Top 9 # Xem Nhiều Nhất Youtube Chim Vanh Khuyen Hot Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Kien Thuc Co Ban Ve Chim Vanh Khuyen

Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim “khoen”, có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu “nhức nhối” lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngýời hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nõi trên thế giới.

Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.

Ở miền nam có hai loài:

1) KHOEN VÀNG: người ta ðặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh ðể gần nhau rất dễ phân biệt.

Ở miền bắc có hai loài:

1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…

Có ðiều ðáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không ðược sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn ðề này trên diễn ðàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hõn hay khuyên vàng hay hơn)

Thýờng thì ngýời miền nam thích nuôi khuyên vàng hõn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có ngýời lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

– Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác ðến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở ðộ thấp, và cũng sinh ðẻ vào ðầu mùa mýa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa sãn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng ðể chọn chim nuôi.

– Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt ðýợc chim khuyên xanh, vất vả còn hõn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở ðiểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hõn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hõi hõn, nên ai ðã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hõn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới “ngã” theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, ðiều ðè nặng lên tâm lý ngýời nuôi chim hót là “không dám” nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe “líu” không phải là chuyện dễ dàng gì. Ðiều ðó có đúng không?

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng…yếu tố ðó cũng đè nặng lên ngýời mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.

Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hõn con chim sâu, chân cao hõn và đòn dài hơn.

Và nhý trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại ðáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt ðýợc trống mái. Chỉ có những ngýời nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam ðoan ðúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

– Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.

– Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có ngýời lại cãn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà ðịnh trống mái. Theo họ thì:

– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

– Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.

Thế nhý ðó cũng lại là một ðiều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. ðó là tiếng của khuyên mái, nhưng ðồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chýa ðủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần ðầu thường bị lầm, do ðó mới sinh nản chí.

Thuần hóa chim bổi:

Cũng nhý các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy ðể tìm kế thoát thân.

Býớc ðầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nõi yên tĩnh, trong lồng ta phải ðể một cóng nhỏ ðựng nýớc uống, một cóng ðựng bột ðậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ãn ở mục sau), một cóng ðựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn ðể nhết bột ðậu xanh vào(ðể chim ăn chuối rồi ãn lây sang bột ðậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay ðýợc với thức ãn là bột ðậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm ðậu xanh khác…Dần dần, khi chim ðã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ãn ðýợc bột thì ta bớt chuối…

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trýờng sống mới, chim mau dạn và mau biết ãn thức ãn mới…

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thýờng kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chungs sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi ðến nãm sáu tháng ta mới bắt ðầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm ðiệu líu lo, ðó là thời kỳ chim ðã thuần hóa rồi.

Thức ãn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ãn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ãn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau ðây:

– Cào cào non.

– Bột ðậu xanh trộn trứng.

– thỉnh thoảng cho ãn thêm chuối.

Cào cào non là món ãn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là ðủ, số cào cào này thýờng được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ ðặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này ðýợc gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ãn.

Về bột ðậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

– Lấy 100g ðậu xanh loại tốt ngâm nýớc trong 2h, vớt ra ðãi vó sạch rồi hấp chín, sau ðó ðem phõi khô. Ðậu khô thì ðem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng ðỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe ðường cảt trắng. Trộn xong ta ðem phõi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ ðảo bôt ðều tay bằng cái muỗng lớn, cho ðến lúc bột tõi ra. Hoặc nếu cần, sau ðó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp ðậy kín ðể cho chim ãn dần.

Một ðiều hết sức lýu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ãn các bạn nhớ chỉ cho ðúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay ðổi chế ðộ dinh dýõng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc ðổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn ðến thay lông bất thýõng, bỏ líu, nặng hõn chim có thể bỏ ãn và chết.

Lồng chim và cách chãm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hõn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nõi làm lồng ðã ðặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chãm sóc cho chim khuyên không có gì ðáng quan tâm: nước và thức ăn ðầy ðủ là được Cũng như ðối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải ðể tâm chãm sóc kỹ hõn. Chim thay lông thì có hiện týợng lông výõng vãi ở ðấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nýớc tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng ðầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới ðến phần cánh và sau cùng là phần ðuôi.Lông cũng không rõi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rõi trước thì ra lông mới trýớc. Nhờ vào cách thay lông ðó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay ði kiếm ãn ðược.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do ðó ta phải cho chim ãn cào cào nhiều hõn ngày thýờng, ðể giữ cho chim ðýợc mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nõi yên tĩnh, thýờng xuyên trùm kín áo lồng, ðể chim tĩnh dýỡng, và cũng ðể tránh gió ðộc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim ðã bắt ðầu hót lai rai, là việc thay lông ðã gần xong, “lửa” ðã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông ðã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim ðủ lửa ðể hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hõn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hõn con dày lông.

Trong phần chãm sóc chim cũng không thể không bàn ðến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là ðể chim sung hõn, thích “líu” hơn, và bắt chýớc giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng ðộ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưõng sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên ngýời ta chịu nhất ở tiếng “líu”của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu ðược coi là cách hót bài bản, có đủ âm ðiệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, ðủ lửa, ðó là thời gian đứng Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm ðiệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung ðàn muôn điệu của mình.

Cái quyến rũ của nghề nuôi chim khuyên (khoen) là ở chỗ kỳ bí ðó!

Qui Khuyen Hoc Ninh Hoa

 

S Ư U T Ầ M

BIÊN  KHẢO

 

 

Thú chơi chim chào mào

Nha Trang hiện có tới hàng chục cửa hàng kinh doanh chim cảnh, nhiều hội quán, tụ điểm hội tụ nhiều nghệ nhân chơi chim. Chơi chim cảnh hiện nay, phổ biến nhất là chào mào…

Thời của chim chào mào

Được tạo hóa tô điểm bằng những nét độc đáo, với hai chấm son đỏ thắm dưới hai khóe mắt, hai dải cườm đen đậm như chiếc khăn vắt qua cổ, xõa xuống trước ngực, chóp mào nhọn cao vút trên đỉnh đầu luôn hướng về phía trước… chim chào mào toát lên một phong thái uy nghi hùng dũng như “bậc quân vương” giữa muôn loài chim cảnh. Ngoài tướng dáng đẹp, loài chim này còn sở hữu giọng hót rất nhiều âm tiết và giàu giọng điệu đã chinh phục niềm đam mê của nhiều người có thú chơi chim cảnh.

Theo ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng bộ môn Chim cảnh – Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Chim chào mào Nha Trang, trước đây giới chơi chim cảnh ở Nha Trang chủ yếu chơi các loài chim như: Họa mi, sơn ca, chích chòe than, chích chòe lửa, vành khuyên… nhưng không trở thành trào lưu phổ biến như chơi chim chào mào những năm gần đây, nhất là thời điểm hiện nay. “Chim chào mào rất dễ nuôi. Ngoại trừ những chú chim có nết chơi đẳng cấp, hay có màu lông khác lạ có giá từ hàng chục triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng, nhìn chung đây là loài chim cảnh rất bình dân, chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu một chú chim chào mào. Vì thế, loài chim này ngày càng được nhiều người chơi lựa chọn”, ông Quang cho biết.

Hội thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ vừa qua.

Hiện nay TP. Nha Trang đã hình thành hơn 20 hội quán, thu hút rất đông nghệ nhân chơi chào mào không chỉ ở Nha Trang mà còn đến từ các địa phương khác trong tỉnh.

Nét văn hóa đẹp

Tại các hội quán chim chào mào lớn ở Nha Trang như: A. Du (phường Vĩnh Trường), Việt Cường (phường Phước Hải), Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên), Phong Lan Trẻ (phường Lộc Thọ), Thiên Nhiên (xã Vĩnh Thái), Yến Phi (Công viên Yến Phi)… vào những ngày cuối tuần luôn thu hút rất nhiều nghệ nhân mang chim chào mào đến thi đấu và giao lưu. Anh Út, chủ hội quán chim chào mào Yến Phi chia sẻ: “Hơn chục năm nay, vào mỗi buổi sáng (trừ lúc mưa), tôi đều mang chim chào mào đến đây chơi và bán cà phê phục vụ những người cùng đam mê thú chơi tao nhã này. Ngoài mục đích tập dượt cho chim, đây cũng là nơi để những người cùng chung sở thích gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim và mang đến cho họ nhiều cảm xúc thú vị trong thú chơi của mình”.

Không chỉ vậy, để thu hút khách cũng như tạo thêm không khí sôi nổi ở nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ nhân, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các hội quán chim chào mào đều tổ các cuộc thi chim chào mào. Tuy giải thưởng cho chủ nhân những chú chim thắng cuộc có khi chỉ là lá cờ lưu niệm, chiếc cúp tượng trưng hay một lồng chim… nhưng mỗi cuộc thi luôn thu hút hàng trăm người chơi chim cảnh tham dự. “Nhằm tạo thêm không khí cho anh em nghệ nhân, từ Tết Giáp Ngọ 2014 đến nay, tôi đều tổ chức các cuộc thi tuần, thi tháng. Giải thưởng của các cuộc thi tuy chủ yếu mang giá trị tinh thần, nhưng có lẽ nhờ thường xuyên tổ chức và có được không gian rộng rãi, yên tĩnh nên hội quán của tôi luôn thu hút rất đông anh em có chung niềm đam mê, trong đó có không ít nghệ nhân đến từ các địa phương khác trong tỉnh”, anh Dũng, chủ hội quán A. Du cho biết.

Anh Từ Hồng Phúc (phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa), chủ nhân chú chim chào mào đoạt giải Nhì trong cuộc thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ tại hội quán A. Du, tâm sự: “Ở Ninh Hòa, phong trào chơi chào mào cũng rất mạnh, nhưng tôi vẫn thường xuyên vào Nha Trang để giao lưu với anh em, nhất là tham gia các cuộc thi lớn”. Anh Lê Hùng Cường (Diên Khánh), chủ nhân chú chim đoạt giải Nhất cũng bày tỏ: “Chơi chim cảnh trước hết là để thỏa niềm đam mê của bản thân, nhưng khi nhiều người cùng chung sở thích gặp gỡ giao lưu thì niềm vui của thú chơi này như được nhân lên”. Không chỉ vậy, chúng tôi được biết, những năm gần đây, tại các cuộc thi chim do Hội Chim chào mào Nha Trang hay một số hội quán lớn trên địa bàn tổ chức, họ đều vận động các hội

Ông Nguyễn Đình Huấn – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa cho biết: “Ở Nha Trang, hội thi chim chào mào lớn nhất được tổ chức trong dịp Festival biển 2013, tiếp đó là tại Hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014. Và có lẽ hội thi chim chào mào chào xuân sẽ được duy trì hàng năm. Tôi rất vui mừng vì bên cạnh các phong trào chơi bon sai, non bộ…, hiện nay ở Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng, thú chơi chim chào mào cũng đã trở thành một trào lưu như một nét văn hóa đẹp”.

NAM ANH

 

 

      

 

 

Tổng Hợp Lồng Chim Chích Chòe Than Cực Hot 2022

Bầu bí chạm & móc đồng + 150.000đ

Lồng chào mào, Chòe Than 68 nan chạm 3D nổi toàn bộ lồng với nhiều tích đẹp: Song Long, Bát Tiên, Sóc Nho, Tùng Hạc, Triện, Trúc, Ngũ Nhi, Bát Mã,…

Hàng chạm kỹ sắc nét, chạm 3D nổi full lồng, sàn tre, vô dầu máy bay Jet Oil lên màu đẹp

2/ Lồng chim chích chòe Than 64 68 nan chạm kênh boong, chạm Rồng 3D nổi tang gù lồi tích Ngũ Long Tranh Châu, Sóc Nho bao đẹp

Giá: 2.000.000đ -Ship toàn quốc

Phụ kiện full + 400.000đ (cầu, bộ cóng sứ tai tre, bố, áo đẹp, chao chạm Trúc, bầu bí chạm, móc đồng)

Lồng Chào Mào, Chòe Than 64, 68 nan chạm Rồng, Sóc Nho 3D nổi tang gù lồi toàn bộ lồng ( chạm kênh boong ). Hàng kỹ, chạm nét, sàn tre, đã vô 2 lớp nhớt máy bay lên màu bao đẹp.

4/ Lồng ChòeThan 68 nan chạm Trúc – Dơi, Hổ Phù kỹ nét tre đẹp Giá lồng: 2.600.000đ như hình – Ship toàn quốc Lồng Chào Mào, Chòe Than 68 nan chạm trúc – dơi , hổ phù toàn bộ lồng kỹ đẹp, đã vô 2 lớp nhớt máy bay lên màu đậm.

Lồng Họa Mi, Chòe Than, Khướu 56, 60 nan chạm kênh boong, chạm Nho Sóc, chạm Rồng 3D nổi tang gù lồi tích Ngũ Long Tranh Châu. Hàng kỹ, chạm nét, sàn tre, đã vô 2 lớp nhớt máy bay lên màu bao đẹp.

Hé Lộ Tranh Cãi Về Youtuber Ẩm Thực Triệu View Vành Khuyên Lê

LTS – V ào khoảng cuối Tháng Sáu đầu Tháng Bảy, cộng đồng người Việt yêu thích ẩm thực khắp thế giới dậy sóng vì sự xuất hiện của hai trang Facebook có tên “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn” và “Phốt Chim Vành Khuyên – Chuyên ăn cắp công thức.” Thêm vào đó, vào ngày 30 Tháng Sáu, nhật báo Người Việt nhận được một email có tựa đề “Đơn tố cáo hành vi ăn trộm chất xám để trục lợi từ Youtuber triệu views Vành Khuyên Lê.” Nội dung của email này cũng được đăng tải chính thức trên trang “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn.”

“Chúng tôi, gồm 6,000 thành viên, thuộc nhóm ‘Tố cáo Vành Khuyên- Chuyên ăn cắp công thức làm Youtube” trên facebook cùng tố cáo những hành vi sai trái như sau của Youtuber Vành Khuyên Lê (tên thật là Lê Thị Hồng Nhung). 1-Dùng nhiều thủ đoạn để ăn cắp sở hữu trí tuệ của hàng trăm người, kiếm tiền trục lợi, không qua xin phép để sản xuất những video dạy nấu ăn trên Youtube. 2-Lạm dụng quyền admin để chặn, đặt điều, bôi nhọ những nạn nhân bị Vành Khuyên ăn cắp công thức khi họ đặt câu hỏi và bất bình trước việc làm sai trái của Vành Khuyên. 3-Dối trá với độc giả và người xem khi sử dụng những tip, những công thức ăn cắp và tuyên bố đó là “công trình nghiên cứu nhiều năm” của bản thân. 4-Gây thiệt hại vật chất và tinh thần của độc giả và người xem khi nấu theo những công thức biến tấu sai tỉ lệ so với công thức gốc. Mục đích để che mắt, hợp thức hóa việc ăn cắp bất chấp hậu quả, gây thiệt hại cho follower của Vành Khuyên.”

Nội dung của email này cũng được đăng tải chính thức trên trang “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn.”

Đó là bà Rosemary Lado, có tên thân mật là Mi Xù, một người Mỹ gốc Việt, hiện cư ngụ ở New York, chủ của trang Bếp Hương Việt Năm Châu.

Vừa là ân nhân, vừa là thầy, vừa là…nạn nhân

“Vào Tháng Hai, 2018, Vành Khuyên mở một nhóm Facebook có tên “Nấu ăn cùng Vành Khuyên Lê cho người mới bắt đầu và cho cả CHEF COOK. Vành Khuyên mời tôi tham gia,” bà Rose bắt đầu về câu chuyện “nạn nhân” của mình với phóng viên Người Việt qua điện thoại.

“Lúc đó, Vành Khuyên chỉ như một người nội trợ bình thường, thích nấu ăn, thích tìm tòi khám phá những cái mới. Tôi cũng là người yêu thích nấu ăn, thích san sẻ kinh nghiệm ẩm thực, nhất là khi mình ở xa quê hương, luôn thèm hương vị món ăn quê nhà. Do đó tôi đồng ý tham gia,” bà nói tiếp.

Theo bà Rose nói, lúc đó, quản trị (admin) nhóm có hai người nữa, đều là những người yêu bếp, yêu sáng tạo món ăn.

Kế tiếp, Vành Khuyên đề nghị bà Rose giữ vai trò “moderator” – duyệt xét những ai muốn làm thành viên của nhóm.

Nội dung theo đường link sau:

https://m.facebook.com/groups/1831225527206468?view=permalink&id=2015881065407579

Theo lời bà Rose kể lại: “Trang Bếp Ấm Thân Thiện rất nổi tiếng và có trước Vành Khuyên. Vành Khuyên đã tiếp cận, liên lạc với trưởng nhóm là Lan Hoa Ngọc để làm quen, sau đó được làm quản trị. Tuy nhiên, bất kỳ những ai có thành ý đóng góp công thức món ăn đến trang đều bị chặn và sau đó biến mất. Sự việc xảy ra rất nhiều đến nỗi phải có cuộc điều tra từ các thành viên trong nhóm. Sau đó, sự thật được phơi bày.”

Theo lời bà Rose, Vành Khuyên, với vai trò kiểm duyệt nội dung của người gửi vào nhóm, đã dùng những công thức đó để thực hiện cho kênh Youtube riêng của mình.

Nhật báo Người Việt có liên lạc với trưởng nhóm Bếp Ấm Thân Thiện là bà Lan Hoa Ngọc.

Qua tin nhắn, bà cho biết: “Việc Vành Khuyên là quản trị Bếp Ấm Thân Thiện cũng là các chị thấy tôn trọng và kính phục sự nội trợ đảm đang của Vành Khuyên. Còn Vành Khuyên có ý đồ gì các chị không quan tâm. Cho đến lúc xảy ra việc xóa chặn thành viên trong bếp thì nhóm quản trị làm làm việc vì trách nhiệm là quản trị đem lại quyền lợi cho thành viên bếp. Vành Khuyên không hồi âm ý kiến gì, tự rời nhóm.”

Một trong những người có tên trong Bản Kiến Nghị gửi đến nhật báo Người Việt là cô Ngọc Byrne. Cô chủ động liên lạc với phóng viên nhật báo Người Việt và cho biết: “Người ta gửi công thức để được đưa vào nhóm, Vành Khuyên không duyệt, lấy công thức đó, chặn người gửi rồi dùng nó làm Youtube cho mình. Nếu Vành Khuyên muốn dùng thì có thể nói với tác giả một câu.”

Cô Ngọc Byrne kể, cô từng góp ý trong video của Vành Khuyên trên Youtube là công thức của món đó là của chị Mi Xù. Sau đó, cô bị Youtube Vành Khuyên Lê chặn và thậm chí…”report.”

“Vành Khuyên được mệnh danh là ‘Thánh Report.’ Nếu mọi người vào nhóm Bóc Phốt Vành Khuyên sẽ thấy rất nhiều người chia sẻ câu chuyện tương tự,” cô Ngọc Byrne nói.

Trở lại những chia sẻ của bà Rosemary Lado, bà kể: “Sau khi Vành Khuyên bị đẩy ra khỏi nhóm Bếp Ấm Thân Thiện, cô có nói chuyện với tôi, tỏ vẻ rất buồn bã, nói rằng muốn buông xuôi. Lúc tôi không biết nhiều, chỉ thấy Vành Khuyên có đam mê nấu nướng, không muốn cô nhụt chí nên ngỏ lời sẽ hướng dẫn cô nấu nhiều món lạ để cô làm video, chứng minh cho mọi người rằng cô không lừa gạt ai.”

Từ đó, theo lời bà Rose, và những bằng chứng bà gửi qua cho thấy, bà đã chỉ cho Vành Khuyên những công thức nấu ăn qua tin nhắn, “video call.”

Vành Khuyên là một trong nhiều “đệ tử” được bà Rosemary Lado dạy cho những món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt, bà luôn ưu ái để Vành Khuyên đăng trước các video thực hành lên kênh Youtube của cô.

“Thời điểm này, có một việc mà do các học trò của tôi nói tôi mới để ý, đó là Vành Khuyên không bao giờ nhắc tên tôi khi nói về các ‘trick’ (chiêu thức) của một món ăn do chính tôi tìm ra khi cô làm video. Cô chỉ nhắc tên tôi trong nhóm riêng chứ không đề cập đến trong video trên Youtube. Xem như đó là những gì Vành Khuyên tự nghĩ ra,” bà Rose kể lại.

Mọi chuyện tiếp tục cho đến khoảng bốn, năm tháng sau.

“Cho đến lúc này, Vành Khuyên dùng những công thức của tôi từng chia sẻ trong nhóm, thay đổi một chút xíu liều lượng, ví dụ nhiều/ít đường hơn, nhiều/ít mặn hơn…để hợp thức hoá ‘chất xám’ của mình,” bà nói tiếp.

Từ đó, bà Rose không còn chỉ cho Vành Khuyên nấu ăn qua tin nhắn, video chat nữa. Đến cuối năm 2018, sự việc xảy ra với món ăn có tên “Bò Nướng Kim Tiền” do một “đệ tử” của bà Rose đã thực hiện và đăng trên Youtube của người này.

Một học trò của bà Rose vì không ăn được hành nên phải luộc hành rồi mới nướng.

“Năm ngày sau khi học trò của tôi đăng trên Youtube, Vành Khuyên cũng ra video làm y chang như thế, đặc biệt là sao chép nguyên bản hành luộc và nướng, và kèm theo câu ‘Video này Vành Khuyên đã làm rất lâu rồi,'” bà kể.

Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại, bà Rose có nhắc đến một tên tuổi trong làng ẩm thực, người nổi tiếng trong mục Ẩm Thực của trang webtretho ở Việt Nam, được gọi là Liên Ròm.

Từ những năm 1980, trang webtretho là một trang nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên những vấn đề gia đình, mẹ con, cuộc sống…Trong đó, chuyên mục Ẩm Thực do chị Liên Ròm phụ trách là một chuyên mục “hot,” nhận được sự yêu thương và quan tâm của một lượng lớn độc giả trong và ngoài nước.

“Không phải chỉ riêng tôi mà rất nhiều người. Với tôi thì Vành Khuyên không lấy toàn bộ công thức mà lấy từng chút một. Cách của tôi là hay làm các ‘tip,’ tức là các mẹo vặt nhỏ nhỏ. Tôi hay viết những cái mẹo đó để chỉ người khác làm, thì Vành Khuyên lấy những cái đó,” chị Liên Ròm nói.

Chị cũng nhấn mạnh, theo chị thì có những cái cũng không thể nói là của mình, đặc biệt những mẹo lặt vặt là do kinh nghiệm cá nhân, không có chứng minh bản quyền. Hơn nữa, chị Liên Ròm nói rằng, khi đã cho đi thì không thể đòi lại.

Chị kể tiếp: “Năm 2018, Vành Khuyên từ Việt Nam quay lại Đức, có gọi điện thoại cho tôi. Là bạn cũ với nhau từ lúc làm webtretho, tôi cũng nói chuyện lại bình thường. Lúc đó Vành Khuyên nói cô ấy cần tiền. Tôi khuyến khích cô làm Youtube.”

“Rồi tôi nói với Vành Khuyên rằng: ‘Bà đang rảnh, không vui thôi thì làm Youtube kiếm tiền đi.’ Tui thì tui không muốn kiếm tiền từ Youtube. Tui chỉ muốn làm từ thiện,” chị tiếp tục.

Chị nói thêm: “Có một lần, Vành Khuyên làm món chả giò với tên gọi ‘Chả giò – Đề nghị mọi người cảm ơn Vành Khuyên về món chả giò.’ Tôi có góp ý kiến với Vành Khuyên là nước cốt dừa thì tôi biết rồi, nhưng sao làm chả giò mà có đường. Vành Khuyên mới nói là ‘Hỏi chi mấy chuyện này?’ Sau đó cô ‘block’ tôi, rồi nói với các nhóm rằng đó là công trình nghiên cứu vĩ đại của cô mà Liên nói là Liên biết trước.”

Theo lời chị Liên Ròm, chị đã “bày” cho nhiều người bạn khi làm bánh tráng chả giò là làm bằng nước dừa. Nhưng rất tiếc đó là những lời nói truyền tai nhau, không viết ra, không đăng tải trên mạng xã hội, và càng không thể đăng ký bản quyền như những phát minh khoa học khác.

Một người khác, cô Hạnh Huỳnh, ở Pennsylvania, kể với phóng viên Người Việt: “Em rất thích nấu ăn và được nhiều người giới thiệu xem kênh của Vành Khuyên. Em từng thần tượng và hâm mộ chị Vành Khuyên lắm, nhưng từ khi biết được sự thật những chuyện chị ấy làm thì em sụp đổ hoàn toàn và rất bức xúc.”

Theo lời cô Hạnh Huỳnh kể, cô từng xem video hướng dẫn của Vành Khuyên làm món thịt da giòn rụm để làm theo, nhưng kết quả là “cứng ngắc, nhai không nổi.”

Thực tế, không phải ai cũng thành công khi làm theo những video hướng dẫn nấu ăn trên Youtube. Theo lời của bà Rose, đó chính là cách hướng dẫn những “trick” mà chỉ có kinh nghiệm do người làm từng thất bại, rồi mày mò tìm hiểu mới biết được.

“Quan trọng là người đó có thật lòng muốn chỉ dẫn hay không và có biết cách chỉ dẫn không,” bà Rose nói.

Quan trọng là cách đối xử nhau thành thật

Sau khi kể rất nhiều những chuyện tưng tự từng xảy ra với mình và nhiều người khác, chị Liên Ròm cho rằng đối với chị, đó cũng không phải là chuyện đáng nói.

“Mình phải biết rằng, trên mạng xã hội, chia sẻ nhau công thức nấu ăn là chuyện bình thường. Chưa chắc cái mình chỉ người khác là bản quyền quyền của mình, vì mình cũng học được từ người khác, hoặc mỗi người một ít thành ra của mình. Cho nên, không thể nói đó là bản quyền của mình. Cái tôi và mọi người nói ở đây là sự thành thật, là cách đối xử với nhau,” chị Liên nói.

Một trong cách đối xử mà chị Liên Ròm muốn nói, đó là “tại sao lại ‘block’ người khác khi người ta góp ý với mình? Tại sao chặn những bài viết chia sẻ của người khác để làm sản phẩm của mình?”

Vành Khuyên Lê nói gì?

Trả lời câu hỏi của phóng viên nhật báo Người Việt về tiêu chuẩn nào để nói rằng những video dạy nấu ăn của Vành Khuyên là “ăn cắp sở hữu trí tuệ,” bà Rose giải thích: “Tất cả các món ăn đều có gia vị chuẩn, nhưng để ‘chuẩn vị’ thì sẽ có những chiêu thức, phương pháp như liều lượng thế nào, canh độ lửa ra sao, cho cái nào trước cái nào sau…rất nhiều không thể kể hết. Cơ bản của nấu ăn có ở mọi nơi, sách vở, internet…”

Bà khẳng định: “Do đó, chúng tôi không chỉ trích việc Vành Khuyên ăn cắp các kinh nghiệm, các ‘trick’ nấu nướng của mọi người để dùng làm của mình, mà chúng tôi lên án thủ đoạn ‘hợp thức hoá’ những công thức đó để kiếm tiền riêng, chà đạp niềm tin đam mê làm bếp của mọi người.”

“Chào quý anh/chị Tòa soạn Báo ShareNow Tiếng Việt

Hôm nay tôi đã nhận tin này từ quý anh/chị “Hi Vành Khuyên. Lại thêm một email gửi đến tòa soạn tố cáo những video dạy nấu ăn của VK là “ăn cắp công thức.” Mạng xã hội cũng tràn ngập những group “bóc phốt Vanh Khuyên.” Kênh YouTube Vành Khuyên rất nổi tiếng. Rất nhiều khán giả thích xem. Do đó chúng tôi muốn dùng truyền thông để chứng minh nếu Vành Khuyên không sai. Vì nếu cứ tiếp tục thế này, những email phát tán ra, không tốt cho kênh Youtube của Vành Khuyên, điều đó rất đáng buồn.”

Về vấn đề này tôi đã giao cho Luật sư của tôi tiến hành tất cả các thủ tục tố tụng cần thiết để truy tố những kẻ chủ mưu lập ra Nhóm Facebook này vì những hành động Phỉ báng của họ (đặt điều vu khống để hạ danh dự, uy tín của người khác) đối với tôi, buộc họ phải chịu trách nhiệm trước Facebook, trước Youtube cũng như trước Pháp luật.

Vì đang trong quá trình tố tụng, mong các anh chị giữ kín vụ việc.

Tôi xin cám ơn. Kính chúc quý anh chị và gia đình luôn được nhiều sức khỏe và an lành trong mùa Dịch bệnh!”

Phóng viên Người Việt tiếp tục liên lạc vào thẳng trang Facebook “Nấu ăn cùng Vành Khuyên Lê cho người mới bắt đầu và cho cả CHEF COOK” và kênh Youtube của Vành Khuyên Lê nhưng vẫn không nhận được hồi âm. Thay vào đó là một email có nội dung “Đề nghị Phóng viên chấm dứt hành động quấy rối trên Facebook và Kênh Youtube của tôi” được gửi vào toà soạn Người Việt, dưới tên Carole Lala.

Nhóm Bóc Phốt Vành Khuyên: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/

Trang Bếp Hương Việt Năm Châu: https://www.facebook.com/groups/2701045186628973/?epa=SEARCH_BOX

Nhóm Phốt Chim Vành Khuyên – Chuyên Ăn Cắp Công Thức: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/?epa=SEARCH_BOX

Thư tố cáo và bản kiến nghị: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/permalink/573339323339643/

***

Liên lạc tác giả: [email protected]