Cập nhật nội dung chi tiết về Vĩnh Biệt Vườn Địa Đàng mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những bữa cơm có thức ăn ngon hiếm dần. Bây giờ là tép rang, cá vụn kho, đậu rán. Rồi lạc rang mặn, muối vừng… Cả tuần lễ mới được bữa thịt lợn. Một buổi trưa nóng nực, Vĩ bỗng dưng nổi giận. Nó đổ bát cơm đang ăn vào thùng nuớc gạo rồi bỏ lên gác.
Bà Vĩnh bật khóc:
– Mẹ lạy con. Tôi lạy cả nhà. Tôi kiệt sức rồi. Mọi người cố chịu. Việc của con sắp xong rồi Vĩ ạ. Con thương mẹ. Chỉ tháng sau là con đi sang Niu… Niu Ê… Ê-đen-lân… – Bà nghẹn ngào lắp bắp nói trong nước mắt những câu tiếng Anh tên cái nơi Vĩ sẽ đến. Chẳng phải là Anh, Mỹ, Pháp, ý, Canađa, hay ít ra là Úc, những quốc gia quen thuộc mà bọn trẻ con cũng biết và nói tên dễ dàng. Đằng này lại Niu…Niu… Bà khóc to hơn như thấy nhục nhã. Ông Vĩnh nói khẽ, như lấy lòng một ai đó:
– Mình được thế này cũng còn hơn nhiều người.
– Ông im đi. – Bà vợ quát lên. – Ông được cái tích sự gì? Chỉ được mỗi việc…
Ông Vĩnh đứng lên định bỏ ra ngoài để không phải nghe một câu nhục mạ khiến ông có thể không kiềm chế nổi. Nhưng bà vợ đã lên gác.
Mọi người bỏ bữa cơm. Ông Vĩnh lại ngồi xuống ăn. Ông không đói nhưng vẫn ăn để nếm cái vị đắng của sự bần cùng. Ông bảo cái Hoàn:
– Con cứ cố ăn thật no. Đừng để ý gì cả. Con còn phải làm việc nhiều, ban đêm lại nâng giấc bà. Không ăn là ốm đấy.
– Chú cũng phải ăn để còn thức khuya, viết…
– Ừ, …nhưng chú thức viết những điều vô vị, vô nghĩa, vô ích – Ông định nói thêm, có kẻ ở nơi làm việc nói về ông: “Vĩnh văn vẻ vớ vẩn vô vị”.
*
Rồi việc du học của Vĩ cũng có kết quả. Vĩ sẽ theo học ở trường đại học Bách khoa mang tên James Hawkings thuộc khu đảo Bắc New Edenland. Họ đã gửi thông báo và các văn bản cần thiết sang.
Cả nhà tíu tít sắm sửa lo cho cuộc sống tự lập của Vĩ ở nơi đất khách. Bà Vĩnh đã bán quầy hàng ngoài chợ, chỗ ngồi để kiếm tiền nuôi cả nhà nhiều năm nay. Bà vay thêm, vay nợ lãi, cho đủ số tiền giao cho người ta. Ông Vĩnh cố gắng làm một việc gì có ích cho Vĩ. Để Vĩ có thì giờ đi sắm sửa đồ dùng, ông cặm cụi dịch bức thư tiếng Anh trong tập hồ sơ nhà trường Vĩ sắp học, gửi sang. Thư của người đại diện gia đình người Tân Êđen mà Vĩ sẽ đến trọ học. Theo cách của các trường nhận du học sinh ở Tân Êđen, trường Bách khoa James Hawkins (Giêm Hôkinhd) giới thiệu cho Vĩ một gia đình giúp ăn ở và đỡ đầu cho Vĩ, tức là nhà chứa trọ, gọi là home-stay. Khoản tiền ăn ở của Vĩ đặt trước phải chuyển cho gia đình đó.
Chủ gia đình ấy là một người đàn bà, ông Vĩnh đoán thế vì cái tên Emilia nghe dịu dàng dễ thương.
Bà Emilia viết rằng, bà sẽ lái xe ra tận sân bay đón Vĩ và đưa nó về một gia đình thân thiết như chính gia đình của Vĩ ở Việt Nam. ở đấy, Vĩ sẽ được chăm sóc chu đáo như ở bên cạnh mẹ đẻ. Phòng riêng của Vĩ đã được sửa soạn. Hàng ngày Vĩ sẽ giao tiếp với những người trong gia đình chủ nhà bằng thứ tiếng Anh chính xác nhất. Vĩ sẽ được ăn những món ăn hợp khẩu vị, ba bữa mỗi ngày. Chi phí mỗi tuần chỉ mất 180 NED [New Eden Dolla], tiền Tân Êđen, tương đương 2 triệu đồng Việt Nam, bằng hơn hai tháng luơng của ông Vĩnh.
Bà Vĩnh sây sẩm mặt mày khi được người ta dịch cho nghe bức thư đầy tình cảm này. Một trăm năm mươi triệu cho thủ tục và vé máy bay đến Tân Êđen. 500 triệu đồng tiền ăn, ở cho 5 năm học. Học phí mỗi tuần là 350 NED và các khoản tiền khác nữa. Chỉ còn trông vào khoản tiền làm thêm ngoài giờ học của Vĩ. Bà đưa thư cho chồng, và bảo:
– Ông lựa xin mẹ bán cái nhà này đi. Học xong, thằng Vĩ ở lại bên ấy đi làm, lương cao, sẽ có tiền làm nhà khác.
Ông Vĩnh im lặng nghĩ, chuyện ấy khó, để tính sau.
Ông phải viết bức thư cảm ơn kèm một món quà tặng để Vĩ ra mắt gia đình chủ nhà. Ông mua bức tượng Di Lặc bằng gỗ, một ông béo phệ, bụng to như đàn bà chửa, tay giơ bầu rượu lên trời, mồm toác ra nụ cười khoái lạc mãn nguyện. Có thể tán rằng, bụng ông Phật ấy chứa đầy nỗi hoan hỷ như một bào thai sống động. Và nỗi hoan hỷ ấy sẽ lớn theo thời gian như một nhục thể. Đặt bức tượng trên đầu giường ngủ, nỗi phiền muộn sẽ tiêu tan theo nụ cười của ông béo ngộ nghĩnh ấy.
Người ta sẽ quý mến Vĩ hơn khi đích thân bố nó gửi thư cám ơn và tin cậy ủy thác việc chăm sóc Vĩ cho họ.
Rồi mọi thủ tục cũng xong, chỉ còn chờ ngày Vĩ lên máy bay. Bà Vĩnh thở một hơi thật dài như trút được nỗi nhọc nhằn phiền toái phải đeo đẳng mấy tháng nay. Bây giờ còn món nợ khổng lồ, còn tiền gửi tiếp sang cho Vĩ khi đã tiêu hết khoản tiền ăn ở mới ứng trước sáu tháng đầu. Chưa biết sẽ phải trang trải bằng cách nào khi không còn quầy hàng ngoài chợ nữa. Bà Vĩnh nằm vật ra giường, như người chạy đến đích thì gục ngã vì kiệt sức.
Đêm qua, khi mở cái sắc vẫn đựng tiền, bà Vĩnh ngơ ngác. Cái sắc bà vẫn coi là cái túi màu nhiệm trong có nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa những phong bì dày mỏng khác nhau dùng cho những cuộc giao dịch, để qua các “cửa” Cái Vân bảo đó là túi “vừng” của mẹ, khi cần kíp, gọi “Vừng ơi mở cửa ra!” Số phong bì ấy trước kia nhiều, dùng hết từng đợt lại được tiếp thêm. Bây giờ chỉ còn mấy cái phong bì cuối cùng, đó là khoản tiền còn lại, là tiền ăn những ngày tới. Bao nhiêu là tiền đã tốn cho đứa con trai đi đến một nơi xa lạ mù mịt, mà rồi chẳng biết sẽ ra sao.
Buổi sáng cuối cùng ở nhà, Vĩ nằm lắng nghe tiếng chim hót trong mảnh vườn nhỏ. Như có một mối giao cảm giữa Vĩ và ông nội, cho dù ông đã chết. Vĩ thường như trải qua những trạng thái tâm lý của chính ông cụ Viễn. Vĩ từng nghĩ, có thể ông nội đã sống tiếp trong hình hài của nó.
Có tiếng chim hót. Tiếng hót của chào mào, sáo sậu, chim sẻ và cả loại chim sâu nhược tiểu với tiếng kêu lích tích nhọn hoắt. Tiếng chim gợi nhớ về những bãi cỏ xanh, những khu rừng vắng u tối của một miền đất nguyên sơ như bị bỏ quên giữa biển khơi, nơi có cô gái thổ dân Burao. Như ông nội trước kia, Vĩ lắng nghe. Trong hợp âm tuyệt diệu đó, Vĩ cũng thấy tiếng hót của sơn ca; loài chim cánh xám nhỏ xíu, sống cô độc ở những khóm lau nơi hoang vu, tiếng kêu như nức lên.
Vĩ tỉnh hẳn. Không nhìn qua cửa sổ nó cũng hình dung ra khu vườn quen thuộc. Cây si trồng trong chậu nhưng vẫn phát triển tự do, thân cao; tán lá dày xanh um, không có sự uốn tỉa công phu gì. Cây đinh lăng do chính Vĩ trồng đã rất lớn xanh tốt với những chòm lá hình dáng li ti tinh xảo. Lối đi rải sỏi cuội. Mấy mỏm đá giữa những mảng cỏ. Bể cảnh giữa vườn có khối đá trắng lớn hình trứng chim và một tảng đá dẹt như cái bánh dày nhô khỏi mặt nước. Không cần nhìn qua cửa sổ, Vĩ cũng hình dung ra lũ chim đang rỉa cánh bên bể nước cảnh và bay chuyền trong những tán lá hót sảng khoái. Ông nội cũng như một con chim hoang, nhởn nhơ rong chơi trên cõi đời này, cho đến khi bay sang một cõi khác chắc ông vẫn vô tư nhởn nhơ như thế.
Vĩ đến bên giường bà nội. Mấy hôm nay bà mệt nặng hơn. Mọi người bận rộn, như bỏ quên bà. Cái Hoàn vẫn cặm cụi làm phận sự của mình. Nó rất buồn vì sắp phải nghỉ việc, phải xa bà. Vĩ bảo mẹ cố giữ cái Hoàn để nó chăm bà, nói những chuyện tỷ mẩn với bà, cho bà đỡ buồn khổ. Mẹ không nói gì. Chính mẹ cũng muốn giữ cái Hoàn, nhưng không thể.
Đã đến giờ đi sân bay. Vĩ cúi xuống khẽ gọi:
Bà mếu máo khóc. Cô thôn nữ xinh đẹp loại nhất tổng, từng có hai anh chàng bảnh trai cùng phải lòng một lúc, bây giờ già nua xấu xí, thê thảm.
– Nhà ta tàn mạt rồi con ạ. Chắc ngôi nhà này cũng phải bán đi thôi. Con cố học cho nên người rồi về gây dựng lại cơ nghiệp họ Trần ở Thượng Trang. Bà còn chút này cho con… – Bà cụ lần lần sâu trong túi áo lót lấy ra chiếc nhẫn vàng đưa cho Vĩ. Đó là chút vốn liếng cuối cùng của cô con gái nhà cụ Bá Vượng khá giả nhất Hạ Trang ngày xưa. Bà đã để dành chiếc nhẫn để sau này thêm vào cho con cháu làm ma cho bà.
Vĩ ôm lấy bàn tay nhăn nhúm vàng héo của bà, khóc nức lên:
– Không bà cứ giữ lấy. Bà ơi, bà cố đợi con về…
– Con phải đeo chiếc nhẫn này vào. Như có bà luôn ở bên, phù hộ cho con.
Vĩ đành để yên cho bà nội đeo chiếc nhẫn hộ mệnh vào ngón tay nó. Cái Hoàn đứng gần đấy cũng ôm mặt khóc. Vĩ bảo nó:
– Hoàn ở nhà chịu khó giúp bà, anh đã nói với mẹ để em ở lại đây. Khi nào anh về, anh có quà cho em.
Con bé khóc thành tiếng. Nó rất muốn tặng Vĩ một thứ gì đó, nhưng cái kiếp đi ở như nó thì có gì. Giá như thời xưa, nó sẽ tặng Vĩ chiếc khăn tay tự khâu lấy.
Hoàn khóc vì cuộc chia lìa, vì thương bà cụ Viễn, vì tự thương cái thân phận mỏng manh của nó không được quyền lựa chọn điều gì. /.
B.V
Thông Tin Đại Lý Xe Honda Ở Vĩnh Phúc Mới Nhất
Thông Tin Đại Lý Xe Máy Honda Vĩnh Cát 1 Mới Nhất
Khám Phá Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh
Đến với vùng đất hùng vĩ Tây Nguyên, đến với tỉnh Gia Lai trong chuyến hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã, du khách ắt hẳn không thể bỏ qua điểm đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với các du khách mong muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng với cảnh quan tự nhiên phong phú đa dạng cũng như các nhà nghiên cứu khoa học.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập ngày 25/11/2002 theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.
Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài thực vật hạt trần.
Toàn cảnh vườn quốc gia Kon Ka Kinh được ngắm từ trên cao
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành chính của 5 xã: Đắk Roong, Kroong, Kron Pne, huyện K’Bang; Hà Đông, huyện Đắk Đoa; Ayun, huyện Mang Yang.
Kon Ka Kinh là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku với độ cao 1.748m so với mặt nước biển.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đắk Rông; phía Nam giáp xã Hà Ra và một phần xã Ayun; phía Đông giáp một phần xã Đắk Rông, xã Krông, xã Lơ Ku, huyện K’Bang; phía Tây giáp một phần xã Hà Đông.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có nhiều dãy núi có độ cao trung bình 1.200-1.500m, với địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Ngoài ra, Kon Ka Kinh còn nằm trong vùng phân thủy của hai con sông lớn là Sông Ba và sông Đắk Pne. Do địa hình núi cao, dốc nên hệ thống sông suối bắt nguồn từ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thường ngắn, hẹp, tốc độ dòng chảy lớn, có nhiều thác ghềnh.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.780ha vùng lõi và 118.598ha vùng đệm thuộc địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện Mang Yang, Đắk Đoa, K’Bang; trong đó 33.146ha đất có rừng, chiếm gần 80% diện tích.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh gồm các kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (11.837ha, chiếm 28,9%); rừng kín hỗn giao lá rộng – lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (1.253ha, chiếm 3,1%) – là kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam; rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (diện tích nhỏ); kiểu phụ thứ sinh nhân tác (rừng kín lá rộng thường xanh nghèo kiệt, rừng kín thường xanh phục hồi, rừng le, nứa, rừng trồng, đất trống, trảng cỏ…)
Với vị trí địa hình nói trên, hệ động thực vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rất phong phú.
Theo thống kê Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 687 loài thực vật có mạch thuộc 459 chi, 140 họ; 428 loài động vật, trong đó 42 loài thú, 130 loài chim (thuộc 11 bộ, 34 họ), 51 loài bò sát-lưỡng cư; 205 loài bướm thuộc 10 họ trong bộ cánh vây.
Nhiều loài động thực vật ở Kon Ka Kinh là loài đặc dụng (11 loài), loài quý hiếm (34 loài), loài có giá trị kinh tế (234 loài gỗ quý hiếm như pơmu, kim giao; 110 loài dược liệu; 38 loài làm cây cảnh; 85 loài làm thức ăn động vật).
Kon Ka Kinh có một hệ thực vật hội tụ của những luồng thực vật như Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam (bao gồm các loài cây thuộc họ đậu, dâu tằm, na, giẻ, thầu dầu và mộc lan…), Luồng thực vật thuộc khu hệ Vân Nam-Quý Châu và chân dãy núi Himalaya (bao gồm các loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần như thông nàng, hoàng đàn giả, kim giao, pơ mu…) Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaysia-Indonesia (bao gồm các loài cây thuộc họ dầu như chò chai, chò đen, chò chỉ, cẩm). Luồng thực vật Ấn Độ-Myanmar (bao gồm một số loài cây thuộc họ bàng như choại; họ tử vi như bằng lăng ổi…).
Bên cạnh đó, còn có một số loài đặc hữu như du moóc, hoa khế, bọ nẹt trung bộ, hoàng thảo vạch đỏ, trắc, thông đà lạt, xoay, gõ đỏ, lọng hiệp, song bột và một số loài quý hiếm khác được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Ở Kon Ka Kinh, hệ động vật rừng đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương bao gồm 5 loài thú lớn như (voọc vá chân xám, vượn má hung, hổ, mang Trường Sơn và mang lớn. 7 loài chim như (khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu kon ka kinh-loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thày chùa đít đỏ). 4 loài thuộc lớp bò sát ếch nhái (thằn lằn đuôi đỏ, thằn lằn buôn lưới, chàng Sapa, ếch gai sần).
Gia đình Chà vá chân xám. Ảnh: chúng tôi
Trong số trên, có nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gen và nghiên cứu khoa học được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới như hổ, voọc ngũ sắc, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, cầy tai trắng, gà lôi lông tía, giẻ cùi bụng vàng, các loại khướu, các loại kỳ đà, các loại rắn, cóc mày gai mí, cóc mắt chân dài…
Đặc biệt ở Kon Ka Kinh có 8 loài trong lớp thú ghi trong sách Đỏ của IUCN bao gồm 2 loài đang bị đe doạ ở cấp E (Endangered), 4 loài bị đe doạ ở cấp V (Vulnerable), 1 loài gần bị đe doạ Nr (Near-Threatened) và 1 loài ở cấp DD (Data Deficien); có 7 loài trong lớp thú ghi trong sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 3 loài đang bị đe dọa ở cấp E, 4 loài ở cấp V và có 4 loài thú đặc hữu cho Đông Dương là vượn má hung, voọc vá chân xám, hổ, mang Trường Sơn; 8 loài bướm mới cho khoa học và 6 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ bướm Việt Nam.
Ngoài sự phong phú và đa dạng về tài nguyên, Kon Ka Kinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông lớn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Hơn thế nữa, Kon Ka Kinh còn có tiềm năng cho việc phát triển du lịch sinh thái.
Đến với Kon Ka Kinh là đến với bản làng của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Ba Na hiện vẫn được lưu giữ như thủa sơ khai.
Sức hấp dẫn, lôi cuốn của khu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn nằm ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc, thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất có độ cao khoảng 40m.
Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước này làm không khí lúc nào cũng mát mẻ. Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn: những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao ào ào tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng gầm của thú rừng hoang dã xen lẫn tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của loài chim…
Do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao chia cắt với mây mù bao phủ quanh năm tạo nên một Kon Ka Kinh hùng vĩ và thơ mộng.
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành và dễ chịu, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là nơi lý tưởng cho nghỉ ngơi, an dưỡng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vĩnh Biệt Vườn Địa Đàng trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!