng cách giờ này treo lục ở điểm này, giờ sau lại đem treo qua bụi lùm khác. Và cứ mỗi lần treo lục xong là ta phải giả tiếng mái ro ro để con mồi tập sự hiểu mà cất tiếng hót ngay. Chỉ khi nào việc hót “liền tức thì” đó trở nên một thói quen quí giá thì con chim đó mới có thể làm mồi được.

Mặt khác, quí vị cũng cần biết, con chim làm mồi tuy đã biết rõ công việc của nó làm, nhưng chỉ dùng được trong thời gian nó thực sự căng lửa. Con mồi giỏi mà bị thay lông, hay bị suy, dù đem ra rừng cũng không làm được trò trống gì. Ngay cả thời gian tập luyện cho con chim làm mồi cũng phải chọn thời điểm sung súc nhất của nó, tức là sau mùa thay lông xong. Con chim thay lông xong thì đủ lửa, hót căng. Chim đó mới dạn dĩ, mới có được bản lĩnh đóng trọn vai trò con mồi trứ danh được.

Con Khướu mồi, dù tập sự mà vào rừng treo lục lên chịu hót ngay là có thể cho “hành quân” được. Hãy cho nó xâm nhập trận địa và tập cho nó đánh bắt những con bổi đầu tiên để mở đầu “sự nghiệp” rở ràng của nó sau này.

Lần này treo lục lên, chủ chim lại tìm chỗ lý tưởng để núp rình. Hễ chim mồi trong lục hót thúc lên thì thế nào Khướu bồi ngoài trời cũng kéo đến. Đây là lúc chủ chim có cơ hội tốt để tìm hiểu sự thông minh tài trí của con chim mồi tập sự của mình hay dở ra sao.

Nếu thấy con chim bổi lại gần, tức là đậu trên một cành cây nào gần dó, mà nó vẫn bình tĩnh hót rân lên như có ý thách thức con chim rừng bên ngoài vào lục đấu đá thì nó đã xứng đáng là chim mồi thực thụ rồi. Tất nhiên, thấy chim lạ mà dám hiên ngang đứng hót là chứng tỏ con mồi tập sự đã có thừa bản lãnh rồi. Nhưng, ngược lại, khi nhác thấy chim bổi lại gần mà đứng trong lục nó tỏ ra mất tự nhiên, nghĩa là ra vể sợ sệt, thì đó là lúc chủ chim phải giả dạng giọng con Khướu mái kêu ro ro để “nhắc nhở” cho con mồi tập sự bình tĩnh, để hót lên dụ kẻ thù vào bẫy sập…

Tuy nhiên, việc đó không phải dễ dàng, vì ít có con mồi lập sự nào lại “khôn” đến mức đó. Thường việc này tập đi lập lại nhiều lần, nghĩa là phải đành để sảy chim bổi nhiều lần thì mới mong chim mồi “thuộc bài” được.

Chắc quí vị cũng biết, khi chim bổi rất dữ, dính lưới nó vùng vẫy (chỉ trừ những chim quá dữ, tuy bị lâm cảnh nguy khốn, nhưng nó vẫn liếp tục hướng vào chim mồi mà tiếp tục đấu đá) để cố thoát thân. Hành động hoảng loạn này của chim bổi đôi khi làm cho chim mồi bên trong cũng sợ hãi theo. Vì vậy, khi bắt chim bổi ra khỏi lưới rập, ta phải làm cho thật nhanh gọn, tránh cho con bổi giãy giụa mạnh, và nhất là đừng kêu toáng lên như heo sắp chọc tiết vậy.

Với chim mồi lập sự lần đầu, sau khi hắt được con bổi đầu liên là nó đã hoảng hồn, ít con có thể còn hình tĩnh để tiếp tục đánh bắt những chim bổi khác. Tuy nhiên lần đầu “ra quân” mà nó đạt được chiến tích đó cũng đủ làm cho chủ nuôi hả dạ lắm rồi!

Nên cho con mồi đó nghỉ ngơi để nó định tĩnh lại tinh thần. Nhưng, không nên để nghỉ lâu ngày vì nó có thể dễ dàng quên hết bài vở đã học lâu nay.

Việc đời “trăm hay không bằng lay quen”, nghề gì cũng phải “văn ôn võ luyện” cho thành thạu mới chóng giỏi tay nghề. Con Khướu mồi cũng vậy, nếu không thường xuyên đi rừng thực tập, nó khó lòng trở thành con chim sát thủ nổi danh được!

Các cụ ngày xưa khi chọn Khướu làm chim mồi, thường lựa ra những con có tướng đẹp, siêng hót mới chịu nuôi. Các cụ còn chọn Khướu mắt thau (mắt màu vàng), hoặc Khướu mắt đỏ (mắt hột lựu) cho là giống tinh khôn nhất, dễ dạy bảo nhất. Những chim như vậy là chim quí, cả trăm con may ra chọn được một!

Tập con Khướu làm mồi, ai cũng biết, tốn rất nhiều công sức, và mất nhiều thời gian. Có khi nhờ con hay dẫn dắt con dở, con lâu năm dẫn dắt con mới nhập môn, thế nhưng cũng tốn cả vài ba năm mới tạo được một con mồi xuất sắc. Nhưng nếu trời ngó lại luyện được con mồi hay thì có thể nuôi mình đến cả chục năm. Cho nên sức của mình bỏ ra tuy nhiều cũng không thấm tháp gì so với những lợi lộc quá lớn do con Khướu mồi mang lại.

Có một con Khướu mồi tốt trong tay, là một điều quí hiếm, cho nên chỉ khi nào thực sự giải nghệ, không còn đi bẫy chim nữa, người ta mới chịu “buông” nó ra. Đôi khi việc làm đó không phải vì tham tiền (vì bán được giá rất cao) mà vì không muốn tài năng của con chim quí vì mình mà mai một với thời gian. Mình không còn dùng thì nên giao lại cho người khác nuôi, để con mồi không “lục” nghề, uổng phí của trời.

Nói như vậy để quí vị thấy, có nhiều ông cụ quí mến con chim mồi chẳng khác nào quí mến đứa con ruột thịt của mình! Đỏ là đứa “con nhờ con cậy” của ông ta, đã sống với ông một phần cuộc dời, và có nhiều kỷ niệm sâu sắc với ông diễn ra từ khu rừng này sang khu rừng khác. Nếu con mồi lỡ ra bị chết, ông ta có thể vì buồn mà ngã bệnh suốt tháng và chuyện buồn chán này có khi cũng kéo dài đến mấy năm… mới khuây khỏa được.

Phân Biệt Khướu Khôn Và Khướu Dại

Khướu cũng có con khôn con dại. Hai tiếng khôn, dại ở đây cũng có thể hiểu là hay và dở.

Thành ngữ có câu “Hót như Khướu”, nghĩa đen ám chỉ Khướu là giống siêng hót và hót thật hay. Thế nhưng, thực tế cho thấy không phải con Khướu nào cũng siêng hót và hót hay cả!

Có những con Khướu có giọng hót hay thật là hay. Nó hót được nhiều giọng và luyến láy một cách tài tình, có bài bản hẳn hoi. Nhưng, cũng có những con Khướu hót giọng thật tệ, quanh đi quẩn lại cũng hót mãi có năm ba câu ngắn ngủi chẳng hay ho gì, mặc dầu đã nuôi lâu đôi ba năm mà chẳng hơn gì Khướu bổi!

Con Khướu khôn là Khướu biết tiếp thu nhanh những giọng hót của những chim chốc chung quanh, dù đó là giọng Họa Mi, Chích Chòe và những chim cùng giống với nó. Những tiếng chó sủa, mèo kêu, gà cục tác… cũng được con Khướu khôn in sâu vào trí nhớ, để rồi vay mượn những âm thanh khác lạ đó làm vốn tiếng cho giọng hót của mình càng ngày càng khởi sắc hơn.

Chính vì vậy, nuôi một con Khướu khôn, ai cũng lấy làm hài lòng vì được nghe giọng hót của nó càng ngày càng thêm nhiều làn điệu phong phú hơn, hay ho hơn…

Trong khi đó, con Khướu dại thì tiếp thu chậm những âm thanh lạ xảy ra quanh nó, vì vậy dù có năng mang đi tập dượt giọng hót của nó cũng không khá được bao nhiêu. Những chim này, trong thời kỳ còn là chim bổi, nuôi lâu “mở miệng” lắm.

Do không “mau mồm mau miệng” nên nó không biết đảo tiếng, biết được giọng nào cứ giữ riết mà hót mãi, khiến người nghe cũng phải bực mình.

Có những con chim chỉ hót đi hót lại mãi câu: “Khứa cổ! Khứa cổ!” hoặc “Meo! Meo!”… Người mình phần đông lại tin dị đoan, làm sao chấp nhận được cảnh mới mờ sáng đã nghe con chim hét toáng lên lồng lộng câu “Khứa cổ! Khứa cổ!”. Người mình phần đông cũng tin câu” “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu” mà cả ngày con chim cứ nhai đi nhai lại mãi câu “Meo! Meo!”, “Nghèo! Nghèo!”… thì tránh sao được chuyện bực mình!

Thường thì những con Khướu hót giọng “phản chủ” như vậy ít người chịu nuôi, mà nếu có bán thì cùng chỉ nhận được giá rẻ.

Khổ nỗi những chim hót giọng “Khứa cổ! Khứa cổ!” lại khá nhiều. Vì vậy có nhiều người không chịu nuôi Khướu, nếu có nuôi họ phải nghe qua năm lần bảy lượt, khi biết chắc con Khướu đó không hót giọng “hãm tài” họ mới chịu nuôi.

Chuyện con Khướu hót: “Khứa cổ! Khứa cổ! Meo! Meo”… là chuyện có thật, nhưng ta không nên ngộ nhận cho là lời xui xẻo để ghét bỏ nó đến nỗi không muốn nuôi!

Trong chuyện này, con Khướu hoàn toàn vô tội, vì chính nó có mang một ý ác nào đên chủ nuôi đâu! Một lẽ dễ hiểu là chim đâu nói được tiếng người, và đâu có tánh ranh ma để rủa xả người chủ như vậy!

Chỉ có con người vì mê lín dị đoan vô lối nên mới cố tình xuyện tạc giọng hót của con Khướu để rồi ghét bỏ nó, thậm chí không có ý định nuôi giống chim này nữa, mới là chuyện đáng phê phán.

Với những con Khướu hót dỡ như vậy, một là không nên nuôi, hai là nên có phương pháp tập luyện riêng để giúp nó hót giọng hay hơn. Và điều này thiết nghĩ cũng không quá khó đối với người có kinh nghiệm nuôi chim, chỉ đòi hỏi ở sự bền chí là được.

Điều cần là phải tìm nuôi một con Khướu mái thật hay. Mái hay là mái dạn dĩ, siêng kêu ro ro để thúc cho trống hăng lên mà hót. Trống nghe tiếng mái thì chẳng khác gì như cờ gặp gió, dù chậm mồm chậm miệng cũng phải cất tiếng hót vang rân.

Việc đem chim đi dượt để chim có dịp tốt làm quen với giọng điệu cua nhiều chim khác, cũng là điều thiết cần. Có thể đến nơi “đô hội” đó nó không hót, nhưng điều đó không có nghĩa nó vô tâm không học hỏi được gì… Những con chim đi dượt, về nhà thường sôi nổi hót lên những giọng hay lạ, gây cho chủ nuôi sự tán thưởng bất ngờ.

Có điều khi dượt chim, ta tránh treo chim dở gần những con chim dữ, nhất là chim cùng giống với nó. Vì như vậy là vô tình làm cho chim của mình sợ hãi thêm. Quí vị cũng biết là con chim hót hay là khi nó biết tự tin vào lài năng của nó. Nếu sự tự tin này bị đe dọa, bị đánh mất thì dù chim hay cũng trở thành chim dở, không còn chút giá trị gì!

Mặt khác, mỗi ngày ta nên ép cho chim dở đố ngủ sớm để sáng nó thức giấc sớm mà cất tiếng hót chào đón bình minh. Ngay đầu hôm nên trùm kín áo lồng cho chim, rồi treo lồng vào nơi yên tĩnh nhất để chim được yên giấc ngủ.

Bản tính của chim, con nào cũng rất siêng hót vào lúc sáng sớm. Nó có thể say sưa hót cả giờ mà không biết mệt. Trong trường hợp này mà có mái thúc, chim trống còn hót hay hơn, tài nghệ được trút ra phô diễn đến mức độ cao hơn, khôn khéo hơn… Những tiếng “Khứa cổ! Khứa cổ!” mà nhiều người cho là chướng tai đó, tưởng là nó quen miệng, lần hồi nó cũng quên dần…

Nên nhớ giọng hót của chim chính là “tiếng Mẹ đẻ” của nó, vì vậy con chim nào cũng biết hót với giọng của dòng giống mình, chỉ có điều hay hoặc dở mà thôi. Nếu được tập luyện thường xuyên và đúng phương pháp, con Khướu nào cũng có khả năng hót hay cả. Điều cần là chủ nuôi phải chịu khó kiên tâm trì chí đẻ tập luyện tho chim đến cùng…

Nếu gặp con trống dở, ta nên nuôi con Khướu mái. Gặp mái càng hay lại càng tốt…

Chim Khướu: Cách Lựa Chọn Và Nuôi Chim Khướu Khỏe Mạnh Hót Hay

có tên khoa học là Timaliidae thuộc họ lớn của loài chim sẻ. Chim Khướu có khá nhiều kích thước và màu sắc khác nhau. Chúng sống chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới, thường gặp nhất ở các nước Đông Nam Á. Ngay cả người có tính nhất cũng phải gật gù đồng ý. Chim Khướu có giọng hót hết sức hay và đa dạng và ít giống chim nào có thể so bì được.

Hiện nay chưa có một tài liệu cụ thể nào phân tích chi tiết về nguồn gốc của Chim Khướu. Chỉ biết rằng chim Khướu xuất hiện khá nhiều ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt, các khu vực rừng già, rừng thưa thu hút rất nhiều Khướu tới làm tổ và sinh sống.

Chim Khướu có thể hót được rất nhiều giọng như giọng , chó, mèo, gà…Thậm chí tiếng mưa, gió, tiếng nước chảy. Nếu chú ý nghe kỹ thì chúng ta có thể nhận ra được nhiều âm thanh khác nữa. Tuy nhiên, cũng có một thực tế phũ phàng là không phải con Khướu nào cũng có thể nhại được nhiều âm thanh. Dù bạn có nhọc công dạy đến đâu chăng nữa chúng vân chỉ hót được 5- 6 câu.

Giọng Khướu rừng cũng hót không được trong và hay như Khướu nuôi trong nhà. Có lẽ một phần do kế sinh nhai trong môi trường tự nhiên. Nên chim Khướu rừng cũng không có thời gian để phát huy khả năng ca hát của mình.

Đại đa số những người mới chơi thường có thói quen mua thật nhiều chim. Với nhiều giống khác nhau để nghe được nhiều giọng hót cũng như hiểu hơn về kinh nghiệm chăm sóc của nhiều chim khác nhau.

Còn đối với những nghệ nhân chơi chim lâu năm lại hoàn toàn ngược lại. Họ chỉ muốn chăm sóc 1,2 chú chim đã vượt qua sàng lọc gắt gao theo kinh nghiệm của họ. Một là đỡ tốn kinh phí, hai là có thể tập trung chăm lo cho chúng được tốt hơn. Thông thường, người chơi chim thường dựa vào 3 tiêu chí sau để chọn giống chim Khướu tốt

Qua chia sẻ của người chơi chim lâu năm thì Khướu chỉ có 2 âm là Âm Thổ và Âm Kim. Những chú chim mang âm thổ thì giọng hót sẽ có phần Trầm còn âm Kim thì có xu hướng nhỏ nhưng lại vang khá xa. Nhưng người chơi khướu cũng thật khắt khe họ đa phần sẽ chọn giống Thổ pha kim. Tức giọng hót vừa vang nhưng lại có độ trầm bổng nhất định

Những chú Khướu hay hót thường sẽ dễ lọt vào mắt xanh của người mua chim. Trong giạng của những chú khướu thường sẽ có những âm thanh tương tối quen thuộc đôi khi sẽ có một số âm thanh khác thường như tiếng gió hú, tiếng nước suối róc rách…

Tùy vào từng giống chim mà hình dáng của chúng sẽ không giống nhau. Phần đầu Khướu có vóc dáng đẹp phải là chim có chiếc mỏ dài nhưng nhỏ. Nếu bạn may mắn tìm thấy chú Khướu này hãy nhanh chóng chọn mua, bởi đây là chú chim khôn, học nhanh nên sẽ hót rất hay.

Về mắt Khướu đẹp nhất phải là giống có mắt vàng, tiếp theo là mắt hạt lựu, cuối cùng là Khướu mắt nâu. Về đuôi nên chọn mua Khướu có đuôi thước, to, dài. Về chân cần chọn mua những chú chim có đầy đủ móng, chân cần thẳng, to để tạo được thế đứng vững chãi

Một chú Khướu có duyên hay không được đánh giá qua cử chỉ. Đây cũng là tiêu chí quyết định giá bán có cao hay không. Bởi chỉ những chim quý mới có được điệu bộ tốt. Một chú chim quý không chỉ có giọng hót hay mà khi chúng hót chiếc đuôi của chúng xòe ra và đập lên đập xuống nhẹ nhàng.

Hiện nay, ở Việt Nam chim Khướu được phân thành hai loại chính là Khướu Mun và Khướu Bạc Má

Khướu Mun sinh sống chủ yếu ở Miền Bắc và không sống được ở Miền Nam. Có hình dáng tương đối nhỏ nhắn, nhỏ hơn nhiều so với Khướu Bạc Má. Khướu Mun Mái có mắt đen láy, phần đuôi mắt có vệ đen dài. Đỉnh đầu sẽ có một cụm nhỏ lông màu trắng.

Hai bên má của chím có một vệ trắng có chiều dài chỉ bằng ngón tay út người trưởng thành. Nên nhiều người gán cho chim cái tên Bạc Má. Tùy theo khu vực sinh sống mà màu lông của Khướu Bạc Má cũng không giống nhau giữa hai miền Nam Bắc. Điển hình là Khướu Bạc Má ở Bảo Lộc có màu lông xám. Khướu ở Phú Giáo lại có lông màu đỏ đậm, Khướu Khe Sanh lại có màu xám tro.

Chân có màu đen, móng đen. Đặc biệt theo kinh nghiệm chơi chim lâu năm. Thì những chú chim có bốn móng chắc ở hai chân thì đều hót rất hay. Đây chính là lý do, những chú chim Khướu có màu lông dị thường cũng như chân có màu khác lạ dị tướng. Thì thường được rất nhiều anh em săn lùng và tìm mua với mức giá cao.

Cùng là người chơi chim Khướu nhưng sẽ có những nhận định khác nhau. Người thì nhận định Khướu Mun có giọng trong trẻo, dài hơi hót hay hơn Khướu Bạc Má. Người kia lại lớn giọng bảo Khướu Bạc Má Khe Sanh mới là loài Khướu hót hay nhất hiện nay ở Việt Nam.

Tốt hơn hết, chúng ta không nên tranh luận chuyện ai đúng ai sai. Nếu bác thấy Khướu này hay thì bác mua bác chăm sóc. Không chê bai gây mất hiềm khích, hòa khí giữa các anh em chơi chim.

Đối với các loài động vật có lông thì việc thay lông là rất bình thường. Thông thường chim thường thay lông sau khi quá trình sinh sản của chúng đã kết thúc. Thường rơi vào tháng 7 âm lịch. Quá trình thay lông nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi chú chim. Khướu khỏe thì thanh lông sớm còn chim yếu thì quá trình này diễn ra chậm hơn.

Vào giai đoạn thay lông, Khướu phải đối mặt với tình trạng sức khỏe suy giảm, xệ cánh. Tình trạng này bất kỳ chú khướu nào cũng phải trải qua một lần mỗi năm. Nói thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên nếu người chơi chim không chú ý chăm sóc, sưởi ấm, trùm lồng. Bổ sung các thức ăn bổ dưỡng cho khướu thì chú chim rất dễ chết.

Thức ăn tốt nhất trong giai đoạn này nên là bột đậu xanh trộn trứng thay thì gạo rang trộn trứng như mọi khi. Bạn không nên để vẻ ngoài của Khướu đánh lừa. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp Khướu thay lông những vấn hót rất căng. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau là suy yếu và chết.

Mùa thay lông có lẽ là mùa buồn nhất của những chú Khướu và người nuôi. Bởi phải bỏ ra nhiều công sức để chăm bẵm mà lại không được hưởng trọn vẹn giọng hót của Khướu

Nếu chơi Khướu chỉ để chúng sống thì ta cho ăn gì cũng được. Nhưng để chúng hót hay và có sức khỏe dồi dào thì cần phải có một chế độ ăn uống khoa hoc và đủ chất. Khướu không hề kén ăn. Chúng có thể ăn thằn lằn, ếch, nhái, thịt bò, chuối, táo và các loại hoa quả khác. Nhưng thức ăn hằng ngày của chúng nên là gạo rang trộn trứng.

Hòa trộn một kg gạo tấm với 20 lòng trứng gà hoặc vịt đều được. Rang đều gạo tấm trên bếp lửa nhỏ, khi gạo đã vàng thì bạn. hòa trộn 20 lòng trứng với gạo. Cho thêm một chút đường, sữa bột và bột xương trộn khoảng 5 phút và đem phơi khô dưới nắng. Tấm gạo rang trộn trứng có thể cho khiếu ăn trong thời gian dài. Tuy nhiên, hàng tuần bạn nên đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 3-5 tiếng để tránh ẩm mốc

Một lưu ý khác bạn cần quan tâm là không nên thay đổi thức ăn của Khướu liên tục thì có thể sẽ làm chúng bị sốc. Vậy nên, trước khi mua chim bạn cần hỏi thật cẩn thận người bán về chế độ ăn uống trước đây của chim để về chăm sóc được tốt hơn. Khướu cũng đặc biệt thích ăn chuối. Tuy nhiên chuối sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của Khướu nên sẽ dễ khiến chất thải bị ra nhiều làm bẩn lồng.

Trong quá trình cho chim ăn bạn cũng cần đặc biệt chú ý về lượng nước có trong lồng. Khướu ăn và uống rất khỏe nên tuyệt đối không được để thiếu nước có thể khiến chúng bị chết.

Mặc dù Khướu là một dòng những giống chim có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, chúng cũng có thể mắc một số bệnh như ghẻ, rận. Ngoài ra nếu không chăm sóc tốt chúng cũng có thể mắc bệnh cảm, suy nhược cơ thể.

Do người chăm sóc không vệ sinh chuồng sạch sẽ cũng như không tắm thường xuyên cho chim. Khi bị vi khuẩn Chorioptex tấn công khiến cho chim bị khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tình nặng có thể sẽ khiến chim không đứng được trên cầu nữa.

Cách điều trị: Nếu chim đã mắc bệnh, bạn có thể điều trị cho chúng bằng cách cho chân chim vào nước muối rửa sạch. Và xịt thuốc Frontline lên vết thương mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn

Rận chủ yếu sống ký sinh dưới lớp lông chim. Nếu có rận hút máu thì Khướu sẽ ngày càng ốm yếu và thường xuyên rỉa vào lông. Điều này vô tình khiến lông Khướu bị xù lên, trông rất mất thiện cảm.

Điều trị: Sử dụng nước muối pha loãng để tắm cho chim đồng thời kết hợp dùng Fronline để xịt vào cánh sẽ trừ được rận mạt.

Và còn rất nhiều bệnh khác, Tóm lại để chim luôn khỏe mạnh thì cần cho chúng ăn uống tẩm bổ đầy đủ, kết hợp tắm nắng và cho đi ngủ sớm

Tùy thuộc vào từng giống chim Khướu mà giá bán sẽ khác nhau, cụ thể:

Giọng Hót Tài Tình Của Chim Khướu

Điều mà ai cũng biết, chắc chắn không phải tự nhiên người đời lại tặng cho chim Khướu một mỹ danh đầy hấp dẫn là “Khướu Bách Thanh”: con chim hót được trăm giọng.

Và từ xưa đến nay cũng chưa từng thấy ai làm một cái việc tỉ mỉ liệt kê đủ một trăm giọng hót mà chim Khướu đã phô diễn cống hiến cho đời!

Tuy vậy, dù khó tánh đến đâu, mọi người cũng phải công nhận, giống chim Khướu quả thật có giọng hót hết sức tài tình, hết sức phong phú, đa dạng, ít có con chim hót rừng nào sánh kịp được!

Ta hãy lắng nghe giọng hót của một con Khướu đã được nuôi thuần thuộc nhiều mùa, đã được đánh giá là có giọng hót hay, để phân tích xem giọng nó ra sao, có xứng đáng nhận lấy danh hiệu cao quí… bách thanh hay không.

Trong giọng hót của chim Khướu ta nghe rõ được giọng của nhiều con chim rừng khác, trong đó có tiếng Họa Mi, Chích Chòe…, có cả giọng chó (nhất là chó con), giọng mèo, giọng gà con, gà mái cục tác, lại lẫn lộn tiếng sanh phách kèn nhị… của phưòng hát âm. Ngoài ra, còn có tiếng mưa tuôn, gió rít, thác đổ, suối chảy róc rách… Càng lắng tai nghe, ta càng phát giác thêm được nhiều âm thanh kỳ thú khác, mà dù óc tưởng tượng của mình có phong phú đến đâu cùng không thể ngờ được, giọng hót của con chim bé nhỏ kia lại có thể ẩn tàng được hàng chục… hàng chục âm thanh đa dạng đến như thế!

Có người bạn già đã có kinh nghiệm gần bốn mươi năm nuôi Khướu, ra vẻ thành thật nói với tôi một câu, mà nếu câu nói ấy do kẻ khác nói ra chắc tối không tài nào cho lọt vào tai được. Ong ta nói: “Con Khướu của tôi biết nói tiếng… Thượng”. Tôi biết ông ta không nói đùa, tôi cũng không nỡ đánh giá câu nói đó có tính cường điệu. Tôi biết ông ta do quá quí con Khướu của mình nên mới có nhận xét về giọng hót của nó như thế. Vì thực tế thì ông bạn này đâu hề biết tiếng Thượng như thế nào đâu!

Giọng con chim đã hay, lại do con người tưởng tượng ra thêm nữa, nên cái chuyện “bách thanh” có lẽ cũng đúng, chứ không phải cổ nhân sai!

Với con Khướu hót hay, thì giọng hót của nó như có bài bản hẳn hoi, chứ không phải hót một cách tùy hứng. Thỉnh thoảng ta thấy chim có khả năng lặp lại trọn vẹn một câu mà nó đã hót trước- đó độ năm mười phút, hoặc một hai giờ, đó là điều khiến người nghe phải ngạc nhiên không ít.

Nhưng, thực tế cho thấy không phải con Khướu nào cũng có khả năng hót được nhiều giọng. Có con nuôi mãi, tập luyện mãi mà giọng hót cũng quanh đi quẩn lại có năm bảy câu nào đó mà thôi.

Giọng Khướu rừng không hay bằng giọng Khướu nuôi thuần thuộc lâu năm tại nhà, có lẽ một phần vì sinh kế khó khăn nên nó không đủ hưng phấn để phái huy hết khả năng ca hót của mình?

Chúng ta cũng biết, trong đời sống hoang dã, cũng như nhiều giống chim rừng khác, Khướu chỉ hót vào một giờ giấc nào đó trong ngày mà thôi. Chẳng hạn, nó chỉ hót nhiều vào buổi sáng tinh mơ, khi sương mai vẫn còn giăng phủ trong rừng, và đằng đông mặt trời chưa ló dạng. Buổi trưa thỉnh thoảng ta mới nghe một vài giọng Khướu hót, và chiều lại, Khướu cũng chỉ hót lai rai… vì chim còn phải vất vả kiếm ăn…

Rừng cây tuy trùng trùng điệp điệp, nhưng chim thú lại nhiều nên kiếm đủ cái ăn cũng không phải là chuyện dễ! Một khi phải vất vả vì miếng ăn như vậy thì thử hỏi tinh thần đâu mà còn nghĩ đến chuyện hót với ca?

Trong khi đó nuôi tại nhà, thức ăn nước uống không những được cung phụng đầy đủ, mà còn bổ dưỡng, Khướu mới được ung dung tỉnh táo cất tiếng hót râm ran cả ngày. Thành ngữ có câu: “Hót như Khướu” là ám chỉ đến con Khướu được nuôi thuần thuộc tại nhà này.

Một con Khướu thuộc loại hót hay, có khi hót một vài phút, có lúc nó hứng chí hót đến năm mười phút mới chịu nghỉ ngơi. Khi con Khướu ru hồn theo những âm thanh tiết tấu trầm bổng của mình, thì nó đứng xống lên trên cầu, mỏ hé mở hướng chếch lên trên trời và hót vang rân, cơ hồ như không hay biết những gì đang xảy ra xung quanh nó…

Điều này cũng dễ hiểu. Một khi cuộc sống được yên vui, được bảo đảm, thì tinh thần tất nhiên sẽ hưng phấn hơn nhiều. Ngay con người được sống an cư lạc nghiệp còn muốn ngâm nga ca hát, huống chi là chim…

Nếu nhà có nuôi Khướu mái thì con Khướu trống lại càng “mau miệng hơn”. Chỉ cần chị mái lên tiếng kêu ro ro là chim trống nổi hứng hót như điên như dại. Mái mà siêng kêu ro ro thì chim trống không những siêng hót mà giọng hót của nó càng lúc càng tỏ ra phong phú hơn, đặc sắc hơn. Có những tiếng lạ mà hình như nó chôn giấu tự đáy cùng của tiềm thức, bỗng trỗi dậy theo tiếng mái ro ro…

Nhiều người bắt chước giọng kêu của Khướu mái, hay huýt gió nhái theo giọng một con Khướu khác để “mồi”, Khướu cũng dễ dàng “bị lừa” cất tiếng hót theo…

Nếu trong nhà nuôi nhiều gióng chim hót, thưòng một con nào đó cất cao tiếng hót cũng dễ gây cho Khướu sự hưng phấn mà cất tiếng hót theo luôn.

Do mau mồm mau miệng như vậy nên người đời mới có câu “hót như Khướu”. Thật ra thì ngụ ý câu này ám chỉ đến những người khéo mồm khéo miệng nịnh bợ tán dương kẻ khác để mong hưởng lợi mà không hề biết ngượng ngập!

Con chim hót hay một phần là do tài thiên phú sẵn có nhưng cũng phải được thường xuyên “văn ôn võ luyện”, tức là được chủ nuôi nấng cho đi tập dượt lại các tụ điểm chơi chim thì giọng hót của nó mứi càng ngày càng đưọc khởi sắc hơn. Đó là điều mà hầu hết các nghệ nhân nuôi chim nhiều kinh nghiệm đều công nhận.